Dân ca Nghệ Tĩnh những giá trị về tinh thần

Người dân xứ Nghệ bao đời nay tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Núi Hồng, Sông La, được tắm mình trong những câu hò, điệu ví mượt mà sâu lắng, thắm đượm tình người.

Cố nhà thơ Xuân Hoài - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh đã viết: “ Trong kho tàng đồ sộ các di sản văn hóa đất Hồng Lam, dân ca Nghệ Tĩnh chiếm một vị trí quan trọng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân ca Nghệ Tĩnh đã tồn tại và gắn bó với người dân xứ Nghệ như máu thịt, trở thành nét đẹp của đời sống tinh thần đậm đà bản sắc một vùng quê. Có thể nói đối với xứ Nghệ, dân ca đã làm cho lịch sử thêm tươi xanh và ngược lạicuộc đấu tranh sinh tồn của quê hương đã làm giàu thêm chất liệu và sức sống lâu bền của dân ca, đặc biệt là sự phong phú đến kỳ lạ của ca từ”…


Dân ca xứ Nghệ đã trở thành một bầu sữa nuôi lớn những tâm hồn của người dân xứ Nghệ.


Đặc điểm xuất xứ của Âm nhạc cổ truyền Nghệ Tĩnh là hình thành từ lao động sản xuất nhưng lại được phát triển về chiều sâu bởi nhờ trí tuệ uyên thâm của các đồ nho, khiến cho người nghe cảm nhận được rằng dân ca Nghệ Tĩnh lắng đọng và sâu đằm.
Người dân xứ Nghệ dùng câu hát để thể hiện tâm tình, mượn câu hát để nói lên những tâm tư, tình cảm còn chất chứa trong lòng mà lời nói đôi khi không làm được. Đó là lời chào trong những lần gặp gỡ, hội hè:
“Đến đây đông thật là đông
Chào bên nam thì mất lòng bên nữ
Chào quân tử thì sợ dạ thuyền quyên
Cho tui chào chung một tiếng
Kẻo chào riêng bạn cười”
Là lời ướm hỏi, ngỏ lòng của những đôi trai gái muốn kết duyên chồng vợ:
“Thiếp gặp chàng như Lan gặp chậu
Chàng gặp thiếp như Hạc đậu lưng quy
Dặn chàng hai chữ như ri:
Nơi mô giàu sang chớ mộ, dẫu có lâm nguy thiếp vẫn chờ”
Trong lao động sản xuất, người dân xứ Nghệ dùng câu hát để quên đi vất vả, mệt nhọc, động viên tinh thần vượt qua những khó khăn, trở ngại để lao động hiệu quả, năng suất. Đó là những câu hò khi cưa gỗ, kéo lưới, treo núi, vượt đèo:
“Hò .. ơ… hò Trèo non mới biết non cao
Có xây cờ đọc lập mới biết công lao cụ Hồ
Là dô … hò là hò dô hò”.
Những câu hát gần gũi mà quen thuộc như thế đã lưu truyền trong dân gian từ địa phương này sang địa phương khác, truyền tụng từ đời này sang đời khác và trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần, một tài sản vô giá của miền quê xứ Nghệ.
 

Thống kê

Chủ đề
102,076
Bài viết
469,626
Thành viên
340,359
Thành viên mới nhất
Nguyễn Văn Triển
Top