Trước khi đặt mua, mình cũng không ngờ rằng Mibox Pro 3S khó “thuần phục” hơn đối với người dùng phổ thông. Mibox Pro 3S phiên bản Trung Quốc sẽ không hỗ trợ giao diện thuần tiếng Anh hoặc Việt. Tương tự như các dòng thiết bị di động chạy hệ điều hành Android cho thị trường Trung Quốc, sản phẩm này cũng không chính thức hỗ trợ tiện ích và ứng dụng của Google.
Vì ham mức giá rẻ, mình đã vội mua ngay, không xem xét khả năng "thuần hóa" về giao diện quốc tế nên đã ngậm trái đắng
Thay vì hỗ trợ cả cổng USB thông thường và microUSB, Mibox Pro 3S chỉ trang bị duy nhất cổng USB. Vốn không đi kèm bên trong hộp sản phẩm, mình lại không có sẵn loại dây cáp USB (2 đầu đực) tương thích với Mibox Pro 3S khiến cho quá trình chuyển đổi fimware (ROM) càng thêm khó khắn. Đáng tiếc thay, mình lại không rành về các lệnh CMD liên quan đến ADB. Mình chỉ có thể kết nối từ máy tính đến Mibox Pro 3S thông qua lệnh ADB WiFi nhưng không thể hoàn thành theo các bước hướng dẫn từ những người dùng trước. Chính vì vậy, mình chính thức đầu hàng, đành “bó tay” chịu thua sau vài ngày cố gắng cài đặt dịch vụ Google và thuần hóa Mibox Pro 3S nhưng không thành công.
Hộp đựng sản phẩm Xiaomi Mibox Pro 3S
Thời điểm hiện tại, Mibox Pro 3S vẫn đang ở bản fimware (gốc) Trung Quốc, không thể tận hưởng những lợi thế từ các ứng dụng của Google. Thay vào đó, Mibox Pro 3S chỉ mới cài đặt một số ứng dụng cơ bản để giải trí như KODI, Youtube TV, Nhaccuatui, Baomoi… thông qua file APK đã chép sẵn vào chiếc USB.
Nếu cài đặt trình duyệt Chrome cùng với ứng dụng Youtube giống như máy tính bảng/điện thoại thì thiết bị sẽ báo lỗi, không thể nào sử dụng tốt được. Điều này làm cho mình nản nhất, sau đó mới tới giao diện trình khởi chạy mặc định Trung Quốc. Dẫu cho mình cài đặt trình khởi chạy Launcher khác, Mibox Pro 3S vẫn trở về giao diện mặc định Trung Quốc khi bấm lệnh Trở về hoặc phím Home.
Mặc định, Mibox Pro 3S chỉ hỗ trợ giao diện Trung Quốc, không thể thay thế trình khởi chạy khác
Khi sử dụng những tính năng cơ bản nhất, Mibox Pro 3S hoạt động tốt, đáp ứng tốt các ứng dụng đã cài đặt trong tầm giá bán gần 1.2 triệu đồng. Điều đáng tiếc, Mibox Pro 3S bị khóa (tắt – loại bỏ) cơ chế đa nhiệm, không thể hoạt động như Android Box TV quốc tế, điện thoại và máy tính bảng nên ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng. Chưa kể, Mibox Pro 3S bị khóa (tắt) hoặc tạm gọi lược thanh thông báo trạng thái vốn đã quá quen thuộc với người dùng Android.
Vì không thể cài rom quốc tế, Mibox Pro 3S hoạt động giống một phần FPT Playbox khi không hỗ trợ cơ chế đa nhiệm vốn có của sản phẩm Android
Nhìn chung, Mibox Pro 3S sẽ đáp ứng nhu cầu xem phim, TV qua KODI, lướt web bằng Dolphin và đọc tin tức bằng Baomoi. Bên cạnh đó, Mibox Pro 3S sẽ hỗ trợ rất tốt cho thị trường Trung Quốc. Điều mình chưa hài lòng, Mibox Pro 3S chỉ cho cài ứng dụng Youtube TV tương tự như Smart/Internert TV khiến cho việc tìm kiếm, lọc và sắp xếp nội dung chưa được tốt như Youtube trên máy tính bảng và điện thoại Android.
Ngoài lề, mình đã từng mang Mibox Pro 3S đến cửa hàng ABCDEFGXYZ để nhờ cài đặt ROM hoặc phần mềm nhưng bên đó không hỗ trợ vì nói không bảo hành khi thực hiện các thao tác đó. Cửa hàng này khuyến cáo mình nên tự tải phần mềm, cài đặt cho Mibox Pro 3S. Theo như mình nghĩ, người dùng phổ thông không rành về việc cài đặt ứng dụng từ nguồn ngoài, chưa có kinh nghiệm nhiều về cài đặt ROM cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi mua những sản phẩm chạy hệ điều hành Android nhưng mặc định không hỗ trợ dịch vụ Google. Thay vào đó, mình nghĩ rằng người dùng phổ thông nên chịu tốn phí hơn chút ít, hãy lựa chọn những sản phẩm chính hãng, phiên bản quốc tế để đỡ mất thời gian vọc vạch ROM.
Bài viết: BinhDa
Vì ham mức giá rẻ, mình đã vội mua ngay, không xem xét khả năng "thuần hóa" về giao diện quốc tế nên đã ngậm trái đắng
Thay vì hỗ trợ cả cổng USB thông thường và microUSB, Mibox Pro 3S chỉ trang bị duy nhất cổng USB. Vốn không đi kèm bên trong hộp sản phẩm, mình lại không có sẵn loại dây cáp USB (2 đầu đực) tương thích với Mibox Pro 3S khiến cho quá trình chuyển đổi fimware (ROM) càng thêm khó khắn. Đáng tiếc thay, mình lại không rành về các lệnh CMD liên quan đến ADB. Mình chỉ có thể kết nối từ máy tính đến Mibox Pro 3S thông qua lệnh ADB WiFi nhưng không thể hoàn thành theo các bước hướng dẫn từ những người dùng trước. Chính vì vậy, mình chính thức đầu hàng, đành “bó tay” chịu thua sau vài ngày cố gắng cài đặt dịch vụ Google và thuần hóa Mibox Pro 3S nhưng không thành công.
Hộp đựng sản phẩm Xiaomi Mibox Pro 3S
Thời điểm hiện tại, Mibox Pro 3S vẫn đang ở bản fimware (gốc) Trung Quốc, không thể tận hưởng những lợi thế từ các ứng dụng của Google. Thay vào đó, Mibox Pro 3S chỉ mới cài đặt một số ứng dụng cơ bản để giải trí như KODI, Youtube TV, Nhaccuatui, Baomoi… thông qua file APK đã chép sẵn vào chiếc USB.
Nếu cài đặt trình duyệt Chrome cùng với ứng dụng Youtube giống như máy tính bảng/điện thoại thì thiết bị sẽ báo lỗi, không thể nào sử dụng tốt được. Điều này làm cho mình nản nhất, sau đó mới tới giao diện trình khởi chạy mặc định Trung Quốc. Dẫu cho mình cài đặt trình khởi chạy Launcher khác, Mibox Pro 3S vẫn trở về giao diện mặc định Trung Quốc khi bấm lệnh Trở về hoặc phím Home.
Mặc định, Mibox Pro 3S chỉ hỗ trợ giao diện Trung Quốc, không thể thay thế trình khởi chạy khác
Khi sử dụng những tính năng cơ bản nhất, Mibox Pro 3S hoạt động tốt, đáp ứng tốt các ứng dụng đã cài đặt trong tầm giá bán gần 1.2 triệu đồng. Điều đáng tiếc, Mibox Pro 3S bị khóa (tắt – loại bỏ) cơ chế đa nhiệm, không thể hoạt động như Android Box TV quốc tế, điện thoại và máy tính bảng nên ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng. Chưa kể, Mibox Pro 3S bị khóa (tắt) hoặc tạm gọi lược thanh thông báo trạng thái vốn đã quá quen thuộc với người dùng Android.
Vì không thể cài rom quốc tế, Mibox Pro 3S hoạt động giống một phần FPT Playbox khi không hỗ trợ cơ chế đa nhiệm vốn có của sản phẩm Android
Nhìn chung, Mibox Pro 3S sẽ đáp ứng nhu cầu xem phim, TV qua KODI, lướt web bằng Dolphin và đọc tin tức bằng Baomoi. Bên cạnh đó, Mibox Pro 3S sẽ hỗ trợ rất tốt cho thị trường Trung Quốc. Điều mình chưa hài lòng, Mibox Pro 3S chỉ cho cài ứng dụng Youtube TV tương tự như Smart/Internert TV khiến cho việc tìm kiếm, lọc và sắp xếp nội dung chưa được tốt như Youtube trên máy tính bảng và điện thoại Android.
Ngoài lề, mình đã từng mang Mibox Pro 3S đến cửa hàng ABCDEFGXYZ để nhờ cài đặt ROM hoặc phần mềm nhưng bên đó không hỗ trợ vì nói không bảo hành khi thực hiện các thao tác đó. Cửa hàng này khuyến cáo mình nên tự tải phần mềm, cài đặt cho Mibox Pro 3S. Theo như mình nghĩ, người dùng phổ thông không rành về việc cài đặt ứng dụng từ nguồn ngoài, chưa có kinh nghiệm nhiều về cài đặt ROM cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi mua những sản phẩm chạy hệ điều hành Android nhưng mặc định không hỗ trợ dịch vụ Google. Thay vào đó, mình nghĩ rằng người dùng phổ thông nên chịu tốn phí hơn chút ít, hãy lựa chọn những sản phẩm chính hãng, phiên bản quốc tế để đỡ mất thời gian vọc vạch ROM.
Bài viết: BinhDa
Sửa lần cuối:
- Chủ đề
- mibox pro 3s xiaomi