Đánh giá nhanh Kiwibox S1: tốc độ khá chậm, không phù hợp dòng TV màn hình lớn + Full HD

Ngoài ưu điểm về mức giá gần 650.000 VNĐ, Kiwibox S1 chạy trên hệ điều hành Android 4.4.4 đã tùy biến khá nhiều hệ thống nhằm “cố gắng” chạy ổn trên phần cứng khá “lỗi thời”. Khi trải nghiệm thực tế, Kiwibox S1 tồn tại nhiều nhược điểm khiến cho mình cảm thấy khó chịu, chỉ đủ làm hài lòng cho những người dùng có ý định dùng nó để thay thế cho đầu DVD, HD Player, cũng như giải pháp tận dụng TV đời cổ.

KIWI_S1-1.jpg


Lần đầu tiên, mình mua Kiwibox S1 với giá 625.000 VNĐ, rồi đến mẫu sản phẩm thứ 2 có độ hoàn thiện khá kém với mức giá 649.000 VNĐ nhưng thẻ bảo hành đã kích hoạt trước đó từ 2 đến 4 tháng rồi. Khi nhận sản phẩm từ nhân viên giao hàng, sau đó mở ra kiểm tra tổng quan về Kiwibox S1, mình nhận thấy Android TV box này có độ hoàn thiện mặt đáy khá kém, giống như mua nhầm phải fake. Lúc đó, mình muốn đổi trả lại Kiwibox S1 nhưng sợ phiền phức vì nó có giá rẻ, đồng thời cũng không muốn làm khó dễ nơi bán. Vì 2 lần đặt mua sản phẩm đều giống nhau, anh chị em tham khảo trước nội dung mở hộp Kiwibox S1 phiên bản đầu với thiết kế bên ngoài có độ hoàn thiện tốt hơn dòng 2 nhé.


Trải nghiệm thực tế

Kiwibox S1 có đến 2 an-ten cho khả năng thu sóng WiFi rất tốt, bên cạnh mức giá thấp (không phải rẻ vì phải so sánh, căn cứ vào phần cứng sản phẩm kết hợp với thương hiệu) giúp người dùng dễ dàng mua, tiếp cận được ngay mẫu Android TV Box này. Mình nghĩ rằng, nhiều người chọn mua Kiwibox S1 chủ yếu cũng từ 2 yếu tố này, bên cạnh vấn đề có hư cũng đỡ sót tiền bạc hơn, đồng thời chưa chắc dùng hơn 3 năm.

KIWI_S1_OK.jpg


Mình rất ngại khi phải chụp ảnh trong lúc trải nghiệm Kiwibox S1 kết nối tới TV Samsung 48 inch vì hậu cảnh trong nhà khá bề bộn sẽ khiến cho bài viết không đẹp mắt về mặt hình ảnh. Do đó, mình quyết định không có đăng hình ảnh minh họa khi trải nghiệm thực tế Kiwibox S1 cho bài viết này nhé. Tuy nhiên, mình tin rằng với nội dung tóm tắt sau đây, anh chị em ở diễn đàn cũng hiểu rõ, nhận thấy những nhược điểm còn tồn tại ở dòng Android TV Box Kiwibox S1.

Khi vừa mới sử dụng lần đầu tiên, người dùng buộc phải đăng nhập tài khoản Google (Gmail) vào CH Play để tải ứng dụng, trò chơi. Nếu lựa chọn cách đăng ký tài khoản mới, sau khi điền xong thông tin “Họ” và “Tên”, màn hình TV sẽ tự động trả lại giao diện ban đầu, không thể chuyển qua phần điền tên tài khoản, mật khẩu… như các mẫu Android TV Box khác. Kiwibox S1 cài sẵn 2 trình khởi chạy, trong đó Apex Launcher có giao diện tương tự điện thoại, máy tính bảng. Riêng trình khởi chạy còn lại có giao diện cơ bản nhất, phù hợp hơn cho những ai thích dùng remote để thực thi lệnh thay cho chuột trên Kiwibox S1.

Điều khó chịu nhất, ngay cả khi thiết lập phần màn hình hiển thị đạt chuẩn 1920 x 1080 pixel, Kiwibox S1 vẫn chỉ hoạt động ở độ phân giải tối đa 1280 x 720 pixel. Chính vì vậy, Kiwibox S1 không thể hỗ trợ hình ảnh, video đạt chuẩn 1080p (dựa theo độ phân giải “thực” của màn hình TV) trên YouTube, đáp ứng tối đa chỉ ở chuẩn 720p. Tất nhiên, Kiwibox S1 vẫn đáp ứng tốt, chơi được các video đạt chuẩn Full HD (1080p) lưu trữ trên USB, thẻ nhớ nhưng hiển thị thực tế trên màn hình TV ở độ phân giải 720p.

KIWIBOX_S1.jpg

Cá nhân mình cho rằng, anh chị em ở diễn đàn đang sở hữu TV có kích thước từ 43 inch trở lên, hỗ trợ độ phân giải Full HD hoặc 4K, hãy suy nghĩ thật kỹ, cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định chọn lựa Kiwibox S1 nói riêng, các mẫu Android TV Box giá dưới 700.000 VNĐ nói riêng vì nó không thể đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của người dùng. Ngoài tốc độ khá chậm khi thao tác, mở các ứng dụng cơ bản, Android TV Box vẫn còn “mắc kẹt” ở Android 4.4, khó có thể được nâng cấp lên phiên bản cao hơn. Ngược lại, anh chị em có TV giá rẻ với màn hình từ 32 inch trở xuống, Kiwibox S1 vẫn có thể đáp ứng khá tốt nhu cầu xem phim HD, xem ca nhạc và hài trên YouTube.

Bài viết, hình ảnh, video clip: BinhDa
 
  • Chủ đề
    android tv box kiwibox s1
  • Top