Vườn nhãn cổ trên trăm tuổi ở Bạc Liêu
Tại Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ đến nay đã trên trăm tuổi. Đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, là niềm tự hào của người dân địa phương và còn là điểm thu hút khách phương xa đến tham quan. Vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng khoảng 230ha, chạy dài trên 1km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Theo lời kể của những người dân nơi đây, vườn nhãn Bạc Liêu đã đuợc trồng trên trăm năm trước. Ngày trước vùng này là đất giồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đây là loại đất có độ thoát thủy tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày... được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu.
Theo truyền thuyết, ông Trương Hưng là người đầu tiên mang 2 giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt. Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng. Thế là nhiều người nhân rộng diện tích nhãn Su-bíc.
Từ Hiệp Thành qua Vĩnh Trạch Đông nơi nào có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Chưa hết, người dân xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thấy giống nhãn này thơm ngon, nên cũng qua tìm giống mang về Vĩnh Châu trồng thử. Tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành (quê hương xứ nhãn) có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (hậu duệ đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng đến 3ha, lớn nhất ở Hiệp Thành. Khu vườn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ đã trên trăm năm. Tại đây có một cây nhãn do cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to 2 người ôm không xuể.
Những cành nhãn trĩu quả
Ông Trương Kiết xem cây nhãn này như là báu vật của ông bà để lại, hàng ngày ra vào chăm sóc chu đáo. Trước đây, cả khu vực trồng nhãn không có nước tưới, bởi phía trước là biển còn sau lưng là đất giồng cát. Cây nhãn phải sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt và ra hoa kết trái sum suê, hàng năm cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và sau 4 tháng bắt đầu thu hoạch, mỗi năm chỉ có duy nhất 1 vụ.
Trên thực tế mấy năm gần đây, khoảng 15 hộ ở Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông đã tự thiết kế lại vườn nhãn cổ, mở điểm du lịch. Tại đây, vườn nhãn cao, thoáng mát và diện tích rộng thích hợp làm nơi cắm trại, dã ngoại, nghỉ ngơi... nhất là du khách ở các tỉnh xa thường đến vào mùa hè để thưởng thức nhãn cổ Bạc Liêu chín rộ.
Theo ông Huỳnh Quốc Dân - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu, mục tiêu chính của dự án là quyết tâm bảo tồn và phát triển vườn nhãn cổ gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer cùng sinh sống tại vườn nhãn và xem đây là nét đặc thù riêng của khu du lịch. Theo dự án này, ngành nông nghiệp sẽ tiến hành qui hoạch lại khu vườn nhãn cổ, có thể loại bỏ một số cây già cỗi bị nhiễm bệnh, cho năng suất thấp, thay thế vào đó là các loại nhãn khác hoặc xen canh cùng xoài, sa pô, mãng cầu, cam, bưởi... và bố trí thêm cây cảnh, hoa kiểng tạo cảnh quan đẹp hơn.
Về lâu dài, tại đây sẽ là nơi tổ chức các hội thi cây cảnh, cá cảnh, chim thú... vừa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân, vừa thu hút khách tham quan đến nhiều hơn. Đặc biệt, khu du lịch vườn nhãn còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống. Tại đây sẽ xây dựng nhà trưng bày những hình ảnh, hiện vật tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) từ ngày đầu về cư ngụ đến nay. Riêng các vườn nhãn sẽ xây dựng thêm nhà lá khung gỗ của người Kinh, nhà ngói ba gian của người Hoa, nhà sàn mái cong của người Khmer, vừa là nhà mẫu truyền thống của dân tộc vừa là nơi phục vụ du khách nghỉ ngơi. Ngoài ra, du khách còn được nghe đàn ca tài tử, nghe người Bạc Liêu hát bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Các món ăn đặc thù và những lễ hội văn hóa cổ truyền của 3 dân tộc sẽ được tổ chức thường xuyên tại khu du lịch vườn nhãn…
Tại Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ đến nay đã trên trăm tuổi. Đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, là niềm tự hào của người dân địa phương và còn là điểm thu hút khách phương xa đến tham quan. Vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng khoảng 230ha, chạy dài trên 1km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Theo lời kể của những người dân nơi đây, vườn nhãn Bạc Liêu đã đuợc trồng trên trăm năm trước. Ngày trước vùng này là đất giồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đây là loại đất có độ thoát thủy tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày... được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu.
Theo truyền thuyết, ông Trương Hưng là người đầu tiên mang 2 giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt. Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng. Thế là nhiều người nhân rộng diện tích nhãn Su-bíc.
Từ Hiệp Thành qua Vĩnh Trạch Đông nơi nào có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Chưa hết, người dân xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thấy giống nhãn này thơm ngon, nên cũng qua tìm giống mang về Vĩnh Châu trồng thử. Tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành (quê hương xứ nhãn) có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (hậu duệ đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng đến 3ha, lớn nhất ở Hiệp Thành. Khu vườn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ đã trên trăm năm. Tại đây có một cây nhãn do cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to 2 người ôm không xuể.
Những cành nhãn trĩu quả
Ông Trương Kiết xem cây nhãn này như là báu vật của ông bà để lại, hàng ngày ra vào chăm sóc chu đáo. Trước đây, cả khu vực trồng nhãn không có nước tưới, bởi phía trước là biển còn sau lưng là đất giồng cát. Cây nhãn phải sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt và ra hoa kết trái sum suê, hàng năm cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và sau 4 tháng bắt đầu thu hoạch, mỗi năm chỉ có duy nhất 1 vụ.
Trên thực tế mấy năm gần đây, khoảng 15 hộ ở Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông đã tự thiết kế lại vườn nhãn cổ, mở điểm du lịch. Tại đây, vườn nhãn cao, thoáng mát và diện tích rộng thích hợp làm nơi cắm trại, dã ngoại, nghỉ ngơi... nhất là du khách ở các tỉnh xa thường đến vào mùa hè để thưởng thức nhãn cổ Bạc Liêu chín rộ.
Theo ông Huỳnh Quốc Dân - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu, mục tiêu chính của dự án là quyết tâm bảo tồn và phát triển vườn nhãn cổ gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer cùng sinh sống tại vườn nhãn và xem đây là nét đặc thù riêng của khu du lịch. Theo dự án này, ngành nông nghiệp sẽ tiến hành qui hoạch lại khu vườn nhãn cổ, có thể loại bỏ một số cây già cỗi bị nhiễm bệnh, cho năng suất thấp, thay thế vào đó là các loại nhãn khác hoặc xen canh cùng xoài, sa pô, mãng cầu, cam, bưởi... và bố trí thêm cây cảnh, hoa kiểng tạo cảnh quan đẹp hơn.
Về lâu dài, tại đây sẽ là nơi tổ chức các hội thi cây cảnh, cá cảnh, chim thú... vừa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân, vừa thu hút khách tham quan đến nhiều hơn. Đặc biệt, khu du lịch vườn nhãn còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống. Tại đây sẽ xây dựng nhà trưng bày những hình ảnh, hiện vật tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) từ ngày đầu về cư ngụ đến nay. Riêng các vườn nhãn sẽ xây dựng thêm nhà lá khung gỗ của người Kinh, nhà ngói ba gian của người Hoa, nhà sàn mái cong của người Khmer, vừa là nhà mẫu truyền thống của dân tộc vừa là nơi phục vụ du khách nghỉ ngơi. Ngoài ra, du khách còn được nghe đàn ca tài tử, nghe người Bạc Liêu hát bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Các món ăn đặc thù và những lễ hội văn hóa cổ truyền của 3 dân tộc sẽ được tổ chức thường xuyên tại khu du lịch vườn nhãn…