Chiến lược rebrand các thế hệ chip xử lý cao cấp ở thời điểm hiện tại và xếp chúng vào nhiều phân khúc khác nhau đang ít nhiều cho thấy sự hiệu quả của nó được NVIDIA và AMD ráo riết thực hiện. NVIDIA thiết kế chip xử lý cao cấp thế hệ trước của hãng là mẫu GK104 lấy nền tảng từ G92. Đây là chip tối ưu năng lượng khi nó có số transistor thấp và chỉ hỗ trợ 8 chip nhớ qua đó trở thành mẫu thiết kế VRM có tính hiệu quả cao. Còn chip "Tahiti" của AMD thì ngược lại, được thiết kế với mục tiêu trở thành chip xử lý cấp cao với số transistor cao hơn GK104 khoảng 24%, cùng 12 chip nhớ hỗ trợ và băng tần bộ nhớ lớ hơn với yêu cầu về thiết kế VRM cao hơn. Dù vậy, GK104 và Tahiti đều đang đứng chung cùng phân khúc với nhau.
Giờ hãy chuyển sang chip thế hệ mới hơn chút, trước khi Maxwell thế hệ hai ra mắt thì chip GK110 được NVIDIA xác định thuộc phân khúc cao cấp nhằm thay thế hẳn GK104 với những sản phẩm như GTX 760 và GTX 770. Theo như giới game thủ nhận định thì GTX 760 đang là card đồ họa phổ biến vì nó có thể chơi khá nhiều game ở độ phân giải 1080p, thuộc phân khúc dưới $250 và có tính p/p rất cao. Và rất tiếc là Tahiti lại không được như vậy. Mặc dù trong phân khúc này cũng có đại diện của Tahiti là Radeon R9 280 nhưng tiếc thay độ tiêu thụ điện năng của chiếc card này lại thuộc về khu vực card cấp cao hơn. Với giải pháp đưa quá trình xử lý 20nm vào thực thi là không thể, AMD nhất định phải tìm cách để có thể tạo được doanh thu trên card đồ họa dùng chip GPU 4.3 tỉ transistor cùng 12 chip nhớ, hệ thống VRM phức tạp và bộ tản nhiệt tốt với giá dưới $250 và nỗ lực của họ đã được đền đáp xứng đáng với sự xuất hiện của "Tonga".
Chip "Tonga" của AMD vẫn được xử lý tiến trình 28nm nhưng được nhắm đến để hốt trọn phân khúc $250. Nó có năng lực xử lý đồ họa tốt cùng với xung nhịp cao hơn nhưng lại có băng tần bộ nhớ hẹp hơn, số transistor thấp và độ tiêu thụ năng lượng thấp với kiến trúc Graphics CoreNext (GCN). Ý tưởng tạo nên "Tonga" xuất phát từ nhu cầu sở hữu chiếc card đồ họa có hiệu năng gần tương được với R9 280 và R9 280X nhưng tiêu thụ điện thấp hơn, bộ tản nhiệt nhẹ hơn, hệ thống VRM đơn giản cùng giá thành rẻ. Chiếc card đầu tiên sử dụng nền tảng "Tonga" là Radeon R9-285. Chiếc card này có nhiều nhân xử lý đồ họa (còn gọi là shader) đang ngắt trong cấu tạo nhân "Tonga" (được đánh dấu bằng các dấu đỏ ở hình trên). Với giá thành $250 cho bản gốc và bản ép xung sẵn có giá cao hơn $10-$20, R9 285 được sinh ra nhằm cạnh tranh trực tiếp với GeForce GTX 760 của đối thủ NVIDIA không chỉ về mặt hiệu năng, mà còn về p/p và độ ồn nữa.
Radeon R9 285, theo như cách đặt tên của AMD thì nhiều khả năng chiếc card này sẽ thay thế Radeon R9 280 trong chuỗi sản phẩm của hãng. Nó có số stream processors là 1792, 112 TMU và 32 ROP như R9 280 nhưng lại có băng tần bộ nhớ hẹp hơn là 256 bit với dung lượng VRAM thấp hơn là 2GB GDDR5. Trong khi xung nhịp GPU được định ở mức 918MHz thì chip nhớ có xung nhịp 5.5GHz và tốc độ truyền dữ liệu bộ nhớ là 176GB/s. Nên nhớ là Tonga sử dụng phiên bản mới hơn của kiến trúc GCN. Nó có hiệu năng cao hơn Tahiti nhờ vào mức xung nhịp cao hơn, và mang nhiều tính năng của "Hawaii" (chip xử lý đầu bảng dành cho thế hệ card R9 290 của AMD) và "Bonaire" (R7 269X) bao gồm chế độ CrossFire XDMA (không cần cầu CF), TrueAudio DSP và khả năng setup chế độ 4 màn hình Eyefinity.
Chiếc card custom dựa trên nền tảng Tonga mà chúng tôi sẽ đánh giá hôm nay là ASUS Radeon R9 285 Strix OC, phiên bản R9 285 được ép xung sẵn xung nhịp GPU với 954MHz và xung nhịp bộ nhớ vẫn giữ nguyên là 1375MHz. Điều đặc biệt ở chiếc card này là công nghệ 0dB mà chúng tôi đã có đề cập rất nhiều ở các bài review trước đó về các sản phẩm họ Strix của ASUS. Sau đây là phần đặc tả chi tiết cũng như giá của ASUS Radeon R9 285 Strix OC với các card đồ họa khác trên thị trường (số liệu từ TechPowerUp).
Hiện tại, ASUS Radeon R9 285 Strix OC vẫn chưa được bày bán tại thị trường Việt Nam.
Giờ hãy chuyển sang chip thế hệ mới hơn chút, trước khi Maxwell thế hệ hai ra mắt thì chip GK110 được NVIDIA xác định thuộc phân khúc cao cấp nhằm thay thế hẳn GK104 với những sản phẩm như GTX 760 và GTX 770. Theo như giới game thủ nhận định thì GTX 760 đang là card đồ họa phổ biến vì nó có thể chơi khá nhiều game ở độ phân giải 1080p, thuộc phân khúc dưới $250 và có tính p/p rất cao. Và rất tiếc là Tahiti lại không được như vậy. Mặc dù trong phân khúc này cũng có đại diện của Tahiti là Radeon R9 280 nhưng tiếc thay độ tiêu thụ điện năng của chiếc card này lại thuộc về khu vực card cấp cao hơn. Với giải pháp đưa quá trình xử lý 20nm vào thực thi là không thể, AMD nhất định phải tìm cách để có thể tạo được doanh thu trên card đồ họa dùng chip GPU 4.3 tỉ transistor cùng 12 chip nhớ, hệ thống VRM phức tạp và bộ tản nhiệt tốt với giá dưới $250 và nỗ lực của họ đã được đền đáp xứng đáng với sự xuất hiện của "Tonga".
Chip "Tonga" của AMD vẫn được xử lý tiến trình 28nm nhưng được nhắm đến để hốt trọn phân khúc $250. Nó có năng lực xử lý đồ họa tốt cùng với xung nhịp cao hơn nhưng lại có băng tần bộ nhớ hẹp hơn, số transistor thấp và độ tiêu thụ năng lượng thấp với kiến trúc Graphics CoreNext (GCN). Ý tưởng tạo nên "Tonga" xuất phát từ nhu cầu sở hữu chiếc card đồ họa có hiệu năng gần tương được với R9 280 và R9 280X nhưng tiêu thụ điện thấp hơn, bộ tản nhiệt nhẹ hơn, hệ thống VRM đơn giản cùng giá thành rẻ. Chiếc card đầu tiên sử dụng nền tảng "Tonga" là Radeon R9-285. Chiếc card này có nhiều nhân xử lý đồ họa (còn gọi là shader) đang ngắt trong cấu tạo nhân "Tonga" (được đánh dấu bằng các dấu đỏ ở hình trên). Với giá thành $250 cho bản gốc và bản ép xung sẵn có giá cao hơn $10-$20, R9 285 được sinh ra nhằm cạnh tranh trực tiếp với GeForce GTX 760 của đối thủ NVIDIA không chỉ về mặt hiệu năng, mà còn về p/p và độ ồn nữa.
Radeon R9 285, theo như cách đặt tên của AMD thì nhiều khả năng chiếc card này sẽ thay thế Radeon R9 280 trong chuỗi sản phẩm của hãng. Nó có số stream processors là 1792, 112 TMU và 32 ROP như R9 280 nhưng lại có băng tần bộ nhớ hẹp hơn là 256 bit với dung lượng VRAM thấp hơn là 2GB GDDR5. Trong khi xung nhịp GPU được định ở mức 918MHz thì chip nhớ có xung nhịp 5.5GHz và tốc độ truyền dữ liệu bộ nhớ là 176GB/s. Nên nhớ là Tonga sử dụng phiên bản mới hơn của kiến trúc GCN. Nó có hiệu năng cao hơn Tahiti nhờ vào mức xung nhịp cao hơn, và mang nhiều tính năng của "Hawaii" (chip xử lý đầu bảng dành cho thế hệ card R9 290 của AMD) và "Bonaire" (R7 269X) bao gồm chế độ CrossFire XDMA (không cần cầu CF), TrueAudio DSP và khả năng setup chế độ 4 màn hình Eyefinity.
Chiếc card custom dựa trên nền tảng Tonga mà chúng tôi sẽ đánh giá hôm nay là ASUS Radeon R9 285 Strix OC, phiên bản R9 285 được ép xung sẵn xung nhịp GPU với 954MHz và xung nhịp bộ nhớ vẫn giữ nguyên là 1375MHz. Điều đặc biệt ở chiếc card này là công nghệ 0dB mà chúng tôi đã có đề cập rất nhiều ở các bài review trước đó về các sản phẩm họ Strix của ASUS. Sau đây là phần đặc tả chi tiết cũng như giá của ASUS Radeon R9 285 Strix OC với các card đồ họa khác trên thị trường (số liệu từ TechPowerUp).
Hiện tại, ASUS Radeon R9 285 Strix OC vẫn chưa được bày bán tại thị trường Việt Nam.