Trong thời bão giá, nhiều bạn sinh viên “sáng tạo” ra hàng trăm cách hay ho để tiết kiệm tiền ăn.
Ông bà ta xưa thường nói: “Có thực mới vực được đạo”. Dù bạn là ai, làm nghề gì cũng cần phải ăn cho no đủ, đảm bảo chất lượng mới có sức khỏe để học tập, lao động đạt hiệu quả. Thế nhưng, đối với sinh viên thì không phải lúc nào cũng được ăn uống đủ chất, đảm bảo tiêu chí “ngon, bổ, rẻ, hợp vệ sinh” do tình hình giá cả leo thang như hiện nay.
Muôn vàn kiểu tiết kiệm
Trong thời bão giá, nhiều bạn sinh viên “sáng tạo” ra hàng trăm cách hay ho để tiết kiệm tiền ăn. B. Nguyên (SV ĐH Tự nhiên TP.HCM) cho biết: Nhà mình ở Thái Bình, bố mẹ làm nông nên vất vả lắm mới gửi cho mình được 1.500 ngàn/tháng, trong đó mất gần 500 ngàn tiền nhà, khoảng 300 ngàn tiền sách vở, xe buýt, các phí sinh hoạt khác.
Tính ra tiền ăn còn lại của mình chỉ còn tầm hơn 600 ngàn. Mình mới học năm nhất nên cũng không đi làm thêm gì nhiều, thỉnh thoảng rảnh rỗi đi phục vụ nhà hàng tiệc cưới để kiếm thêm thu nhập, còn hàng ngày mình toàn ăn cơm với rau muống chấm nước tương không à! Vì rau muống là thứ rau rẻ nhất”.
Buổi sáng tới trường, tôi hỏi L.Giang (SV trường KHXH&NV TP.HCM): “Giang ăn sáng chưa?”, Giang ngậm ngùi “Tiền đâu mà ăn hả nhỏ? Mua ổ bánh mì 8 ngàn, xôi cũng 5 ngàn nên mình nhịn bữa sáng lâu rồi. Hơi đói một chút để trưa ăn bù”.
Đa số sinh viên đều là dân tỉnh đến thành phố trọ học nên tiền phòng trọ chiếm khoản phí lớn nhất trong phần “lương” sinh viên nhận từ gia đình. Nhưng sống ở thành phố lớn như Sài Gòn thì việc chi tiêu cũng phải “cân, đo, đong, đếm” kỹ lưỡng để tránh khỏi tình trạng “đầu tuần ăn uống no căng, cuối tuần hết nhẵn trơ răng cả ngày”.
Còn với một số sinh viên, ăn chay là giải pháp hữu hiệu nhất để đỡ tốn tiền. M. Lan (SV trường ĐH Công nghiệp) chia sẻ: “Nhà mình không theo đạo Phật nên không nhất thiết phải ăn chay, tuy nhiên bây giờ cái gì cũng đắt đỏ, thịt lên 11 ngàn/ lạng, cá khô cũng tăng vọt từ 6 ngàn cách đây 3 tháng lên tới 9 ngàn/lạng.
Rau quả cũng đâu có rẻ, mớ rau muống giờ 3 ngàn rồi, 2 mớ rau đay mất đứt 6 ngàn. Thế nên tốt nhất là ăn chay, tuy thức ăn không được “mặn mà” như thịt, cá…nhưng được cái thanh lọc cơ thể” - vừa nói Lan vừa cười. Còn N. Mai (SV trường CĐ Kinh tế đối ngoại) thì việc ăn chay không những tiết kiệm tiền bạc mà còn rất có lợi để giữ dáng, Mai khoe “mình giảm được hai ký trong vòng 2 tháng nhờ ăn chay.
Ban đầu mới tập ăn cũng khó nuốt lắm. Sau thấy ăn chay cũng tốt nên ngày nào cũng dưa leo, đậu hũ, trái cây…Giờ quen rồi, nên tự dưng không thèm thịt, cá nữa”. Không như Lan, Mai ăn chay trường, N. Hoa (SV Đại học ngân hàng) chỉ có thể thỉnh thoảng ăn chay, Hoa sắp lịch cứ 3 ngày ăn mặn xen giữa 3 ngày ăn chay, Theo Hoa “ăn rau củ hoài chắc chết, mình ăn không nổi, tiết kiệm thì tiết kiệm chứ như vậy nhanh xỉu lắm”.
Không nhịn, cũng chẳng ăn chay, B. Long (SV trường CĐ phát thanh truyền hình II) có cách ăn hơi lạ đời: Sáng mình ăn sáng lúc 10 giờ, thường ăn xôi cho chắc bụng, trưa mình nhịn và tới chiều nấu nồi cơm to “chiến đấu” với mấy con cá khô hoặc tép rang mặn. Nhìn cảnh Long ăn năm chén cơm liên tục với vài con cá khô và bát canh mùng tơi mà không khỏi đắng lòng. Không biết Long có thể chịu được bao lâu với kiểu ăn như thế.
Nếu như ở làng Đại Học Thủ Đức, một dĩa cơm bình dân có giá 12- 15 ngàn, thì trên quận 1, quận 3 thường phải 18-20 ngàn; đó là số tiền quá cao so với sinh viên nghèo. Bạn N. Nga (trường KHXH&NV TP.HCM) cho biết: “Năm 1, 2 mình học Thủ Đức, buổi trưa về còn tranh thủ nấu cơm. Giờ học ở quận 1 (cơ sở Đinh Tiên Hoàng) nên thường ăn bánh mì, miến xào cho rẻ. Vào căn tin trường với tụi mình là thứ xa xỉ, bởi cơm ở đây đắt quá, giá lên 17-20 ngàn rồi, không dám ăn...”
Sức khỏe ra sao?
Tiết kiệm là một đức tính tốt, thế nhưng tiết kiệm chi tiêu, dè sẻn chuyện ăn uống rất ảnh hưởng tới sức khỏe sinh viên. Hơn nữa,tuổi sinh viên là giai đoạn cần chăm lo cho bữa ăn hằng ngày nhất vì trong thời gian học tập, lao động trí óc, ta đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Bạn M. Lan một thời gian ăn chay cơ thể cũng gầy mòn vì không đủ chất, vả lại những món chay của Lan chủ yếu là rau xào, rau luộc mà không có trái cây, sữa uống bồi bổ nên có lần ngồi trong lớp Lan bị xỉu đi. Từ đó Lan không dám ăn chay kiểu đấy nữa. Không chỉ riêng Lan, nhiều sinh viên tìm cách tiết kiệm nhưng càng tiết kiệm thì cơ thể lại càng suy nhược.
Nguy hiểm hơn, hiện nay một số quán ăn kinh doanh chỉ biết đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà quên mất việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng dẫn đến hiện tượng sinh viên bị đau bao tử, ăn phải đồ ôi, thiu và nhất là xảy ra việc ngộ độc thức ăn.
Báo chí, truyền hình đã lên tiếng rất nhiều về các quán ăn không đảm bảo vệ sinh nhưng tình trạng này vẫn không mấy cải thiện.
Chính vì thế, sinh viên nên mua đồ về nấu sẽ đảm bảo hơn.
Giải pháp cho sinh viên
“Ăn đầy đủ 3 bữa, không nhịn ăn, không chay tịnh” là phương châm của 3 bạn SV trường ĐH Sài Gòn. Theo bạn K. Ly “tụi mình “góp gạo thổi cơm chung” với 2 bạn phòng bên đã hơn 3 tháng nay, tổng cộng là 5 người nên mua đồ ăn cũng rẻ. Tự mình nấu nướng sẽ đảm bảo và ăn ngon miệng hơn. Hôm phân công đứa này đi chợ, đứa kia nấu cơm, rửa chén…vừa vui lại vừa học được cách chi tiêu tiền bạc nữa, thích lắm. Bão giá thì mặc bão giá, chủ yếu mình phải tự biết cách xoay xở thôi”.
Riêng V. Anh (SV trường ĐH Hồng Bàng) thì việc đem cơm trưa tới trường ăn là tốt nhất khi căn tin đồ ăn quá mắc. “Ban đầu phải dậy sớm nấu cơm mình thấy cũng cực lắm, nhưng sau đó khi dậy sớm được lại thấy vui. Đem đồ ăn tới lớp, thỉnh thoảng các bạn chạy tới ăn chung vài miếng, trò chuyện rôm rả nên bữa cơm của mình náo nhiệt hẳn. Thấy mình đem cơm, vài ngày sau các bạn cũng làm cơm tới dùng chung, nhìn chẳng khác nào người một nhà”.
Đành rằng lạm phát tăng kéo theo giá cả tăng là sự khó khăn đối với sinh viên, nhưng nhiều bạn đã cũng rất cố gắng xoay xở để cải thiện bữa ăn của mình và “sống chung cùng bão giá”. Tuy nhiên, nếu có thể nhận được một phần sự hỗ trợ từ Nhà trường, Hội Thanh niên - Sinh viên…thì bữa ăn của nhiều sinh viên sẽ không phải chịu cảnh “ăn hôm nay, nhịn bữa ngày mai”.
Theo Mực Tím
Muôn vàn kiểu tiết kiệm
Trong thời bão giá, nhiều bạn sinh viên “sáng tạo” ra hàng trăm cách hay ho để tiết kiệm tiền ăn. B. Nguyên (SV ĐH Tự nhiên TP.HCM) cho biết: Nhà mình ở Thái Bình, bố mẹ làm nông nên vất vả lắm mới gửi cho mình được 1.500 ngàn/tháng, trong đó mất gần 500 ngàn tiền nhà, khoảng 300 ngàn tiền sách vở, xe buýt, các phí sinh hoạt khác.
Tính ra tiền ăn còn lại của mình chỉ còn tầm hơn 600 ngàn. Mình mới học năm nhất nên cũng không đi làm thêm gì nhiều, thỉnh thoảng rảnh rỗi đi phục vụ nhà hàng tiệc cưới để kiếm thêm thu nhập, còn hàng ngày mình toàn ăn cơm với rau muống chấm nước tương không à! Vì rau muống là thứ rau rẻ nhất”.
Buổi sáng tới trường, tôi hỏi L.Giang (SV trường KHXH&NV TP.HCM): “Giang ăn sáng chưa?”, Giang ngậm ngùi “Tiền đâu mà ăn hả nhỏ? Mua ổ bánh mì 8 ngàn, xôi cũng 5 ngàn nên mình nhịn bữa sáng lâu rồi. Hơi đói một chút để trưa ăn bù”.
Đa số sinh viên đều là dân tỉnh đến thành phố trọ học nên tiền phòng trọ chiếm khoản phí lớn nhất trong phần “lương” sinh viên nhận từ gia đình. Nhưng sống ở thành phố lớn như Sài Gòn thì việc chi tiêu cũng phải “cân, đo, đong, đếm” kỹ lưỡng để tránh khỏi tình trạng “đầu tuần ăn uống no căng, cuối tuần hết nhẵn trơ răng cả ngày”.
Còn với một số sinh viên, ăn chay là giải pháp hữu hiệu nhất để đỡ tốn tiền. M. Lan (SV trường ĐH Công nghiệp) chia sẻ: “Nhà mình không theo đạo Phật nên không nhất thiết phải ăn chay, tuy nhiên bây giờ cái gì cũng đắt đỏ, thịt lên 11 ngàn/ lạng, cá khô cũng tăng vọt từ 6 ngàn cách đây 3 tháng lên tới 9 ngàn/lạng.
Rau quả cũng đâu có rẻ, mớ rau muống giờ 3 ngàn rồi, 2 mớ rau đay mất đứt 6 ngàn. Thế nên tốt nhất là ăn chay, tuy thức ăn không được “mặn mà” như thịt, cá…nhưng được cái thanh lọc cơ thể” - vừa nói Lan vừa cười. Còn N. Mai (SV trường CĐ Kinh tế đối ngoại) thì việc ăn chay không những tiết kiệm tiền bạc mà còn rất có lợi để giữ dáng, Mai khoe “mình giảm được hai ký trong vòng 2 tháng nhờ ăn chay.
Ban đầu mới tập ăn cũng khó nuốt lắm. Sau thấy ăn chay cũng tốt nên ngày nào cũng dưa leo, đậu hũ, trái cây…Giờ quen rồi, nên tự dưng không thèm thịt, cá nữa”. Không như Lan, Mai ăn chay trường, N. Hoa (SV Đại học ngân hàng) chỉ có thể thỉnh thoảng ăn chay, Hoa sắp lịch cứ 3 ngày ăn mặn xen giữa 3 ngày ăn chay, Theo Hoa “ăn rau củ hoài chắc chết, mình ăn không nổi, tiết kiệm thì tiết kiệm chứ như vậy nhanh xỉu lắm”.
Không nhịn, cũng chẳng ăn chay, B. Long (SV trường CĐ phát thanh truyền hình II) có cách ăn hơi lạ đời: Sáng mình ăn sáng lúc 10 giờ, thường ăn xôi cho chắc bụng, trưa mình nhịn và tới chiều nấu nồi cơm to “chiến đấu” với mấy con cá khô hoặc tép rang mặn. Nhìn cảnh Long ăn năm chén cơm liên tục với vài con cá khô và bát canh mùng tơi mà không khỏi đắng lòng. Không biết Long có thể chịu được bao lâu với kiểu ăn như thế.
Nếu như ở làng Đại Học Thủ Đức, một dĩa cơm bình dân có giá 12- 15 ngàn, thì trên quận 1, quận 3 thường phải 18-20 ngàn; đó là số tiền quá cao so với sinh viên nghèo. Bạn N. Nga (trường KHXH&NV TP.HCM) cho biết: “Năm 1, 2 mình học Thủ Đức, buổi trưa về còn tranh thủ nấu cơm. Giờ học ở quận 1 (cơ sở Đinh Tiên Hoàng) nên thường ăn bánh mì, miến xào cho rẻ. Vào căn tin trường với tụi mình là thứ xa xỉ, bởi cơm ở đây đắt quá, giá lên 17-20 ngàn rồi, không dám ăn...”
Sức khỏe ra sao?
Tiết kiệm là một đức tính tốt, thế nhưng tiết kiệm chi tiêu, dè sẻn chuyện ăn uống rất ảnh hưởng tới sức khỏe sinh viên. Hơn nữa,tuổi sinh viên là giai đoạn cần chăm lo cho bữa ăn hằng ngày nhất vì trong thời gian học tập, lao động trí óc, ta đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Bạn M. Lan một thời gian ăn chay cơ thể cũng gầy mòn vì không đủ chất, vả lại những món chay của Lan chủ yếu là rau xào, rau luộc mà không có trái cây, sữa uống bồi bổ nên có lần ngồi trong lớp Lan bị xỉu đi. Từ đó Lan không dám ăn chay kiểu đấy nữa. Không chỉ riêng Lan, nhiều sinh viên tìm cách tiết kiệm nhưng càng tiết kiệm thì cơ thể lại càng suy nhược.
Nguy hiểm hơn, hiện nay một số quán ăn kinh doanh chỉ biết đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà quên mất việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng dẫn đến hiện tượng sinh viên bị đau bao tử, ăn phải đồ ôi, thiu và nhất là xảy ra việc ngộ độc thức ăn.
Báo chí, truyền hình đã lên tiếng rất nhiều về các quán ăn không đảm bảo vệ sinh nhưng tình trạng này vẫn không mấy cải thiện.
Chính vì thế, sinh viên nên mua đồ về nấu sẽ đảm bảo hơn.
Giải pháp cho sinh viên
“Ăn đầy đủ 3 bữa, không nhịn ăn, không chay tịnh” là phương châm của 3 bạn SV trường ĐH Sài Gòn. Theo bạn K. Ly “tụi mình “góp gạo thổi cơm chung” với 2 bạn phòng bên đã hơn 3 tháng nay, tổng cộng là 5 người nên mua đồ ăn cũng rẻ. Tự mình nấu nướng sẽ đảm bảo và ăn ngon miệng hơn. Hôm phân công đứa này đi chợ, đứa kia nấu cơm, rửa chén…vừa vui lại vừa học được cách chi tiêu tiền bạc nữa, thích lắm. Bão giá thì mặc bão giá, chủ yếu mình phải tự biết cách xoay xở thôi”.
Riêng V. Anh (SV trường ĐH Hồng Bàng) thì việc đem cơm trưa tới trường ăn là tốt nhất khi căn tin đồ ăn quá mắc. “Ban đầu phải dậy sớm nấu cơm mình thấy cũng cực lắm, nhưng sau đó khi dậy sớm được lại thấy vui. Đem đồ ăn tới lớp, thỉnh thoảng các bạn chạy tới ăn chung vài miếng, trò chuyện rôm rả nên bữa cơm của mình náo nhiệt hẳn. Thấy mình đem cơm, vài ngày sau các bạn cũng làm cơm tới dùng chung, nhìn chẳng khác nào người một nhà”.
Đành rằng lạm phát tăng kéo theo giá cả tăng là sự khó khăn đối với sinh viên, nhưng nhiều bạn đã cũng rất cố gắng xoay xở để cải thiện bữa ăn của mình và “sống chung cùng bão giá”. Tuy nhiên, nếu có thể nhận được một phần sự hỗ trợ từ Nhà trường, Hội Thanh niên - Sinh viên…thì bữa ăn của nhiều sinh viên sẽ không phải chịu cảnh “ăn hôm nay, nhịn bữa ngày mai”.
Theo Mực Tím