Cuộc đua chế tạo thế giới vũ khí siêu vượt âm

Các cường quốc quân sự thế giới đang tiến hành chạy đua chế tạo vũ khí siêu vượt âm. Đây là loại vũ khí có tốc độ triển
1370707081_vu-khi-sieu-vuot-am-200.jpg




khai khủng khiếp và gần như không thể bị đánh chặn ở thời điểm hiện tại
Mỹ: “Cánh én nhỏ” báo hiệu kỷ nguyên mới
Đầu tháng 5/2013, Mỹ đã thử thành công phương tiện bay X-51A đánh dấu bước tiến mới trong quá trình chinh phục tốc độ của vũ khí hàng không của nước này.
Trong quá trình bay kéo dài 6 phút, X-51A Waverider đã đạt tốc độ 5,1M (6.100 km/h). Tên lửa đã tự hủy sau khi bay được 426 km. Đây là chuyến bay dài nhất trong số các chuyến bay đã tiến hành trước đây và dài nhất trong lịch sử tên lửa siêu vượt âm. Giới quân sự Mỹ đánh giá vụ thử nghiệm “thành công hoàn toàn”.
1370706829-vu-khi-sieu-vuot-am-1.jpg
1370706829-vu-khi-sieu-vuot-am-2.jpg
1370706829-vu-khi-sieu-vuot-am-3.jpg
1370706829-vu-khi-sieu-vuot-am-4.jpg
Phương tiện bay siêu vượt âm X-51A
Х-51А với khung thân làm bằng hợp kim titan và hợp kim nhôm (phần chót mũi làm bằng volfram), được phủ một lớp chống nhiệt tan mòn. Phương tiện bay này có trọng lượng phóng 1.100 kg, trọng lượng phần chiến đấu 110 kg, tầm bắn đến 1.200 km, tốc độ bay tối đa trên 2.400m/giây ở độ cao 27-30 km.
X-51A được thiết kế để bay với tốc độ Mach 6 hoặc hơn, gấp 6 lần tốc độ âm thanh và đủ nhanh để có thể bay từ New York sang London trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Dự kiến, tên lửa Х-51А có thể được nhận vào trang bị sau năm 2015.
Giới chức quân sự Mỹ hy vọng có thể phát triển tên lửa hành trình tốc độ cao dựa trên chương trình này. Nếu thành công, phương tiện quân sự đạt được tốc độ siêu vượt âm sẽ trở thành vũ khí bất khả xâm phạm. Hiện nay, hầu như chưa có hệ thống vũ khí đánh chặn nào có thể ngăn cản các đòn tấn công bằng vũ khí siêu vượt âm.
Thành công của vụ thử X-51A vừa qua xóa tan đám mây u ám bao trùm lên các lần thất bại trước đây của dự án. Trong 3 vụ thử trước đó, chỉ có vụ thử thứ nhất vào năm 2010 là “thành công 95%” khi tên lửa duy trì được tốc độ Mach 5 trong vòng 3 phút, nhưng trong khi bay đã phát hiện sự không ổn định của tên lửa.
1370706829-vu-khi-sieu-vuot-am-5.jpg
So sánh tốc độ X-51A với máy bay Boeing 747 và máy bay siêu âm Concorde
Năm 2004, một phương tiện bay có tên X-43 của NASA đã đạt tốc độ Mach 9,6. Tuy nhiên, X-43 chỉ bay được vài giây.
Không chỉ vậy, thành công của X-51A còn đưa tới hy vọng cho các dự án vũ khí thuộc khái niệm “đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ gồm vũ khí siêu thanh tiên tiến (Advanced Hypersonic Weapon – AHW), Falcon HTV-2 (Hypersonic Test Vehicle) … Thậm chí, HTV-2 được thiết kế để đạt tốc độ siêu kinh khủng Mach 20. Các dự án này cũng trải qua một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm với nhiều thất bại hơn thành công.
Tuy nhiên, nếu được đưa vào thực tế, các vũ khí này sẽ hết sức nguy hiểm, vì người Mỹ có thể triển khai đòn tấn công nhanh cấp chiến lược và chiến thuật ở bất kỳ nơi nào trên trái đất trong vòng chưa đến một giờ. Ví dụ như, hành động đáp trả một vụ tấn công như vụ tấn công khủng bố ngày 11.9.2001 hay tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden sẽ trở nên cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.
1370706828-vu-khi-sieu-vuot-am-6.jpg
Hình ảnh đồ họa của HTV-2 khi tách ra khỏi phương tiện mang
Nếu như, các tên lửa đạn đạo bị đối phương theo dõi một cách chặt chẽ từ khi phóng trên mặt đất tới lúc bay lên khí quyển (có thể bị đánh chặn) trước khi ra đòn tấn công, thì các phương tiện bay tốc độ siêu vượt âm có thể ung dung trực chiến từ trên không rất lâu và sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh tấn công một cách nhanh chóng. Do đó, sức mạnh răn đe sẽ to lớn hơn.
Châu Âu và tham vọng vũ khí siêu vượt âm
Tuy nhiên, nói như trên không phải chỉ có Nga và Mỹ là hai “vận động viên” trong cuộc đua làm chủ công nghệ chế tạo phương tiện siêu vượt âm. Với nền tảng kinh tế và khoa học công nghệ đáng kể, các quốc gia châu Âu cũng bắt tay nghiên cứu lĩnh vực này. Bằng chứng là phương tiện bay siêu vượt âm LEA đang được Tập đoàn quốc phòng MBDA (châu Âu) và Cơ quan nghiên cứu Onera (Pháp) phát triển.
Các thử nghiệm đầu tiên đối với khung thân LEA tiến hành ở Pháp đã hoàn tất trước tháng 10.2012. Các thử nghiệm trong ống thổi khí động ở thành phố Modane (Pháp) cho thấy, LEA đã sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên ở tốc độ Mach 6.
LEA có chiều dài 4,2m, trọng lượng gần 5,6 tấn. Nó sẽ lắp thêm tầng khởi tốc được chế tạo dựa trên tên lửa chống hạm Kh-22 của Nga (chiều dài LEA tăng lên 12m).
Khi thử nghiệm, phương tiện mang LEA (dự kiến là máy bay Tu-22M3 của Nga) sẽ bay ở tốc độ Mach 1,7 và thả LEA ở trần bay 13.000m. Bước đầu, tầng khởi tốc kích hoạt và nhanh chóng đưa LEA lên tốc độ Mach 4. Trong vòng 20-30 giây, động cơ phản lực - không khí dòng thẳng của LEA đưa nó đạt tốc độ Mach 8. Nếu tốt đẹp, LEA sẽ bay 40km ở chế độ tự hoạt cho đến khi hết nhiên liệu.

Theo Minh Châu (Dân Việt)
 

Thống kê

Chủ đề
102,076
Bài viết
469,626
Thành viên
340,358
Thành viên mới nhất
aelamgiaudduee
Top