Đúng 9 giờ 6 phút sáng nay (21/7), vệ tinh tự chế đầu tiên của Việt Nam F-1 đã được phóng lên vũ trụ từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima (Nhật Bản). Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành khoa học vụ trụ Việt Nam.
F-1 là vệ tinh tự chế đầu tiên của Việt Nam, có kích thước 10x10x10 cm và nặng 1kg. Vệ tinh do nhóm FSpace (Viện Nghiên cứu Công nghệ, Đại học FPT) bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008 với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển mặt đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của Trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.
Cùng chuyến đi lên Trạm Vũ trụ quốc tế lần này với F-1 còn có 4 vệ tinh nhỏ khác của Nhật Bản và Mỹ gồm RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat. Đến 9 giờ 21 phút, tàu HTV-3 mang theo 4 vệ tinh nói trên đã được phóng thành công lên vũ trụ.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT cho hay, vệ tinh F-1 mới mang tính chất thử nghiệm. Tuy nhiên, đây là bước đánh dấu quan trọng của ngành khoa học Việt Nam, làm nền tảng cho các bước phát triển khoa học tiếp theo và là cơ sở để FPT tiếp tục triển khai các dự án tiếp theo, hướng tới ứng dụng vào thực tiễn. Theo tính toán, vệ tinh này có thể làm nhiệm vụ trong không gian từ 100-250 ngày.
Ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng nghiên cứu không gian Fspace (Viện nghiên cứu Đại học FPT) cho biết, tổng giá trị cho việc nghiên cứu vệ tinh F-1 trong vòng 4 năm qua với khoản kinh phí dưới 4 tỷ đồng.
Đánh giá về thành công của F-1, Phó giáo sư Hugo Nguyễn (Đại học Uppsala, Thụy Điển) bày tỏ sự khâm phục và tự hào vì đây là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, do nhóm nghiên cứu trẻ thực hiện.
Ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ ở Việt Nam đang có tốc độ phát triển mạnh. Trong báo cáo tổng kết 5 năm thành lập Viện Công nghệ vũ trụ, tiến sĩ Doãn Minh Chung, Viện trưởng Công nghệ vũ trụ (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cho biết, định hướng hoạt động của Viện đến năm 2020 sẽ làm chủ công nghệ nhỏ quan sát trái đất, khai thác các dịch vụ gia tăng về ứng dụng dữ liệu vệ tinh; đưa ứng dụng công nghệ vào phục vụ rộng rãi và thường xuyên các nhu cầu kinh tế - xã hội trong sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng,… đạt tầm cỡ trung bình khá khu vực
Mới đây, vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam đã được thuê phóng thành công lên quỹ đạo. Dự án do tập đoàn Bưu chính Viễn thông làm chủ đầu tư và vận hành.
F-1 là vệ tinh tự chế đầu tiên của Việt Nam, có kích thước 10x10x10 cm và nặng 1kg. Vệ tinh do nhóm FSpace (Viện Nghiên cứu Công nghệ, Đại học FPT) bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008 với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển mặt đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của Trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.
Cùng chuyến đi lên Trạm Vũ trụ quốc tế lần này với F-1 còn có 4 vệ tinh nhỏ khác của Nhật Bản và Mỹ gồm RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat. Đến 9 giờ 21 phút, tàu HTV-3 mang theo 4 vệ tinh nói trên đã được phóng thành công lên vũ trụ.
Các vệ tinh được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy HII-B.(Ảnh đồ họa FSpase)
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT cho hay, vệ tinh F-1 mới mang tính chất thử nghiệm. Tuy nhiên, đây là bước đánh dấu quan trọng của ngành khoa học Việt Nam, làm nền tảng cho các bước phát triển khoa học tiếp theo và là cơ sở để FPT tiếp tục triển khai các dự án tiếp theo, hướng tới ứng dụng vào thực tiễn. Theo tính toán, vệ tinh này có thể làm nhiệm vụ trong không gian từ 100-250 ngày.
Ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng nghiên cứu không gian Fspace (Viện nghiên cứu Đại học FPT) cho biết, tổng giá trị cho việc nghiên cứu vệ tinh F-1 trong vòng 4 năm qua với khoản kinh phí dưới 4 tỷ đồng.
Đánh giá về thành công của F-1, Phó giáo sư Hugo Nguyễn (Đại học Uppsala, Thụy Điển) bày tỏ sự khâm phục và tự hào vì đây là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, do nhóm nghiên cứu trẻ thực hiện.
Ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ ở Việt Nam đang có tốc độ phát triển mạnh. Trong báo cáo tổng kết 5 năm thành lập Viện Công nghệ vũ trụ, tiến sĩ Doãn Minh Chung, Viện trưởng Công nghệ vũ trụ (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cho biết, định hướng hoạt động của Viện đến năm 2020 sẽ làm chủ công nghệ nhỏ quan sát trái đất, khai thác các dịch vụ gia tăng về ứng dụng dữ liệu vệ tinh; đưa ứng dụng công nghệ vào phục vụ rộng rãi và thường xuyên các nhu cầu kinh tế - xã hội trong sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng,… đạt tầm cỡ trung bình khá khu vực
Mới đây, vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam đã được thuê phóng thành công lên quỹ đạo. Dự án do tập đoàn Bưu chính Viễn thông làm chủ đầu tư và vận hành.
(Nguồn: dantri)