Moto Z được biết đến như phiên bản Droid dành cho Verizon, và bỏ qua những thứ như các phần mềm bloatware đến từ Verizon cũng như cái tên khá rườm rà nào là “Moto Z Droid Edition” hay “Moto Z Force Droid Edition”, thì 2 thiết bị mới ra mắt của chúng ta có những đặc điểm vô cùng thú vị để khiến chúng ta quan tâm đến chúng. Đầu tiên, ấn tượng nhất có thể kể đến những tùy chọn về các phụ kiện đi kèm từ Moto Mods cho phép người dùng bổ sung thêm các tính năng bằng các thiết bị gắn ngoài tương tự như LG G5 đã từng làm trước đây, nhưng được đánh giá tốt và hiệu quả hơn rất nhiều
Ưu điểm:
+ Tích hợp cảm biến vân tay
+ Các công cụ trong Moto Mods khá tuyệt vời
+ Khả năng tùy biến cao
+ Hai sự lựa chọn về thiết bị với sự tương đồng lớn trong tính năng
Khuyết điểm:
+ Không có jack cắm tai nghe tích hợp
+ Cảm biến vân tay chưa được đánh giá cao
+ Camera 13MP của thiết bị chưa có màn trình diễn tốt trong điều kiện thiếu sáng
Moto Z và Moto Z Force – Thông số kĩ thuật
Cả Moto Z lẫn Moto Z Force trong đợt ra mắt lần này không có quá nhiều sự khác nhau trong những thông số kĩ thuật của mình, thậm chí là gần như giống nhau hoàn toàn ngoại trừ kích thước, khối lượng, hay độ phân giải của từng thiết bị có đôi chút khác biệt so với nhau mà chúng ta có thể xem xét một cách rõ ràng hơn dưới đây
Moto Z và Moto Z Force – Phần cứng
Trong lần ra mắt lần này, không những chỉ có một Moto Z được giới thiệu, mà đồng thời cùng lúc có đến hai phiên bản khác nhau của nó với một Moto Z nguyên gốc, và những sự thay đổi nho nhỏ trong Moto Z Force để đáp ứng nhu cầu người dùng một cách tốt hơn. Mặc dù vậy, những gì chúng ta có về hai phiên bản này gần như tương đồng với nhau trong hầu hết các thông số quan trọng của một thiết bị di động, đến sự tương thích cùng nhau với các phụ kiện gắn ngoài trong bộ sản phẩm Moto Mods bởi thiết kế và kích thước của nó. Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất được tìm thấy trên Z Force là một viên pin với dung lượng cao hơn, camera độ phân giải tốt hơn, màn hình ShatterShield chống va đập, và một mức giá cao hơn đã tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn của khách hàng chứ không hề trói buộc họ vào việc mua hay không Moto Z nữa
Điểm ấn tượng lớn nhất về Moto Z lẫn Moto Z Force có lẽ đến từ bộ sản phẩm Moto Mods. Cũng được thiết kế dạng module như LG phát triển cho chính chiếc G5 của mình, nhưng tạm biệt với các khớp nối rườm rà, thì những nhà sản xuất của nó đã thông minh hơn khi dùng thiết kế từ tính cho phép việc tháo ra lắp vào vô cùng dễ dàng và thuận tiện nhưng không kém phần chắc chắn, và đây chính là điểm khác biệt cũng như ưu thế mà LG G5 không có mặc dù họ là những người đi tiên phong trong lĩnh vực này ở thời điểm hiện tại
Về cơ bản, Moto Z và Moto Z Force khi chưa có Moto Mods không khác quá nhiều so với những thiết bị smartphone cơ bản khác chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được trên thị trường. Cụm camera tròn hơi lồi ra ở mặt sau do sự không tương đồng bởi cấu tạo của nó và độ mỏng đến mức tối ưu của thiết bị, rồi một cảm biến vân tay vuông vức đặt ngay bề mặt trước của thiết bị. Phần mặt lưng của thiết bị không có quá nhiều đặc biệt với thiết kế hoàn toàn phẳng với biểu tượng quen thuộc của Motorola, nhưng đi kèm với nó là các cổng kết nối mạ vàng để tạo sự tương thích với Moto Mods khi người dùng cần đến nó
Độ mỏng của Moto Z sẽ là thứ khiến cho bạn cảm thấy ấn tượng với những gì mà nó được tạo nên khi nó chỉ có 5.19mm trong những thông số của mình chưa bao gồm camera, trong khi Moto Z Force có phần dày hơn với 6.99mm, nhưng vẫn là một điều ấn tượng ở thời điểm hiện tại, tất nhiên những con số kể trên được kiểm tra trong điều kiện không có bất kì một bộ phận bổ trợ nào gắn ở mặt lưng thiết bị. Rõ ràng thì mặc dù mà trong hộp của sản phẩm có đi kèm phần ốp lưng Style Shell nhưng có lẽ chúng ta cũng không thực sự cần chúng cho lắm bởi nó không có gì quá đặc biệt để tạo nên sự khác biệt và việc sử dụng thiết bị vẫn bình thường như lúc không có nó
Mỏng là một đặc điểm đặc biệt của Moto Z, thế nhưng việc quá mỏng và quá phẳng đã khiến cho việc cầm nắm hay tương tác với thiết bị trở nên khá khó khăn. Trong khi đó, với gần 7mm của mình, Moto Z Force lại tỏ ra thuận tiện hơn trong tay người dùng, và điều này được thể hiện một cách rõ ràng hơn với một Nexus 6P có cùng kích cỡ tương đương. Nhưng ngay cả như thế đi chăng nữa, thì việc đi kèm với Style Shell vẫn là điều mà chúng ta nên làm khi mà cụm camera lồi ra sẽ trở thành một trong những bộ phận dễ bị hư hại nhất do tác động từ môi trường, mà Style Shell sẽ như là vỏ bọc cơ bản để hạn chế phần nào các tác hại kể trên. Thứ hai là nó vẫn tạo một cảm giác trông như một Moto Z lúc không gắn nhưng có độ dày tốt hơn để chúng ta có thể thoải mái tương tác mà không sợ bị trượt tay chỉ vì nó quá mỏng và phẳng
Moto Z và Moto Z Force – Màn hình hiển thị
Bắt đầu với màn hình hiển thị của hai thiết bị này khi nó gần như là thứ đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất, cũng như đây chính là bề mặt mà chúng ta dành nhiều thời gian để tương tác nhất. Về tổng thể, cả hai thiết bị trong dòng Moto Z đều mang đến cho người dùng một màn hình 5.5-inch trên tấm nền AMOLED. Có thể so với những thiết bị khác đến từ Samsung với công nghệ tương tự, những Moto Z không mang đến chất lượng tương đương theo tỉ lệ 1:1, nhưng không thể phủ nhận rằng nó khá tốt ngay cả trong mọi điều kiện từ trong nhà đến ngoài trời. Với tính năng cân bằng độ sáng tự động cho phép mọi thứ được điều chỉnh theo các điều kiện môi trường khác nhau với chất lượng khá tốt khi đủ để người dùng có thể tương tác một cách dễ dàng bên cạnh tùy chọn khác với tùy chỉnh bằng tay nếu bạn muốn mọi thứ sáng hơn hay tối hơn những gì mà thiết bị đề nghị
Trong những tùy chỉnh của mình, nhà phát triển Moto Z lần này cũng mang đến các tùy chọn về màu sắc khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu, với “Color Mode” hướng đến sự chuyển đổi giữa các tấm nền màu để mọi thứ trở nên thực tế hơn, hay “Vibrant” hướng đến sự cân bằng giữa độ bão hòa màu sắc cũng như tối ưu nó và đây cũng là tính năng được cài đặt mặc định khi mà bạn cầm trên tay thiết bị này. Và nhìn chung thì chế độ Vibrant này cũng đã khá tuyệt để trải nghiệm mà không cần phải chuyển đổi qua lại giữa các tùy chọn nữa
Đương nhiên là với việc chúng ta đang đánh giá về một sản phẩm mang thương hiệu Moto thì không thể nào bỏ qua tùy chọn về Moto Display khi nó cho phép các thông báo được hiện nhanh lên trên màn hình để người dùng theo dõi khi thiết bị đang ở trạng thái nghỉ bằng việc nhận ra rằng liệu tay bạn có đang tiến lại gần nó hay không, và nếu bạn không muốn bị làm phiền trong buổi tối, bạn có thể tạm thời tắt chúng đi và bật lại vào sáng hôm sau bằng thời gian biểu được thiết lập cho chính tính năng này
Một trong những cài đặt khác mà bạn nên hướng mắt đến chính là thời gian nghỉ của thiết bị hay chế độ Sleep. Mặc định, thời gian này được đặt khoảng 2 phút, một thời gian lãng phí vô ích khi chúng ta gần như không sử dụng gì trong khoảng thời gian này nhưng thiết bị vẫn hoạt động khiến thời lượng pin bị giảm đi đáng kể, và việc giảm nó xuống là điều cần thiết khi bạn vừa cầm chiếc máy này trên tay
So với người anh em Moto Z của mình, thì phiên bản Moto Z Force có một lợi thế lớn hơn nhờ vào công nghệ ShatterShield. Với công nghệ này, Moto Z Force có vẻ chắc chắn hơn khi được gia tăng khả năng bảo vệ một cách đáng kể khỏi việc bị va đập hay làm rớt khiến màn hình bị vỡ. Thật ra thì đây không phải lần đầu chúng ta thấy công nghệ ShatterShield trên những dòng sản phẩm Moto khi trước đây, Droid Turbo 2 cũng được tích hợp tấm màn này giúp màn hình được bảo vệ tốt hơn nhưng lại không làm ảnh hưởng tới bất kì trải nghiệm nào với màn hình cảm ứng của thiết bị, và một lần nữa, Moto Z Force đã đáp ứng đúng như những gì mà chúng ta từng mong đợi ở công nghệ này
Cảm biến vân tay
Cuối cùng thì sau một thời gian dài, chúng ta cũng chính thức có tính năng cảm biến vân tay trên những dòng Moto cao cấp. Hiện nay, Moto Z sử dụng cụm cảm biến được đặt bên dưới màn hình và bên dưới biểu tượng của Moto. Nó hoạt động khá tốt khi mang đến gần như tất cả những gì mà người dùng mong muốn ở một cảm biến vân tay trong thời điểm hiện tại
Một trong những tính năng nghe có vẻ hấp dẫn của cụm cảm biến này chính là việc Moto cho phép người dùng đưa thiết bị vào trạng thái nghỉ nữa, chứ không đơn thuần là chỉ bật nó lên. Nhìn chung thì đây khá hữu dụng khi chúng ta có thể tương tác trực tiếp với nó một cách dễ dàng mà không cần quan tâm quá nhiều về nút nguồn vật lý được đặt bên hông máy. Thế nhưng có lẽ tính năng này không mấy khác biệt lắm khi chúng ta vẫn có thói quen sử dụng nút vật lý nhiều hơn bởi nó gần như quá quen thuộc với chúng ta kể từ khi một thiết bị smartphone ra mắt đến nay, và việc chuyển đổi sử dụng này có thể sẽ khiến nhiều người làm quen lại từ đầu, hoặc nó gần như bị bỏ qua hoàn toàn
Sự loại bỏ jack cắm tai nghe tích hợp
Trong thời gian vừa qua, giấy mực của giới báo chí đã tốn khá nhiều cho việc về một iPhone 7 với việc loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm quen thuộc, thế nhưng Moto mới là người làm nên khác biệt khi ứng dụng điều này trên chính Moto Z vừa qua. Thay vào việc tích hợp trực tiếp, thì giờ đây, nó được xem như là tùy chọn bổ sung thêm với một cổng chuyển thông qua USB-C hoặc người dùng bắt buộc sử dụng tai nghe Bluetooth nếu muốn làm điều này
Thật khó để đưa ra một kết luận chính xác về chất lượng âm thanh với việc thay thế này bởi mỗi người có một cảm nhận mỗi khác. Theo ý kiến cá nhân, thì những gì mà bộ chuyển đổi mang lại khá ổn, mặc dù trong những lần đầu tiên, mình cảm thấy khá bất tiện khi nó chiếm dụng cổng USB-C nhưng sau đó, mọi sự phàn nàn về nó đã phần nào bị dập tắt khi chất lượng được đảm bảo và cũng không có quá nhiều bất tiện khi đơn giản là khi chúng ta cắm sạc, thì việc nghe nhạc cũng không được sử dụng quá nhiều
Đương nhiên thì việc có thêm bộ chuyển vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề rằng thông thường thì việc cắm jack tai nghe 3.5mm ở đâu khi mà chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào nó chứ không có sự độc lập như trước đây. Thứ hai việc bỏ thêm một khoản phí ra để mua bộ chuyển liệu có thực sự hữu ích hơn việc mà bạn thay thế trải nghiệm bằng tai nghe Bluetooth? Và tất cả câu trả lời đó có lẽ phải chờ đến khi mà thiết bị này chính thức được bán ra trong khoảng thời gian tới đây
Moto Z và Moto Z Force – Hiệu năng và thời lượng pin
Với việc ra mắt ở thời điểm hiện tại, thì một thiết bị như Moto Z không khó để được trang bị cho mình bộ vi xử lí mạnh mẽ Snapdragon 820 đến từ Qualcomm như là một điểm nhấn dành cho hiệu năng của thiết bị. Và điều này được thể hiện trong những trải nghiệm trực tiếp với nó trong hơn 1 tuần qua khi các ứng dụng được mở lên khá nhanh chóng, hoạt động mượt mà, và không có bất kì trở ngại nào trong vấn đề đa nhiệm khi chuyển đổi qua lại cùng lúc nhiều ứng dụng khác nhau nhờ vào sự trợ giúp không hề nhỏ đến từ 4GB RAM
Thời lượng pin luôn là một câu hỏi khá lớn không những trên Moto Z mà còn trên tất cả những thiết bị di động khác có mặt trên thị trường. Về các thông số, cả Moto Z và Moto Z Force tỏ ra khá ấn tượng với dung lượng pin lần lượt là 2600mAh và 3500mAh, lớn hơn 35% so với phiên bản gốc. Trong điều kiện sử dụng như bình thường, Moto Z có thể hoạt động trong vòng 12 tiếng kể từ sáng đến trước lúc phải cắm sạc lại một lần nữa vào buổi tối với dung lượng còn lại luôn ở mức khoảng 25%. Trong khi đó, với việc lớn hơn 35% dung lượng đã giúp cho thời gian này kéo dài hơn đến 3 tiếng trước khi thực hiện việc sạc trong cùng điều kiện pin còn lại tương đương. Có thể không tới 2 ngày, nhưng những gì mà Moto Z và Moto Z Force đáp ứng được cũng đủ phần nào chiều lòng được những người khách hàng khó tính nhất của hãng
Điểm nhấn lớn nhất về pin của thiết bị chính là công nghệ sạc nhanh của họ khác rất nhiều so với những công nghệ sạc nhanh thông thường mà chúng ta vẫn thường nhắc đến mỗi ngày. Cả hai thiết bị ra mắt lần này đều sử dụng TurboPower khá nổi tiếng từ trước đến nay về công nghệ sạc nhanh trên các dòng máy Moto được trang bị nó, với phiên bản Moto Z là TurboPower 15 thì Moto Z Force là TurboPower 30, và các con số này biểu trưng ngõ ra của các bộ sạc là 15W hay 30W
Việc sạc nhanh của từng thiết bị không đơn thuần phụ thuộc vào công suất nguồn cung cấp cho nó là bao nhiêu, mà hiệu suất liệu bao nhiêu phần trăm trong đó được chuyển đổi thành pin thực tế là bao nhiêu cũng chiếm phần không kém quan trọng. Moto Z Force với bộ nguồn lớn hơn và dung lượng pin lớn hơn cho phép 35% dung lượng pin được nạp vào trong vòng 15 phút (từ 20% đến 55%). Và trong 15 phút tiếp theo, thật không khó để con số này đạt lên đến 75% dung lượng. Trong khi đó, thì tỉ lệ này có phần thấp hơn trên Moto Z nguyên bản với 22% trong vòng 15 phút đầu với khởi điểm tương tự, và đạt mức 65% trong vòng 15 phút tiếp theo của việc sạc
Moto Mods
Đã đến lúc nhắc đến phần hấp dẫn nhất của Moto Z trong lần ra mắt lần này – Moto Mods. Có lẽ không cần phải giới thiệu quá nhiều về nó khi phần nào cái tên đã thể hiện hết tất cả những gì mà nó mang lại. Không sai, đó là bộ công cụ tùy chỉnh về tính năng cho Moto Z lẫn Moto Z Force được gắn ở mặt lưng thiết bị thông qua hệ thống từ tính, và không những chỉ có 1 bộ phận hoạt động 1 lúc, mà tất cả các bộ phận đều có thể liên kết với nhau cùng 1 lúc trên cùng 1 thiết bị nhờ vào chính từ tính, và sau đó, căn cứ vào bộ phận nào được gắn vào mà hệ thống phần mềm sẽ có những tùy chỉnh tương ứng để mang đến sự tiện lợi cho những người dùng của mình
Không những chỉ đơn thuần là gắn vào, mà đó còn là sự tương tác qua lại giữa chúng mà chính thiết bị bạn đang sử dụng sẽ là trung gian cho việc này thông qua Moto Widget trên màn hình được sử dụng như trung tâm ra lệnh, cho phép bạn quản lý một cách tốt nhất thời lượng pin, cũng như bất kì một phụ kiện được gắn vào nó, và các công cụ thông báo sẽ cho phép người dùng nhận được nhiều thông tin từ chính các bộ phận này mang lại
Tất nhiên là việc chúng ta điểm qua cùng lúc tất cả các Moto Mods ở trong bài viết này sẽ không đủ để chúng ta thấy được toàn bộ tính năng mà nó đem lại, và vì thế mà hãy theo dõi bài viết về tính năng này sau này
Moto Z và Moto Z Force – Hệ điều hành
Không những tương đồng về phần cứng, tính năng, mà cả Moto Z và Moto Z Force đều sử dụng hệ điều hành tương tự nhau. Có thể chúng ta thấy mọi thứ không thực sự giống hệt nhau bởi Moto Z Force có độ phân giải cao hơn khiến cách nhìn của chúng ta có đôi chút thay đổi, nhưng bên trong nền tảng, rất khó để kiếm ra được điểm khác biệt nào nổi trội về những tính năng mà nó mang lại
Nhìn chung, hệ điều hành của Moto Z lần này dựa trên nguyên bản Android 6.0.1 Marshmallow của Google đi kèm với những tùy chỉnh nhằm gia tăng sự tương thích cũng như bổ sung các tính năng trong ứng dụng từ phía Moto và Verizon. Về giao diện, thứ ấn tượng nhất trong lần tương tác đầu tiên chính là khá trực quan và đơn giản khi màn hình ngoài các công cụ cơ bản của Google, chúng ta có thể thấy Moto Widget hỗ trợ Moto Mods hiển thị như một đồng hồ số và dự báo thời tiết, dung lượng pin, bên cạnh các thành phần cơ bản khác thường thấy ở một nền tảng Android, tạo ra sự thuận tiện nhất có thể cho những người dùng sử dụng chính thiết bị này
Những tùy chỉnh tiêu chuẩn của dòng Moto một lần nữa khiến chúng ta cảm thấy thích thú với thiết bị của nó. Moto Voice cho phép bạn tương tác với thiết bị thông qua giọng nói với các câu lệnh, hay Moto Display cung cấp không ít các thông tin hữu ích bất kì lúc nào mà bạn muốn, và Moto Action sử dụng các cử chỉ để tạo các đường tắt đến các ứng dụng hay các tính năng nào nhằm giảm bớt đi những thao tác rườm rà mà vẫn đạt hiệu quả tương đương
Có lẽ những tùy chỉnh về tính năng của Moto là thứ mà chúng ta ít cảm thấy phải phàn nàn nhất khi mà mặc dù chúng không có bất kì một cuộc cách mạng nào quá lớn, nhưng chất lượng là điều không có gì để bàn cãi khi rõ ràng tất cả đều hữu ích và thuận tiện cho người dùng. Có thể sẽ khá khó khăn và tốn thời gian để làm quen với những ứng dụng này khi bạn chưa bao giờ sử dụng bất kì một thiết bị nào trong dòng sản phẩm Moto, thế nhưng sau đó, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ tuyệt vời, thú vị và dễ dàng như thế nào, thậm chí sẽ có nhiều người cảm thấy rằng tại sao nó tốt đến như vậy chỉ với vài giờ trải nghiệm những tính năng mà nó mang lại
Thế nhưng bên cạnh các phần mềm mặc định của hệ thống Moto, thì trên Moto Z và Moto Z Force, chúng ta còn sẽ được bắt gặp các ứng dụng khác đến từ Verizon cài đặt sẵn, từ Amazon Kindle đến Audible, Hotels.com, NFL Mobile, Slacker Radio, VZ Protect, VZ Navigator, Voice Email, My Verizon, Message+, Verizon Cloud… Đồng ý rằng các ứng dụng này không hề tệ, thế nhưng không phải toàn bộ trong số chúng cũng hữu ích và người dùng sử dụng hết. Và thật may mắn khi nhà phát triển cho phép chúng ta ngưng sử dụng các ứng dụng kể trên, hoặc một vài ứng dụng trong số chúng còn cho phép gỡ bỏ hoàn toàn để trả lại phần tài nguyên cho các ứng dụng khác cần thiết hơn từ Google Play Store
Thật sự Moto đã làm tốt trong mảng phần mềm và hệ điều hành, mặc dù vẫn còn những điểm ảnh hưởng từ lượng lớn các phần mềm bloatware, nhưng nhìn chung thì nó khá là đáng để sử dụng
Moto Z và Moto Z Force – Camera
Giống nhau trong phần lớn các thông số kĩ thuật, thế nhưng ở mảng camera, thì Moto Z và Moto Z Force lại mang trong mình những đặc điểm hoàn toàn riêng biệt. Trong khi trên Moto Z với 13MP cho cụm camera chính đi kèm khả năng khử rung quang học OIS và khẩu độ f/1.8 thì phiên bản Moto Z Force lại có sự nâng cấp hơn với 21MP, và cả hai đều có cụm camera phụ ở mặt trước với độ phân giải tương đương nhau ở mức 5MP
Tuy vậy thì mặc định những camera này không cho hình ảnh ở độ phân giải cao nhất khi người dùng lần đầu tiên sử dụng thiết bị, vì thế mà có thể ở những lần cầm máy đầu tiên, chất lượng hình ảnh sẽ thấp hơn khá nhiều khiến chúng ta cảm thấy thiết bị này có vấn đề và điều đó hoàn toàn không phải. Và chỉ cần chỉnh lại một chút thông số ở phần cài đặt, ngay lập tức sức mạnh của cụm camera 13MP và 21MP sẽ được thể hiện trước mắt người dùng. Có một điểm yêu thích trên những camera của Moto chính là ở độ phân giải nào, tỉ lệ khung hình vẫn được giữ mức ổn định 16:9, và sự tương thích để xem trên mọi thiết bị từ màn hình điện thoại tới máy tính cũng không hề quá khó khăn so với nhiều hãng khác trên thị trường
Trong những thử nghiệm thực tế với cả Moto Z và Moto Z Force trong điều kiện ban ngày, cả hai thiết bị này mặc dù không phải là tốt nhất để so sánh với những cái tên đến từ Samsung hay Sony, thế nhưng những trải nghiệm từ chúng vẫn được đảm bảo ở mức khá tốt để bạn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp cũng như chia sẻ chúng một cách trực tiếp lên các mạng xã hội như Facebook hay Instagram hoàn toàn dễ dàng. Còn trong những khoảng thiếu sáng hay chụp đêm, khẩu độ f/1.8 tạo ra một lợi thế giúp các bức ảnh sáng hơn, nhiều chi tiết hơn mà không gặp các vấn đề khó khăn nào ở chế độ tự động Auto, và với Manual, nếu bạn thực sự chuyên nghiệp với những chiếc máy DSLR thì có thể Moto Z và phiên bản Moto Z Force còn cho ra những bức hình tuyệt vời hơn so với Auto Mode
Moto Z và Moto Z Force – Tổng kết
Nhìn chung, Moto Z và phiên bản Moto Z Force của nó chất lượng tốt và đáng để lựa chọn trong hàng loạt những thiết bị có mặt trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Không có gì để bàn cãi quá nhiều về chất lượng của hai thiết bị này khi chúng ta đã bàn bạc quá kĩ trong phần đánh giá ở trên, và một câu hỏi được đặt ra trong quá trình lựa chọn thiết bị này lại đến từ Moto Mods khi nó có ý nghĩa thế nào đối với từng người sử dụng
Rõ ràng, Moto đi kèm với Moto Mods đồng nghĩa nó có một ý nghĩa nào đó khi nó mang đến cho người dùng không ít sự lựa chọn về tính năng mở rộng. Style Shell cho phép người dùng tùy chỉnh thiết bị về góc nhìn một cách tốt và đảm bảo sự an toàn cho cụm camera có xu hướng lồi ra ở mặt lưng, JBL Sound Speaker thì lại mang đến khả năng hỗ trợ chất lượng âm thanh để biến Moto Z và Moto Z Force thành một chiếc máy nghe nhạc thực thụ, Incipio Power Packs mở rộng dung lượng pin như một viên pin gắn ngoài để kéo dài thời lượng sử dụng khi người dùng đi công tác ngắn hạn hay trong những chuyến đi không thực sự thuận tiện trong việc nạp lại pin bằng nguồn điện trực tiếp. Đương nhiên, thì việc lựa chọn một Moto Z hay Moto Z Force không yêu cầu một hay vài thiết bị Moto Mods nào đi kèm, thế nhưng việc thiếu nó sẽ làm hai thiết bị này không đúng với ý nghĩa mà nó được tạo ra ban đầu, vì thế mà bạn cần cân nhắc nếu muốn sử dụng Moto Mods hoặc lựa chọn cái tên khác trên thị trường nếu chỉ muốn một thiết bị phổ thông thông thường
Theo Android Central