Mặc dù được xem như một trong những nhà sản xuất cạc đồ họa “lão làng” nhất của “đội đỏ” AMD, nhưng Sapphire lại là cái tên khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam với một vài sản phẩm thuộc diện “khó tìm”.
Thế nhưng không thể phủ nhận được rằng những sản phẩm thuộc dòng “Nitro” của Sapphire luôn là những sản phẩm có chất lượng nhất của “đội đỏ”, khi hãng nổi tiếng chăm chút kỹ lưỡng các sản phẩm của mình từ kết cấu bên ngoài đến sức mạnh hiệu quả bên trong.
Sau cuộc trình diễn ngoạn mục của “Sapphire Nitro R7 370 “Bá đạo” phân khúc phổ thông“ trong phân khúc tầm trung, hãng lại tiếp tục tung ra sản phẩm Sapphire Nitro R9 380X 4GB nhằm vào phân khúc trung – cao cấp. Với chiến lược giá mới từ AMD, đây sẽ là “đòn hiểm” đánh vào “đội xanh” NVIDIA khi dòng sản phẩm R9 380 không thể hiện thật sự ấn tượng trong những cuộc đọ sức “tay đôi” với một GTX 960 quá “hung hăng” trong phân khúc này.
Có thể nói, với sức mạnh thuộc hàng “khủng” so với những mẫu sản phẩm sử dụng chip xử lý đồ họa R9 380X khác trên thị trường cũng như ngoại hình vô cùng bắt mắt, những gì mà Sapphire Nitro R9 380X 4GB thể hiện cho thấy sản phẩm sở hữu những đặc tính ưu tú để trở thành lựa chọn hợp lý nhất cho người dùng khi nâng cấp cạc đồ họa của mình.
ĐEN MÀ CHẮC!
Vẻ ngoài của Sapphire Nitro R9 380X 4GB khá đơn giản, không quá “hầm hố” hay lòe loẹt hút mắt người dùng với “ngôn ngữ thiết kế Nitro” nhất quán của hãng trong thời gian gần đây với tông màu… xám đen, khá mới lạ trong xu hướng “màu mè” của thị trường hiện tại. Nếu so sánh với dòng cạc đồ họa Gaming “nóng bỏng” của MSI, “hầm hố” của “thần cú Strix” đến từ ASUSthì Sapphire Nitro R9 380X 4GB tỏ ra khá “trầm lắng” nhưng lại tạo ra một phong cách chắc chắn khá riêng biệt.
Sapphire đã rất khéo léo khi sử dụng các sắc độ khác nhau của màu xám đen để tạo nên ấn tượng choSapphire Nitro R9 380X 4GB ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đi cùng với tông màu khá “độc” nay, “điểm nhấn thị giác” được hãng đặt vào trung tâm hai quạt tản nhiệt khá lớn chiếm gần hết diện tích phía trước của sản phẩm với hai tâm tròn ánh màu kim loại và dòng chữ Nitro mạ bạc.
Kiểu thiết kế này gợi mở khá sâu sắc cảm giác rằng: toàn bộ sản phẩm đều được kết cấu bằng kim loại, tạo nên phong thái cứng cáp, mạnh mẽ hơn khá nhiều so với các dòng cạc đồ họa “màu mè” vốn thường gây ra cảm giác… “nhựa” cho người sử dụng.
Khác với một Sapphire Nitro R7 370 khá “trần trụi” thì mặt sau Sapphire Nitro R9 380X 4GB là một “áo giáp” kim loại nguyên tấm với tông màu xám đen và các đường vân nằm ngang được thiết kế đem lại “cảm giác hi-tech” cho sản phẩm.
Mặc dù Sapphire Nitro R9 380X 4GB không thật sự dài và nặng đến nỗi phải cần đến “áo giáp” để nâng đỡ cho toàn bộ bảng mạch, nhưng Sapphire vẫn rất “chịu chơi” khi trang bị “tấm giáp” này nhằm nhấn mạnh độ vững chắc, cứng cáp của sản phẩm nhằm thu hút thị giác của người dùng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là lớp áo giáp này chỉ là một tấm kim loại được sơn phết đơn điệu, không thể hiện tỉ mỉ với các lỗ thoát nhiệt, lỗ “khoe” chân GPU như một vài thiết kế cao cấp của các hãng khác.
MẠNH HƠN, ÍT TỐN ĐIỆN HƠN!
Từ trước khi được ra mắt, các vi xử lý đồ họa R9 380X được xem như một phiên bản “xào lại” của AMD trên nền vi xử lý R9 280X khá “già cỗi”, với 4 năm “tung hoành” thị trường mà kết quả cho thấy các thông số của hai chip xử lý này khá “gần” nhau.
Cùng với 2048 bộ vi xử lý dòng (Stream Processor), hoạt động ở tốc độ xấp xỉ 1GHz được sản xuất trên nền kỹ thuật chế tạo chip 28nm, chip R9 380X trên Sapphire Nitro R9 380X 4GB cho thấy “bóng dáng” khá đậm của “bậc đàn anh” R9 280X, ngoại trừ việc sử dụng bộ nhớ RAM 4GB GDDR5 với giao tiếp 256bit, thay vì bộ nhớ 3GB GDDR5 với giao tiếp 384 bit trước đây.
Vậy đâu là “điểm nhấn” cho Sapphire Nitro R9 380X 4GB trước các dòng sản phẩm R9 280X trước đây?
Việc ứng dụng các kiến trúc mới của AMD lên chip xử lý R9 380X trên Sapphire Nitro R9 380X 4GBcho thấy hãng đã có nhiều nỗ lực tối ưu hiệu năng, khi sức mạnh của chip xử lý tăng xấp xỉ 10% so với người tiền nhiệm R9 280X ở cùng xung nhịp, trong khi mức tiêu thụ điện năng được cắt giảm khá đáng kể, giảm bớt “đau đầu” cho nhiều game thủ về vấn đề sử dụng nguồn.
Đối với phép thử nghiệm “quả bom xịt” Batman: Arkham Knight, sản phẩm đạt được tốc độ trung bình lên đến 70fps, trong khi tốc độ tối thiểu được “kéo lên” đến 41fps ở mức thiết lập cao nhất. Điều này cho thấy Batman: Arkham Knight không “ăn lẹm” vào bộ nhớ ảo (Virtual Memory), mà đã có đủ “không gian hoạt động” do dung lượng RAM được đẩy lên mức 4GB, mặc dù giao tiếp băng thông có chút hạ xuống.
Các phép thử khác cũng cho thấy một sự “bứt phá” tương đối so với R9 280X trước đây, đặc biệt là các game mới đòi hỏi ngày càng nhiều RAM đồ họa. Điều này cũng dễ hiểu khi tiêu chuẩn của game thủ ngày càng cao, thậm chí đến NVIDIA cũng phải cho ra mắt phiên bản 4GB GDDR5 của GTX 960 “già cỗi”. Sapphire Nitro R9 380X 4GB thể hiện khá xuất sắc ở tất cả các phép thử với tốc độ vô cùng mượt mà. Thậm chí với nhiều game, bạn hoàn toàn có thể “nếm thử” trải nghiệm ở độ phân giải “siêu cao” 4K như Tomb Raider hay Bioshock Infinite mà không gặp bất cứ vấn đề nào về khung hình cũng như RAM đồ họa.
Đối với bậc “đàn anh” đi trước như R9 280X, mức tiêu thụ điện “khổng lồ” luôn làm đau đầu các game thủ phổ thông sở hữu các bộ nguồn phổ biến trong tầm từ 400W đến 500W. R9 280X là một “con quái vật” ngốn điện đúng nghĩa với mức 280W ở phiên bản tiêu chuẩn (hay đến 320W ở các phiên bản “cao cấp”), nên mức nguồn được khuyến cáo cho các game thủ lên đến 550W, đây là một mức… “đắng lòng” các game thủ vốn quen các bộ nguồn tầm trung nhan nhản trên thị trường.Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi AMD trình làng chip xử lý R9 380X với nhiều tối ưu về mặt kiến trúc để đạt mức tiêu thụ năng lượng hợp lý hơn.
Sapphire Nitro R9 380X 4GB cho thấy sản phẩm chỉ cần hai đầu cấp điện 6 pin (thay vì cần một đầu cấp điện 6 pin và 8 pin như của R9 280X) với mức tiêu thụ điện tối đa vào khoảng 220W, “tiết kiệm” từ 60W tới 100W so với các cạc đồ họa R9 280X. Ở mức công suất này, các bộ nguồn 450W hoàn toàn có thể “gánh” Sapphire Nitro R9 380X 4GB gọn gàng mà không cần đến các bộ nguồn “khủng” như khuyến cáo trước đây.
MÁT LẠNH VỚI SAPPHIRE!
Không những tiêu tốn ít điện năng, Sapphire Nitro R9 380X 4GB còn “mát” đến không ngờ. Với hai quạt tản nhiệt cỡ lớn “chiếm dụng” hầu hết diện tích bề mặt sản phẩm, Sapphire Nitro R9 380X 4GBsở hữu nhiệt độ lý tưởng khi chơi game ở mức chỉ vỏn vẹn 68 độ C, mức kỷ lục nếu so sánh với mức 74 độ của sản phẩm đến từ ASUS, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng hoạt động bền bỉ của sản phẩm mà không phải “đứt gánh giữa chừng” do gặp các vấn đề về nhiệt độ.
Thêm một ưu điểm nữa của Sapphire Nitro R9 380X 4GB là các vòng bi trong hai quạt lớn hoạt động vô cùng êm ái, ngay cả khi cả hai đã hoạt động hết công suất ở mức 100%. Sapphire đã làm giảm tiếng ồn trong hệ thống quạt của mình khá hiệu quả, đem lại sự dễ chịu cho game thủ dù cho bạn phái đối mặt với những pha game “nảy lửa”.
“HẠT SẠN” DUY NHẤT!
Điểm trừ duy nhất có thể thấy trong thiết kế của Sapphire, trên mẫu sản phẩm Sapphire Nitro R9 380X 4GB, chính là các ống dẫn nhiệt được để màu đồng “nguyên thủy” mà không mạ Nikel như nhiều sản phẩm khác trên thị trường. Thiết kế này khá đẹp lúc sản phẩm còn mới nhưng nhanh chóng làm sản phẩm “xuống sắc” do chất liệu đồng bị oxy hóa khá mạnh sau thời gian sử dụng.
TỔNG QUAN
Sapphire Nitro R9 380X 4GB sở hữu thiết kế ấn tượng, mang lại cảm giác cứng cáp, vững chãi của kim loại, không quá "nịnh mắt" nhưng vẫn rất thu hút.
Quạt tản nhiệt hiệu quả, sức mạnh hấp dẫn là điểm nhấn sáng giá của Sapphire Nitro R9 380X 4GBtrong cuộc chiến chống lại "đội xanh".
Thế nhưng không thể phủ nhận được rằng những sản phẩm thuộc dòng “Nitro” của Sapphire luôn là những sản phẩm có chất lượng nhất của “đội đỏ”, khi hãng nổi tiếng chăm chút kỹ lưỡng các sản phẩm của mình từ kết cấu bên ngoài đến sức mạnh hiệu quả bên trong.
Sau cuộc trình diễn ngoạn mục của “Sapphire Nitro R7 370 “Bá đạo” phân khúc phổ thông“ trong phân khúc tầm trung, hãng lại tiếp tục tung ra sản phẩm Sapphire Nitro R9 380X 4GB nhằm vào phân khúc trung – cao cấp. Với chiến lược giá mới từ AMD, đây sẽ là “đòn hiểm” đánh vào “đội xanh” NVIDIA khi dòng sản phẩm R9 380 không thể hiện thật sự ấn tượng trong những cuộc đọ sức “tay đôi” với một GTX 960 quá “hung hăng” trong phân khúc này.
Có thể nói, với sức mạnh thuộc hàng “khủng” so với những mẫu sản phẩm sử dụng chip xử lý đồ họa R9 380X khác trên thị trường cũng như ngoại hình vô cùng bắt mắt, những gì mà Sapphire Nitro R9 380X 4GB thể hiện cho thấy sản phẩm sở hữu những đặc tính ưu tú để trở thành lựa chọn hợp lý nhất cho người dùng khi nâng cấp cạc đồ họa của mình.
ĐEN MÀ CHẮC!
Vẻ ngoài của Sapphire Nitro R9 380X 4GB khá đơn giản, không quá “hầm hố” hay lòe loẹt hút mắt người dùng với “ngôn ngữ thiết kế Nitro” nhất quán của hãng trong thời gian gần đây với tông màu… xám đen, khá mới lạ trong xu hướng “màu mè” của thị trường hiện tại. Nếu so sánh với dòng cạc đồ họa Gaming “nóng bỏng” của MSI, “hầm hố” của “thần cú Strix” đến từ ASUSthì Sapphire Nitro R9 380X 4GB tỏ ra khá “trầm lắng” nhưng lại tạo ra một phong cách chắc chắn khá riêng biệt.
Sapphire đã rất khéo léo khi sử dụng các sắc độ khác nhau của màu xám đen để tạo nên ấn tượng choSapphire Nitro R9 380X 4GB ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đi cùng với tông màu khá “độc” nay, “điểm nhấn thị giác” được hãng đặt vào trung tâm hai quạt tản nhiệt khá lớn chiếm gần hết diện tích phía trước của sản phẩm với hai tâm tròn ánh màu kim loại và dòng chữ Nitro mạ bạc.
Kiểu thiết kế này gợi mở khá sâu sắc cảm giác rằng: toàn bộ sản phẩm đều được kết cấu bằng kim loại, tạo nên phong thái cứng cáp, mạnh mẽ hơn khá nhiều so với các dòng cạc đồ họa “màu mè” vốn thường gây ra cảm giác… “nhựa” cho người sử dụng.
Khác với một Sapphire Nitro R7 370 khá “trần trụi” thì mặt sau Sapphire Nitro R9 380X 4GB là một “áo giáp” kim loại nguyên tấm với tông màu xám đen và các đường vân nằm ngang được thiết kế đem lại “cảm giác hi-tech” cho sản phẩm.
Mặc dù Sapphire Nitro R9 380X 4GB không thật sự dài và nặng đến nỗi phải cần đến “áo giáp” để nâng đỡ cho toàn bộ bảng mạch, nhưng Sapphire vẫn rất “chịu chơi” khi trang bị “tấm giáp” này nhằm nhấn mạnh độ vững chắc, cứng cáp của sản phẩm nhằm thu hút thị giác của người dùng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là lớp áo giáp này chỉ là một tấm kim loại được sơn phết đơn điệu, không thể hiện tỉ mỉ với các lỗ thoát nhiệt, lỗ “khoe” chân GPU như một vài thiết kế cao cấp của các hãng khác.
MẠNH HƠN, ÍT TỐN ĐIỆN HƠN!
Từ trước khi được ra mắt, các vi xử lý đồ họa R9 380X được xem như một phiên bản “xào lại” của AMD trên nền vi xử lý R9 280X khá “già cỗi”, với 4 năm “tung hoành” thị trường mà kết quả cho thấy các thông số của hai chip xử lý này khá “gần” nhau.
Cùng với 2048 bộ vi xử lý dòng (Stream Processor), hoạt động ở tốc độ xấp xỉ 1GHz được sản xuất trên nền kỹ thuật chế tạo chip 28nm, chip R9 380X trên Sapphire Nitro R9 380X 4GB cho thấy “bóng dáng” khá đậm của “bậc đàn anh” R9 280X, ngoại trừ việc sử dụng bộ nhớ RAM 4GB GDDR5 với giao tiếp 256bit, thay vì bộ nhớ 3GB GDDR5 với giao tiếp 384 bit trước đây.
Vậy đâu là “điểm nhấn” cho Sapphire Nitro R9 380X 4GB trước các dòng sản phẩm R9 280X trước đây?
Việc ứng dụng các kiến trúc mới của AMD lên chip xử lý R9 380X trên Sapphire Nitro R9 380X 4GBcho thấy hãng đã có nhiều nỗ lực tối ưu hiệu năng, khi sức mạnh của chip xử lý tăng xấp xỉ 10% so với người tiền nhiệm R9 280X ở cùng xung nhịp, trong khi mức tiêu thụ điện năng được cắt giảm khá đáng kể, giảm bớt “đau đầu” cho nhiều game thủ về vấn đề sử dụng nguồn.
Đối với phép thử nghiệm “quả bom xịt” Batman: Arkham Knight, sản phẩm đạt được tốc độ trung bình lên đến 70fps, trong khi tốc độ tối thiểu được “kéo lên” đến 41fps ở mức thiết lập cao nhất. Điều này cho thấy Batman: Arkham Knight không “ăn lẹm” vào bộ nhớ ảo (Virtual Memory), mà đã có đủ “không gian hoạt động” do dung lượng RAM được đẩy lên mức 4GB, mặc dù giao tiếp băng thông có chút hạ xuống.
Các phép thử khác cũng cho thấy một sự “bứt phá” tương đối so với R9 280X trước đây, đặc biệt là các game mới đòi hỏi ngày càng nhiều RAM đồ họa. Điều này cũng dễ hiểu khi tiêu chuẩn của game thủ ngày càng cao, thậm chí đến NVIDIA cũng phải cho ra mắt phiên bản 4GB GDDR5 của GTX 960 “già cỗi”. Sapphire Nitro R9 380X 4GB thể hiện khá xuất sắc ở tất cả các phép thử với tốc độ vô cùng mượt mà. Thậm chí với nhiều game, bạn hoàn toàn có thể “nếm thử” trải nghiệm ở độ phân giải “siêu cao” 4K như Tomb Raider hay Bioshock Infinite mà không gặp bất cứ vấn đề nào về khung hình cũng như RAM đồ họa.
Đối với bậc “đàn anh” đi trước như R9 280X, mức tiêu thụ điện “khổng lồ” luôn làm đau đầu các game thủ phổ thông sở hữu các bộ nguồn phổ biến trong tầm từ 400W đến 500W. R9 280X là một “con quái vật” ngốn điện đúng nghĩa với mức 280W ở phiên bản tiêu chuẩn (hay đến 320W ở các phiên bản “cao cấp”), nên mức nguồn được khuyến cáo cho các game thủ lên đến 550W, đây là một mức… “đắng lòng” các game thủ vốn quen các bộ nguồn tầm trung nhan nhản trên thị trường.Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi AMD trình làng chip xử lý R9 380X với nhiều tối ưu về mặt kiến trúc để đạt mức tiêu thụ năng lượng hợp lý hơn.
Sapphire Nitro R9 380X 4GB cho thấy sản phẩm chỉ cần hai đầu cấp điện 6 pin (thay vì cần một đầu cấp điện 6 pin và 8 pin như của R9 280X) với mức tiêu thụ điện tối đa vào khoảng 220W, “tiết kiệm” từ 60W tới 100W so với các cạc đồ họa R9 280X. Ở mức công suất này, các bộ nguồn 450W hoàn toàn có thể “gánh” Sapphire Nitro R9 380X 4GB gọn gàng mà không cần đến các bộ nguồn “khủng” như khuyến cáo trước đây.
MÁT LẠNH VỚI SAPPHIRE!
Không những tiêu tốn ít điện năng, Sapphire Nitro R9 380X 4GB còn “mát” đến không ngờ. Với hai quạt tản nhiệt cỡ lớn “chiếm dụng” hầu hết diện tích bề mặt sản phẩm, Sapphire Nitro R9 380X 4GBsở hữu nhiệt độ lý tưởng khi chơi game ở mức chỉ vỏn vẹn 68 độ C, mức kỷ lục nếu so sánh với mức 74 độ của sản phẩm đến từ ASUS, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng hoạt động bền bỉ của sản phẩm mà không phải “đứt gánh giữa chừng” do gặp các vấn đề về nhiệt độ.
Thêm một ưu điểm nữa của Sapphire Nitro R9 380X 4GB là các vòng bi trong hai quạt lớn hoạt động vô cùng êm ái, ngay cả khi cả hai đã hoạt động hết công suất ở mức 100%. Sapphire đã làm giảm tiếng ồn trong hệ thống quạt của mình khá hiệu quả, đem lại sự dễ chịu cho game thủ dù cho bạn phái đối mặt với những pha game “nảy lửa”.
“HẠT SẠN” DUY NHẤT!
Điểm trừ duy nhất có thể thấy trong thiết kế của Sapphire, trên mẫu sản phẩm Sapphire Nitro R9 380X 4GB, chính là các ống dẫn nhiệt được để màu đồng “nguyên thủy” mà không mạ Nikel như nhiều sản phẩm khác trên thị trường. Thiết kế này khá đẹp lúc sản phẩm còn mới nhưng nhanh chóng làm sản phẩm “xuống sắc” do chất liệu đồng bị oxy hóa khá mạnh sau thời gian sử dụng.
TỔNG QUAN
Sapphire Nitro R9 380X 4GB sở hữu thiết kế ấn tượng, mang lại cảm giác cứng cáp, vững chãi của kim loại, không quá "nịnh mắt" nhưng vẫn rất thu hút.
Quạt tản nhiệt hiệu quả, sức mạnh hấp dẫn là điểm nhấn sáng giá của Sapphire Nitro R9 380X 4GBtrong cuộc chiến chống lại "đội xanh".