Thiết kế
Thiết kế Radeon HD 7730 mới có nhiều nét tương đồng với Radeon HD 7750 nhưng được lược bỏ một số thành phần linh kiện nhằm có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đa số người dùng hơn. Cụ thể cả hai sử dụng cùng cỡ bo mạch, chỉ dài 19,3 cm tức bằng khoảng phân nửa so với tiêu chuẩn nên phù hợp với nhiều cỡ thùng máy khác nhau, nhất là dạng thùng mini-ITX nhỏ gọn.
Điểm nhấn trong thiết kế R7730-2GD5 là mức tiêu thụ điện năng thấp, chỉ cần 47W nên có thể lấy nguồn trực tiếp qua khe PCI Express x16 trên bo mạch chủ và không cần đường cấp nguồn bổ sung. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không phải quan tâm đến công suất bộ nguồn và đường nguồn +12V dành riêng cho card đồ họa rời khi nâng cấp.
Công nghệ tản nhiệt Propeller Blade chống bám bụi cùng các lá nhôm bộ phận tản nhiệt loại lớn giúp việc tản nhiệt nhanh, quạt hoạt động hiệu quả và tiếng ồn cũng được hạn chế khi sử dụng. Các ngõ xuất tín hiệu hình ảnh gồm VGA, dual link DVI-D và HDMI hỗ trợ xuất tín hiệu ra màn hình theo dạng analog lẫn digital, trong đó HDMI có khả năng xuất tín hiệu 4K.
Thông số kỹ thuật
Radeon HD 7730 có 6 cụm xử lý (compute unit) với tổng cộng 384 bộ xử lý dòng (stream processing unit), 24 bộ xử lý vân bề mặt hình ảnh (texture unit) và 8 đơn vị ROP màu (color ROP unit). So với phiên bản HD 7750 mình từng thử nghiệm thì thông số kỹ thuật của HD 7730 thấp hơn đáng kể. Thậm chí xung nhịp GPU chỉ đạt 800 MHz so với mức 900 MHz nhưng bù lại, bộ nhớ đồ họa của card được nâng lên 2GB GDDR5, xung nhịp (mem clock) 1.125 MHz và giao tiếp bộ nhớ 128 bit.
Như đề cập trên, thiết kế MSI R7730-2GD5 dựa trên nền tảng đồ họa Radeon HD 7730 (tên mã Cape Verde LE), sử dụng cùng kiến trúc đồ họa Graphics Core Next (GCN Architecture) như hai mẫu card đồ họa cùng dòng là HD 7750 và 7790.
So với kiến trúc cũ VLIW4 của GPU Radeon 6700 series (tên mã Juniper), kiến trúc GCN mới giúp cải thiện khả năng xử lý đa luồng của GPU, có thể tận dụng tốt hơn năng lực xử lý đồ họa với nhiều ống lệnh cùng lúc mà không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng tổng thể. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ sản xuất 28nm còn cho phép thu nhỏ khoảng cách giữa các kết nối transistor, nhờ đó các GPU mới có tốc độ xử lý nhanh hơn, tiêu thụ điện năng thấp và mát hơn khi hoạt động.
Cấu hình thử nghiệm
Để các bạn dễ tham khảo sức mạnh của mẫu card MSI R7730-2GD5, mình sử dụng cấu hình thử nghiệm xây dựng trên nền tảng AM3+ với bo mạch chủ Gigabyte 990FXA-UD3, CPU AMD FX-8730, RAM Kingston HyperX DDR3 8GB, bus 2.400MHz, nguồn Cooler Master Extreme Plus 550W và hệ điều hành Windows 10 x64 bản Pro cùng bộ Radeon Software Crimson Edition 16.15.
Bên cạnh những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng như 3DMark và Heaven Benchmark 4.0, mình cũng sử dụng một số tựa game như DiRT 3, Alien vs. Predator, Tom Raider và Thief để thấy cách thức card đồ họa dựng hình như thế nào. Card được thiết lập để ở chế độ hiệu năng cao và hệ thống chạy với thông số thiết lập mặc định của nhà sản xuất, kết quả các phép thử chỉ được ghi nhận sau ba lần test.
Đánh giá hiệu năng
Xét tổng thể, dù không đạt kết quả cao nhưng mẫu HD 7730 của MSI vẫn chinh phục được tất cả phép thử theo kịch bản xây dựng ở độ phân giải HD 720p. Khi đẩy độ phân giải lên mức full HD, khả năng xử lý của HD 7730 giảm đáng kể và điều này cũng hoàn toàn bình thường với các mẫu card đồ họa dòng phổ thông.
Cụ thể với 3DMark Cloud Gate, cấu hình thử nghiệm đạt 9.906 điểm tổng thể và xét riêng điểm đồ họa đạt 12.761 điểm. Trong phép thử 3DMark Fire Strike, kết quả giảm đáng kể khi cấu hình thử nghiệm chỉ đạt 1.793 điểm tổng thể và đồ họa đạt 1.848 điểm.
Với Heaven Benchmark, phép thử đồ họa có nhiều nét tương đồng với 3DMark nhưng nhấn mạnh công nghệ Tessellation, MSI R7730-2GD5 đạt 437 điểm, tốc độ dựng hình là 17,4 fps (khung hình/giây) ở độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel, thấp hơn đáng kể so với mốc chuẩn 30 fps để đảm bảo việc chơi game không bị lag với mức chất lượng đồ họa Medium.
Tương tự các game thử nghiệm chỉ đạt kết quả cao ở độ phân giải 720p với chất lượng đồ họa từ mức High trở xuống. Tuy nhiên năng lực xử lý đồ họa lại giảm đáng kể khi nâng chi tiết, chất lượng đồ họa lên cao hơn một bậc thì khả năng dựng hình giảm dưới mốc chuẩn 30 fps. Tất nhiên trong trường hợp này, bạn vẫn chơi được game nhưng có thể sẽ bị lag đôi chút trong những khung hình có độ chi tiết cao. Cụ thể ở độ phân giải full HD với thiết lập đồ họa Medium, Alien vs. Predator đạt 28,8 fps và Tomb Raider đạt 32,8 fps. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.
Nhiệt độ, công suất tiêu thụ
Kiểm tra khả năng tản nhiệt card đồ họa và công suất tiêu thụ cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) qua phép thử đồ họa 3DMark Fire Strike, nhiệt độ và công suất hệ thống được ghi nhận qua phần mềm GPU-z và Logger Lite trong môi trường văn phòng khoảng 26 độ C.
Ở chế độ không tải, nhiệt độ GPU dao động ở mức 37 độ C, tản nhiệt hoạt động êm và mức công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm là 79,2 W, tính theo trị số trung bình cộng. Trong phép thử đồ họa 3DMark và game, nhiệt độ GPU cao nhất chỉ 53 độ C và cấu hình thử nghiệm tiêu thụ 218,8W, tính theo trị số cao nhất.
Tổng quan sản phẩm
Thiết kế MSI R7730-2GD5 dựa trên nhân đồ họa Radeon HD 7730 của AMD và đây cũng là phiên bản có nhiều nét tương đồng với HD 7750 nhưng lược bỏ một số thành phần linh kiện nhằm có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đa số người dùng hơn.
Cụ thể sản phẩm hiện có giá tham khảo 1,7 triệu đồng. Xét tỷ lệ hiệu năng và giá thì các sản phẩm đồ họa phổ thông vẫn là lựa chọn hiệu quả, phù hợp với đa số người dùng. Trong khi dòng card tầm trung và cao cấp thích hợp cho cấu hình chuyên game hoặc ứng dụng đồ họa 3D, xử lý hình ảnh thì những mẫu card đồ họa phổ thông như MSI R7730-2GD5 vẫn có hiệu năng tương đối và nhất là chi phí bỏ ra không quá lớn.
Ưu điểm
Tỷ suất hiệu năng/giá tốt
Mức tiêu thụ điện năng thấp
Không cần nguồn phụ
Tản nhiệt hiệu quả, quạt chạy êm cả khi tải nặng.
Khuyết điểm
Chỉ chơi được game ở độ phân giải full HD với chất lượng đồ họa trung bình.
Thiết kế Radeon HD 7730 mới có nhiều nét tương đồng với Radeon HD 7750 nhưng được lược bỏ một số thành phần linh kiện nhằm có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đa số người dùng hơn. Cụ thể cả hai sử dụng cùng cỡ bo mạch, chỉ dài 19,3 cm tức bằng khoảng phân nửa so với tiêu chuẩn nên phù hợp với nhiều cỡ thùng máy khác nhau, nhất là dạng thùng mini-ITX nhỏ gọn.
Điểm nhấn trong thiết kế R7730-2GD5 là mức tiêu thụ điện năng thấp, chỉ cần 47W nên có thể lấy nguồn trực tiếp qua khe PCI Express x16 trên bo mạch chủ và không cần đường cấp nguồn bổ sung. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không phải quan tâm đến công suất bộ nguồn và đường nguồn +12V dành riêng cho card đồ họa rời khi nâng cấp.
Công nghệ tản nhiệt Propeller Blade chống bám bụi cùng các lá nhôm bộ phận tản nhiệt loại lớn giúp việc tản nhiệt nhanh, quạt hoạt động hiệu quả và tiếng ồn cũng được hạn chế khi sử dụng. Các ngõ xuất tín hiệu hình ảnh gồm VGA, dual link DVI-D và HDMI hỗ trợ xuất tín hiệu ra màn hình theo dạng analog lẫn digital, trong đó HDMI có khả năng xuất tín hiệu 4K.
Thông số kỹ thuật
Radeon HD 7730 có 6 cụm xử lý (compute unit) với tổng cộng 384 bộ xử lý dòng (stream processing unit), 24 bộ xử lý vân bề mặt hình ảnh (texture unit) và 8 đơn vị ROP màu (color ROP unit). So với phiên bản HD 7750 mình từng thử nghiệm thì thông số kỹ thuật của HD 7730 thấp hơn đáng kể. Thậm chí xung nhịp GPU chỉ đạt 800 MHz so với mức 900 MHz nhưng bù lại, bộ nhớ đồ họa của card được nâng lên 2GB GDDR5, xung nhịp (mem clock) 1.125 MHz và giao tiếp bộ nhớ 128 bit.
Như đề cập trên, thiết kế MSI R7730-2GD5 dựa trên nền tảng đồ họa Radeon HD 7730 (tên mã Cape Verde LE), sử dụng cùng kiến trúc đồ họa Graphics Core Next (GCN Architecture) như hai mẫu card đồ họa cùng dòng là HD 7750 và 7790.
So với kiến trúc cũ VLIW4 của GPU Radeon 6700 series (tên mã Juniper), kiến trúc GCN mới giúp cải thiện khả năng xử lý đa luồng của GPU, có thể tận dụng tốt hơn năng lực xử lý đồ họa với nhiều ống lệnh cùng lúc mà không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng tổng thể. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ sản xuất 28nm còn cho phép thu nhỏ khoảng cách giữa các kết nối transistor, nhờ đó các GPU mới có tốc độ xử lý nhanh hơn, tiêu thụ điện năng thấp và mát hơn khi hoạt động.
Cấu hình thử nghiệm
Để các bạn dễ tham khảo sức mạnh của mẫu card MSI R7730-2GD5, mình sử dụng cấu hình thử nghiệm xây dựng trên nền tảng AM3+ với bo mạch chủ Gigabyte 990FXA-UD3, CPU AMD FX-8730, RAM Kingston HyperX DDR3 8GB, bus 2.400MHz, nguồn Cooler Master Extreme Plus 550W và hệ điều hành Windows 10 x64 bản Pro cùng bộ Radeon Software Crimson Edition 16.15.
Bên cạnh những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng như 3DMark và Heaven Benchmark 4.0, mình cũng sử dụng một số tựa game như DiRT 3, Alien vs. Predator, Tom Raider và Thief để thấy cách thức card đồ họa dựng hình như thế nào. Card được thiết lập để ở chế độ hiệu năng cao và hệ thống chạy với thông số thiết lập mặc định của nhà sản xuất, kết quả các phép thử chỉ được ghi nhận sau ba lần test.
Đánh giá hiệu năng
Xét tổng thể, dù không đạt kết quả cao nhưng mẫu HD 7730 của MSI vẫn chinh phục được tất cả phép thử theo kịch bản xây dựng ở độ phân giải HD 720p. Khi đẩy độ phân giải lên mức full HD, khả năng xử lý của HD 7730 giảm đáng kể và điều này cũng hoàn toàn bình thường với các mẫu card đồ họa dòng phổ thông.
Cụ thể với 3DMark Cloud Gate, cấu hình thử nghiệm đạt 9.906 điểm tổng thể và xét riêng điểm đồ họa đạt 12.761 điểm. Trong phép thử 3DMark Fire Strike, kết quả giảm đáng kể khi cấu hình thử nghiệm chỉ đạt 1.793 điểm tổng thể và đồ họa đạt 1.848 điểm.
Với Heaven Benchmark, phép thử đồ họa có nhiều nét tương đồng với 3DMark nhưng nhấn mạnh công nghệ Tessellation, MSI R7730-2GD5 đạt 437 điểm, tốc độ dựng hình là 17,4 fps (khung hình/giây) ở độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel, thấp hơn đáng kể so với mốc chuẩn 30 fps để đảm bảo việc chơi game không bị lag với mức chất lượng đồ họa Medium.
Tương tự các game thử nghiệm chỉ đạt kết quả cao ở độ phân giải 720p với chất lượng đồ họa từ mức High trở xuống. Tuy nhiên năng lực xử lý đồ họa lại giảm đáng kể khi nâng chi tiết, chất lượng đồ họa lên cao hơn một bậc thì khả năng dựng hình giảm dưới mốc chuẩn 30 fps. Tất nhiên trong trường hợp này, bạn vẫn chơi được game nhưng có thể sẽ bị lag đôi chút trong những khung hình có độ chi tiết cao. Cụ thể ở độ phân giải full HD với thiết lập đồ họa Medium, Alien vs. Predator đạt 28,8 fps và Tomb Raider đạt 32,8 fps. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.
Nhiệt độ, công suất tiêu thụ
Kiểm tra khả năng tản nhiệt card đồ họa và công suất tiêu thụ cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) qua phép thử đồ họa 3DMark Fire Strike, nhiệt độ và công suất hệ thống được ghi nhận qua phần mềm GPU-z và Logger Lite trong môi trường văn phòng khoảng 26 độ C.
Ở chế độ không tải, nhiệt độ GPU dao động ở mức 37 độ C, tản nhiệt hoạt động êm và mức công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm là 79,2 W, tính theo trị số trung bình cộng. Trong phép thử đồ họa 3DMark và game, nhiệt độ GPU cao nhất chỉ 53 độ C và cấu hình thử nghiệm tiêu thụ 218,8W, tính theo trị số cao nhất.
Tổng quan sản phẩm
Thiết kế MSI R7730-2GD5 dựa trên nhân đồ họa Radeon HD 7730 của AMD và đây cũng là phiên bản có nhiều nét tương đồng với HD 7750 nhưng lược bỏ một số thành phần linh kiện nhằm có mức giá cạnh tranh, phù hợp với đa số người dùng hơn.
Cụ thể sản phẩm hiện có giá tham khảo 1,7 triệu đồng. Xét tỷ lệ hiệu năng và giá thì các sản phẩm đồ họa phổ thông vẫn là lựa chọn hiệu quả, phù hợp với đa số người dùng. Trong khi dòng card tầm trung và cao cấp thích hợp cho cấu hình chuyên game hoặc ứng dụng đồ họa 3D, xử lý hình ảnh thì những mẫu card đồ họa phổ thông như MSI R7730-2GD5 vẫn có hiệu năng tương đối và nhất là chi phí bỏ ra không quá lớn.
Ưu điểm
Tỷ suất hiệu năng/giá tốt
Mức tiêu thụ điện năng thấp
Không cần nguồn phụ
Tản nhiệt hiệu quả, quạt chạy êm cả khi tải nặng.
Khuyết điểm
Chỉ chơi được game ở độ phân giải full HD với chất lượng đồ họa trung bình.