Tương tự Athlon X4 860K mình từng thử nghiệm thì thiết kế mẫu chip cùng dòng X4 880K cũng dựa trên kiến trúc Steamroller cùng công nghệ sản xuất SHP 28nm (super-high performance), hứa hẹn mang lại hiệu năng tốt hơn đồng thời mức tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn một chút so với chip thế hệ trước.
Thiết kế, tính năng kỹ thuật
Bảng đặc tả kỹ thuật AMD công bố cho thấy X4 880K là bộ xử lý bốn nhân kiến trúc Steamroller chạy ở xung nhịp mặc định 4,0 GHz và có thể tăng tốc đạt đến 4,2 GHz nhờ công nghệ AMD Turbo Core (tương đương công nghệ ép xung tự động Turbo Boost của Intel).
Đây cũng là mẫu chip có xung nhịp cao nhất trong dòng chip bốn nhân Athlon X4 đồng thời đi kèm bộ tản nhiệt mới hoạt động êm hơn và có hiệu suất làm mát với mức TDP 95W. Đây cũng là nỗ lực của AMD nhằm giúp người dùng tiết kiệm chi phí khi xây dựng cấu hình chơi game.
Athlon X4 880K hiện có giá tham khảo khoảng 2,1 triệu đồng, tức nằm khoảng giữa của X4 860K và mẫu chip tầm trung A8-7670K. Bên cạnh đó, điểm khác biệt so với dòng chip APU (accelerated processing unit hay bộ xử lý tăng tốc đồ họa) là thiết kế X4 880K không tích hợp nhân xử lý đồ họa (iGPU) nên bạn cần gắn thêm card đồ họa rời tùy nhu cầu sử dụng.
Điều này giúp bộ xử lý hoạt động mát hơn, khả năng ép xung linh hoạt hơn so với chip APU cũng như cho bạn tùy chọn tối ưu hóa cấu hình phần cứng theo nhu cầu chơi game hoặc cần khả năng xử lý đồ họa mạnh.
Cấu hình thử nghiệm
Để tiện tham khảo, mình sẽ thử nghiệm hiệu năng Athlon X4 880K kết hợp cùng đồ họa rời HIS R7 360 iCooler OC (gọi tắt HIS R7 360, giá khoảng 2,6 triệu đồng) trên nền bo mạch chủ Gigabyte G1.Sniper A88X, RAM DDR3 Corsair Vengeance Pro kit 8GB bus 1.333 MHz, SSD Corsair Force GS 240GB và nguồn Cooler Master Extreme Plus 550W.
Cấu hình thử nghiệm
Ngoài những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng là PCMark 8 và 3DMark đánh giá khả năng xử lý đồ họa, mình cũng sử dụng một số phép thử chi tiết sức mạnh tính toán của riêng CPU và GPU cùng khả năng “chiến” game của cấu hình thử nghiệm ở độ phân giải chuẩn 720p và full HD. Quá trình thử nghiệm, hệ thống chạy với thông số thiết lập mặc định của nhà sản xuất và kết quả các phép thử chỉ được ghi nhận sau ba lần test.
Cũng cần nói thêm về R7 360 iCooler OC thì đây là là mẫu card tầm trung với thiết kế dựa trên nhân đồ họa Radeon R7 360, kiến trúc Graphics Core Next (GCN) 1.1 có khả năng xử lý đa luồng và tận dụng tốt hơn năng lực xử lý đồ họa với nhiều ống lệnh cùng lúc và ít ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể. Công nghệ âm thanh True Audio và thư viện đồ họa DirectX 12 có sẵn trong Windows 10 mang đến game thủ những trải nghiệm giống với môi trường thực tế hơn.
Ngoài ra, card được ép xung nhẹ khi xuất xưởng nên GPU chạy ở mức 1.070 MHz, tức cao hơn một chút so với mức xung mặc định 1.050 MHz của tiêu chuẩn kỹ thuật AMD công bố. R7 360 cũng trang bị 2GB GDDR5 với xung nhịp (mem clock) 1.500 MHz, cao hơn một chút so với mức xung 1.400 MHz của R7 370 nhưng giao tiếp bộ nhớ chỉ giới hạn 128 bit.
Đánh giá hiệu năng
Xét tổng thể thì hiệu năng cấu hình thử nghiệm đạt kết quả tốt. Với sức mạnh của mẫu card đồ họa tầm trung HIS R7 370 đủ sức giúp bạn trải nghiệm những cuộc phiêu lưu, hoặc tham gia vào một trận đấu gay cấn ở độ phân giải 1080p với đồ họa chất lượng cao nhất. Thậm chí có thể đạt đến con số 60 fps (khung hình/giây), ngưỡng tối ưu mà game thủ hướng đến nếu bạn giảm chất lượng đồ họa xuống mức Medium.
Chẳng hạn trong công cụ benchmark PCMark 8 đánh giá hiệu năng tổng thể, cấu hình thử nghiệm đạt 3.652 điểm trong phép thử Home và 4.704 điểm trong phép thử Creative. Với 3DMark Cloud Gate, hệ thống đạt 27.226 điểm Graphics, CPU đạt 3.159 điểm và hiệu năng tổng thể là 10.109 điểm.
PCMark 8 Creative
PCMark 8 Home
3DMark Cloud Gate
Xét riêng về điểm CPU thì X4 880K cao hơn một chút so với mẫu chip cùng dòng là X4 860K mà mình từng có dịp trải nghiệm. Tương tự với Geekbench 3, mẫu X4 880K cũng đạt 2.545 điểm trong phép đo hiệu năng đơn nhân và 7.710 điểm hiệu năng đa nhân.
GeekBench 3
Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì mẫu chip mới của AMD chạy ở mức xung cao hơn và có khả năng xử lý đa luồng tốt hơn. Cụ thể hơn với công cụ benchmark PCMark 05 đánh giá khả năng xử lý tiến trình song song những tác vụ liên quan đến việc nén/bung nén dữ liệu, mã hóa/giải mã dữ liệu, nén file âm thanh và bung nén file hình ảnh cũng cao hơn từ 2,9% đến 7,9% so với X4 860K trong cùng phép thử.
PCMark 05
Với các game thử nghiệm, dù không thể đạt đến con số 60 fps (khung hình/giây), ngưỡng tối ưu mà game thủ hướng đến nhưng bạn vẫn có thể chơi được game với khung hình luôn cao hơn 30 fps ở độ phân giải 1080p cùng thiết lập đồ họa very high mà không bị lag. Riêng Thief 4 và một số game đòi hỏi cấu hình cao tương tự thì kết quả đạt được sẽ thấp hơn một chút.
Cụ thể Alien vs. Predator đạt cao nhất là 66,3 fps và giảm còn 33,3 fps với chất lượng đồ họa Very High. Tomb Raider - dòng game được phát triển một phần dựa trên công nghệ AMD Gaming Evolved cũng đạt cao nhất là 50,7 fps với chất lượng đồ họa High và 36,9 fps khi đẩy đồ họa lên Ultra. Cuối cùng là Thief 4, một tượng đài trong thể loại stealth action đạt 34,7 fps với chất lượng đồ họa Normal và giảm còn 28,4 fps khi thiết lập mức đồ họa cao nhất. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.
Alien vs. Predator
Tomb Raider
Thief 4
Thiết kế, tính năng kỹ thuật
Bảng đặc tả kỹ thuật AMD công bố cho thấy X4 880K là bộ xử lý bốn nhân kiến trúc Steamroller chạy ở xung nhịp mặc định 4,0 GHz và có thể tăng tốc đạt đến 4,2 GHz nhờ công nghệ AMD Turbo Core (tương đương công nghệ ép xung tự động Turbo Boost của Intel).
Đây cũng là mẫu chip có xung nhịp cao nhất trong dòng chip bốn nhân Athlon X4 đồng thời đi kèm bộ tản nhiệt mới hoạt động êm hơn và có hiệu suất làm mát với mức TDP 95W. Đây cũng là nỗ lực của AMD nhằm giúp người dùng tiết kiệm chi phí khi xây dựng cấu hình chơi game.
Athlon X4 880K hiện có giá tham khảo khoảng 2,1 triệu đồng, tức nằm khoảng giữa của X4 860K và mẫu chip tầm trung A8-7670K. Bên cạnh đó, điểm khác biệt so với dòng chip APU (accelerated processing unit hay bộ xử lý tăng tốc đồ họa) là thiết kế X4 880K không tích hợp nhân xử lý đồ họa (iGPU) nên bạn cần gắn thêm card đồ họa rời tùy nhu cầu sử dụng.
Điều này giúp bộ xử lý hoạt động mát hơn, khả năng ép xung linh hoạt hơn so với chip APU cũng như cho bạn tùy chọn tối ưu hóa cấu hình phần cứng theo nhu cầu chơi game hoặc cần khả năng xử lý đồ họa mạnh.
Cấu hình thử nghiệm
Để tiện tham khảo, mình sẽ thử nghiệm hiệu năng Athlon X4 880K kết hợp cùng đồ họa rời HIS R7 360 iCooler OC (gọi tắt HIS R7 360, giá khoảng 2,6 triệu đồng) trên nền bo mạch chủ Gigabyte G1.Sniper A88X, RAM DDR3 Corsair Vengeance Pro kit 8GB bus 1.333 MHz, SSD Corsair Force GS 240GB và nguồn Cooler Master Extreme Plus 550W.
Cấu hình thử nghiệm
Ngoài những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng là PCMark 8 và 3DMark đánh giá khả năng xử lý đồ họa, mình cũng sử dụng một số phép thử chi tiết sức mạnh tính toán của riêng CPU và GPU cùng khả năng “chiến” game của cấu hình thử nghiệm ở độ phân giải chuẩn 720p và full HD. Quá trình thử nghiệm, hệ thống chạy với thông số thiết lập mặc định của nhà sản xuất và kết quả các phép thử chỉ được ghi nhận sau ba lần test.
Cũng cần nói thêm về R7 360 iCooler OC thì đây là là mẫu card tầm trung với thiết kế dựa trên nhân đồ họa Radeon R7 360, kiến trúc Graphics Core Next (GCN) 1.1 có khả năng xử lý đa luồng và tận dụng tốt hơn năng lực xử lý đồ họa với nhiều ống lệnh cùng lúc và ít ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể. Công nghệ âm thanh True Audio và thư viện đồ họa DirectX 12 có sẵn trong Windows 10 mang đến game thủ những trải nghiệm giống với môi trường thực tế hơn.
Ngoài ra, card được ép xung nhẹ khi xuất xưởng nên GPU chạy ở mức 1.070 MHz, tức cao hơn một chút so với mức xung mặc định 1.050 MHz của tiêu chuẩn kỹ thuật AMD công bố. R7 360 cũng trang bị 2GB GDDR5 với xung nhịp (mem clock) 1.500 MHz, cao hơn một chút so với mức xung 1.400 MHz của R7 370 nhưng giao tiếp bộ nhớ chỉ giới hạn 128 bit.
Đánh giá hiệu năng
Xét tổng thể thì hiệu năng cấu hình thử nghiệm đạt kết quả tốt. Với sức mạnh của mẫu card đồ họa tầm trung HIS R7 370 đủ sức giúp bạn trải nghiệm những cuộc phiêu lưu, hoặc tham gia vào một trận đấu gay cấn ở độ phân giải 1080p với đồ họa chất lượng cao nhất. Thậm chí có thể đạt đến con số 60 fps (khung hình/giây), ngưỡng tối ưu mà game thủ hướng đến nếu bạn giảm chất lượng đồ họa xuống mức Medium.
Chẳng hạn trong công cụ benchmark PCMark 8 đánh giá hiệu năng tổng thể, cấu hình thử nghiệm đạt 3.652 điểm trong phép thử Home và 4.704 điểm trong phép thử Creative. Với 3DMark Cloud Gate, hệ thống đạt 27.226 điểm Graphics, CPU đạt 3.159 điểm và hiệu năng tổng thể là 10.109 điểm.
PCMark 8 Creative
PCMark 8 Home
3DMark Cloud Gate
Xét riêng về điểm CPU thì X4 880K cao hơn một chút so với mẫu chip cùng dòng là X4 860K mà mình từng có dịp trải nghiệm. Tương tự với Geekbench 3, mẫu X4 880K cũng đạt 2.545 điểm trong phép đo hiệu năng đơn nhân và 7.710 điểm hiệu năng đa nhân.
GeekBench 3
Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì mẫu chip mới của AMD chạy ở mức xung cao hơn và có khả năng xử lý đa luồng tốt hơn. Cụ thể hơn với công cụ benchmark PCMark 05 đánh giá khả năng xử lý tiến trình song song những tác vụ liên quan đến việc nén/bung nén dữ liệu, mã hóa/giải mã dữ liệu, nén file âm thanh và bung nén file hình ảnh cũng cao hơn từ 2,9% đến 7,9% so với X4 860K trong cùng phép thử.
PCMark 05
Với các game thử nghiệm, dù không thể đạt đến con số 60 fps (khung hình/giây), ngưỡng tối ưu mà game thủ hướng đến nhưng bạn vẫn có thể chơi được game với khung hình luôn cao hơn 30 fps ở độ phân giải 1080p cùng thiết lập đồ họa very high mà không bị lag. Riêng Thief 4 và một số game đòi hỏi cấu hình cao tương tự thì kết quả đạt được sẽ thấp hơn một chút.
Cụ thể Alien vs. Predator đạt cao nhất là 66,3 fps và giảm còn 33,3 fps với chất lượng đồ họa Very High. Tomb Raider - dòng game được phát triển một phần dựa trên công nghệ AMD Gaming Evolved cũng đạt cao nhất là 50,7 fps với chất lượng đồ họa High và 36,9 fps khi đẩy đồ họa lên Ultra. Cuối cùng là Thief 4, một tượng đài trong thể loại stealth action đạt 34,7 fps với chất lượng đồ họa Normal và giảm còn 28,4 fps khi thiết lập mức đồ họa cao nhất. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.
Alien vs. Predator
Tomb Raider
Thief 4