Patriot đối với nhiều người dùng lâu năm thì hoàn toàn không lạ chút nào, một thương hiệu lâu đời chuyên về các sản phẩm bộ nhớ, và nay họ chính thức quay trở lại Việt Nam sau một thời gian dài vắng bóng với hai sản phẩm chính là SSD và RAM, với SSD họ có Blast series, lựa chọn tầm trung với giá hấp dẫn kèm hiệu năng đủ tốt.
Nói cụ thể hơn, Blast không hẳn là một SSD mới của Patriot nhưng hiện vẫn đang được kinh doanh, thông tin cũng không đầy đủ cho lắm, đặc biệt là về NAND. Những thông tin mà người viết nắm được chỉ đơn giản là NAND 16nm (khả năng lớn là MLC) và chip điều khiển Phison S10 khá quen thuộc.
Thông số kỹ thuật cơ bản và đầy đủ, tất nhiên là mọi thứ có mục đích tham khảo là chính, nhưng nhìn vào phần các hệ điều hành được hỗ trợ ở thời điểm sản phẩm này ra mắt thì bạn cũng có thể đoán được phần nào về thời gian tồn tại của dòng sản phẩm này.
Toàn cảnh bao bì vỏ hộp của Patriot Blast 240GB, phong cách thiết kế ấn tượng thường thấy của các thương hiệu khác ngoài Toshiba hay Intel.
Các thông tin cơ bản về Patriot Blast mà người dùng cần biết, như bề dày của SSD, giao tiếp SATA III và kích thước chuẩn của sản phẩm theo form nào.
Còn đây là nhân vật chính, thiết kế gần như nguyên khối và dùng ít ốc vít, trọng lượng nhẹ, các họa tiết và thông tin chủ yếu nằm ở 2 tấm decal dán vào hai mặt của sản phẩm.
Made In Taiwan, hứa hẹn mang đến một chất lượng sản phẩm tốt hơn. Ngoài ra thì vài tiêu chuẩn về môi trương cũng được nhà sản xuất công bố và in trực tiếp vào sản phẩm.
Giao tiếp SATA III, thực tế thì phần này được ráp vào phần vỏ không kín và đẹp mắt cho lắm, mà đây thì cũng là điều thường thấy, không nhiều nhà sản xuất làm mọi thứ thành một thể thổng nhất và hoàn chỉnh.
Made in Taiwan
Cận cảnh phần decal và thương hiệu, BLAST là cách đặt tên có nhiều ý nghĩa và Patriot rất hy vọng rằng sản phẩm của họ sẽ làm được nhiều điều ở thị trường đang cạnh tranh rất mạnh này.
Bên trong của Patriot Blast, bạn đọc có thể thấy rất dễ dàng các chip NAND, IC điều khiển và cả chip RAM DDR3 256MB làm bộ đệm.
Cấu hình thử nghiệm:
Tiện ích đi kèm Patriot SATA Toolbox, người dùng có thể tham khảo phần lớn các thông tin về SSD của mình đang sử dụng với công cụ này, ngoài ra thì còn có thể cập nhật firmware của ổ lên phiên bản mới hơn mà không ảnh hưởng đến dữ liệu, tuy nhiên quá trình cập nhật firmware không nên tiến hành khi ổ này đang là ổ chứa hệ điều hành, bởi sau khi cập nhật thì bạn cần rút nguồn ra và gắn vào lại, sau đó khởi động lại hệ thống, nếu đang chứa hệ điều hành thì tất nhiên là bạn không thể nào làm được việc này.
Quá trình cập nhật lên firmware mới hơn, nếu làm đúng thì mọi thứ đều bình thường và mang đến sự ổn định cũng như hiệu năng cao hơn, nhà sản xuất cũng luôn khuyến cáo người dùng rằng nên cập nhật lên các firmware mới nhất.
Hiệu năng, thông qua các ứng dụng benchmark phổ biến:
Ghi nhận được từ các ứng dụng benchmark phổ biến thì Patriot Blast 240GB mang đến tốc độ không tệ so với các đối thủ cùng tầm khác, nhưng cũng không hẳn là quá cao và bản thân người viết nghĩ điều này là hợp lý bởi mọi thứ đều có giá trị của riêng nó.
Thử nghiệm chép dữ liệu thực tế, vào và ra, trong thử nghiệm thì Patriot Blast là ổ “D”
Tốc độ đọc và ghi thực tế cũng không tệ chút nào, ở mức khá.
Về mặt hiệu năng, sau cả benchmark lẫn thử nghiệm thực tế có thể thấy rằng Patriot Blast 240GB mang đến tốc độ phù hợp với nhu cầu của phần lớn người dùng, với nhu cầu sử dụng bình thường thì khó có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các SSD với nhau và hơn hết đây cũng là một thương hiệu lâu đời về các sản phẩm bộ nhớ, độ tin cậy tất nhiên là ở một mức độ cao nhất định.
Thay lời kết, với nhiều người dùng thì Patriot là thương hiệu mới nhưng cá nhân người viết thấy rằng họ vẫn giữ vững phong độ của riêng họ từ xưa đến nay, luôn đứng ở vị trí đó với các sản phẩm chuẩn mực từng thời kỳ, do đó, những gì mà Patriot nói chung mang đến hay dong SSD Blast nói riêng này chính là sự dung hòa giữa hiệu năng – giá thành và thương hiệu, và tất nhiên là nó đáng mua, nếu như bạn có nhu cầu sử dụng SSD.
Nói cụ thể hơn, Blast không hẳn là một SSD mới của Patriot nhưng hiện vẫn đang được kinh doanh, thông tin cũng không đầy đủ cho lắm, đặc biệt là về NAND. Những thông tin mà người viết nắm được chỉ đơn giản là NAND 16nm (khả năng lớn là MLC) và chip điều khiển Phison S10 khá quen thuộc.
Thông số kỹ thuật cơ bản và đầy đủ, tất nhiên là mọi thứ có mục đích tham khảo là chính, nhưng nhìn vào phần các hệ điều hành được hỗ trợ ở thời điểm sản phẩm này ra mắt thì bạn cũng có thể đoán được phần nào về thời gian tồn tại của dòng sản phẩm này.
Toàn cảnh bao bì vỏ hộp của Patriot Blast 240GB, phong cách thiết kế ấn tượng thường thấy của các thương hiệu khác ngoài Toshiba hay Intel.
Các thông tin cơ bản về Patriot Blast mà người dùng cần biết, như bề dày của SSD, giao tiếp SATA III và kích thước chuẩn của sản phẩm theo form nào.
Còn đây là nhân vật chính, thiết kế gần như nguyên khối và dùng ít ốc vít, trọng lượng nhẹ, các họa tiết và thông tin chủ yếu nằm ở 2 tấm decal dán vào hai mặt của sản phẩm.
Made In Taiwan, hứa hẹn mang đến một chất lượng sản phẩm tốt hơn. Ngoài ra thì vài tiêu chuẩn về môi trương cũng được nhà sản xuất công bố và in trực tiếp vào sản phẩm.
Giao tiếp SATA III, thực tế thì phần này được ráp vào phần vỏ không kín và đẹp mắt cho lắm, mà đây thì cũng là điều thường thấy, không nhiều nhà sản xuất làm mọi thứ thành một thể thổng nhất và hoàn chỉnh.
Made in Taiwan
Cận cảnh phần decal và thương hiệu, BLAST là cách đặt tên có nhiều ý nghĩa và Patriot rất hy vọng rằng sản phẩm của họ sẽ làm được nhiều điều ở thị trường đang cạnh tranh rất mạnh này.
Bên trong của Patriot Blast, bạn đọc có thể thấy rất dễ dàng các chip NAND, IC điều khiển và cả chip RAM DDR3 256MB làm bộ đệm.
Cấu hình thử nghiệm:
- Mainboard: MSI Z170A XPOWER GAMING TITANIUM
- CPU: Intel Core i7 6700K
- RAM: ADATA XPG 4GB x2 3200MHz DDR4
- SSD: Lite On 120GB M.2
- SSD: Patriot Blast 240GB SATA III
- PSU: Cooler Master V1000
- VGA: MSI GTX 960 GAMING 100ME
- OS: Windows 10 Pro 64bit
Tiện ích đi kèm Patriot SATA Toolbox, người dùng có thể tham khảo phần lớn các thông tin về SSD của mình đang sử dụng với công cụ này, ngoài ra thì còn có thể cập nhật firmware của ổ lên phiên bản mới hơn mà không ảnh hưởng đến dữ liệu, tuy nhiên quá trình cập nhật firmware không nên tiến hành khi ổ này đang là ổ chứa hệ điều hành, bởi sau khi cập nhật thì bạn cần rút nguồn ra và gắn vào lại, sau đó khởi động lại hệ thống, nếu đang chứa hệ điều hành thì tất nhiên là bạn không thể nào làm được việc này.
Quá trình cập nhật lên firmware mới hơn, nếu làm đúng thì mọi thứ đều bình thường và mang đến sự ổn định cũng như hiệu năng cao hơn, nhà sản xuất cũng luôn khuyến cáo người dùng rằng nên cập nhật lên các firmware mới nhất.
Hiệu năng, thông qua các ứng dụng benchmark phổ biến:
Ghi nhận được từ các ứng dụng benchmark phổ biến thì Patriot Blast 240GB mang đến tốc độ không tệ so với các đối thủ cùng tầm khác, nhưng cũng không hẳn là quá cao và bản thân người viết nghĩ điều này là hợp lý bởi mọi thứ đều có giá trị của riêng nó.
Thử nghiệm chép dữ liệu thực tế, vào và ra, trong thử nghiệm thì Patriot Blast là ổ “D”
Tốc độ đọc và ghi thực tế cũng không tệ chút nào, ở mức khá.
Về mặt hiệu năng, sau cả benchmark lẫn thử nghiệm thực tế có thể thấy rằng Patriot Blast 240GB mang đến tốc độ phù hợp với nhu cầu của phần lớn người dùng, với nhu cầu sử dụng bình thường thì khó có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các SSD với nhau và hơn hết đây cũng là một thương hiệu lâu đời về các sản phẩm bộ nhớ, độ tin cậy tất nhiên là ở một mức độ cao nhất định.
Thay lời kết, với nhiều người dùng thì Patriot là thương hiệu mới nhưng cá nhân người viết thấy rằng họ vẫn giữ vững phong độ của riêng họ từ xưa đến nay, luôn đứng ở vị trí đó với các sản phẩm chuẩn mực từng thời kỳ, do đó, những gì mà Patriot nói chung mang đến hay dong SSD Blast nói riêng này chính là sự dung hòa giữa hiệu năng – giá thành và thương hiệu, và tất nhiên là nó đáng mua, nếu như bạn có nhu cầu sử dụng SSD.
Nguồn: Oczone.org