Đánh giá ổ cứng SSD Toshiba OCZ RD400 512GB
Ưu điểm
Nhược điểm
Chuẩn SATA III ổ đĩa SSD đã mang lại lợi ích hiệu suất cho các ổ đĩa truyền thống, và trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi đến phân tích sâu hơn về loại ổ đĩa đạt chuẩn này. Cụ thể, đó là Toshiba OCZ RD400.
Không giống như các ổ đĩa SSD tiêu chuẩn và ổ cứng hiện đại cắm vào cổng SATA III của bo mạch chủ, mà Toshiba OCZ 512GB RD400 có thể cắm vào một PCIe hoặc cổng M.2 của bo mạch chủ. Hầu hết các bo mạch chủ hiện đại trong máy tính để bàn và máy tính xách tay sẽ có các cổng này, vì vậy, trừ khi bạn đang sử dụng phần cứng đã lỗi thời, bạn có thể cài đặt Toshiba OCZ RD400 512GB mà không gặp bật kỳ một vấn đề.
Các cổng SATA III của một bo mạch chủ đã thực sự được thiết kế cho các ổ đĩa cứng truyền thống, vì vậy mặc dù ổ SSD mang lại hiệu suất rất cao, nhưng hiệu suất cũng bị ảnh hưởng bởi các kết nối, và đấy là lý do tại sao ổ đĩa SSD ngày nay thường đạt khoảng 520 MB/s tốc độ viết và 560 MB/s tốc độ đọc. Và Toshiba OCZ 512GB RD400 đã tránh các cổng SATAm nên giúp cho ổ cứng này có thể ghi đến 2.600 MB/s tốc độ đọc và 1.600 MB/s tốc độ viết.
Nhưng với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc trên, không có nghĩa là bạn sẽ phải chi rất nhiều tiền để có được ổ cứng SSD này. Cụ thể, Toshiba chỉ đưa ra giá bán cho OCZ RD400 ở mức 386$, đó là mức giá gần ngang với Kingston SSDNow KC400 1TB (khoảng 400$).
Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, thì ổ đĩa SSD này chỉ dành cho những người đam mê tốc độ. Còn nếu bạn đang tìm kiếm một ổ cứng dung lượng lớn để lưu trữ dữ liệu, hình ảnh, … thì đây không phải là sự lựa chọn thích hợp.
Các tính năng và thông số kỹ thuật
Toshiba OCZ 512GB RD400 sử dụng giao diện M.2 trên bo mạch chủ và bỏ qua tiêu chuẩn SATA III. Nếu bạn không có một bo mạch chủ với một kết nối M.2, đừng lo lắng bởi Toshiba OCZ 512GB RD400 cũng đi kèm với một bộ chuyển đổi PCI-E.
Khi hoạt động, Toshiba OCZ 512GB RD400 có mức tiêu thụ điện năng tại 6.0w, có nghĩa đây là một ổ SSD khá hiệu quả, có độ bền tốt.
Hiệu suất
Để chắc chắn, chúng tôi đã thử nghiệm lắp Toshiba OCZ 512GB RD400 vào cổng M.2 của một bo mạch chủ với BIOS UEFI mới nhất, Windows 10 và trình điều khiển Intel NVMe.
Chúng tôi chạy một số tiêu chuẩn trên Toshiba OCZ RD400 512GB để xem nó sẽ xử lý như thế nào. Kết quả thu được rất ấn tượng, ổ đĩa SSD này chạm được tốc độ đọc 2.606 MB/s và tốc độ viết 1.444 MB/s.
Đây là tốc độ cực kỳ nhanh khi bạn so sáng nó với các ổ đĩa SSD SATA III cao cấp hiện nay như Kingston SSDNow KC400 1TB. Nhưng nó thấp hơn so với Samsung NVMe SSD 960 Pro M.2, khi mà ổ đĩa của Samsung đánh bại Toshiba OCZ ở tốc độ đọc 3.480 MB/s và tốc độ viết 2.100 MB/s.
Lời kết
Rõ ràng hiệu suất hoạt động của ổ đĩa SSD Toshiba OCZ RD400 chưa phải là nhanh nhất, nhưng nó vẫn cho thấy sự linh hoạt, ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn cần ổ đĩa SSD có dung lượng lớn để lưu trữ thì cần phải xem xét lại ổ đĩa Toshiba này. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm kinh nghiệm trong việc chọn mua sản phẩm phù hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến cho quý độc giả nhiều bài viết bổ ích khác trong lần sau. Hẹn gặp lại các bạn!
VFO.VN (theo Techradar)
Ưu điểm
- Hiệu suất nhanh
- Đi kèm bọ chuyển đổi PCI Adaptor
- Nhiều kích cỡ
Nhược điểm
- Giá bán hơi cao
Chuẩn SATA III ổ đĩa SSD đã mang lại lợi ích hiệu suất cho các ổ đĩa truyền thống, và trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi đến phân tích sâu hơn về loại ổ đĩa đạt chuẩn này. Cụ thể, đó là Toshiba OCZ RD400.
Không giống như các ổ đĩa SSD tiêu chuẩn và ổ cứng hiện đại cắm vào cổng SATA III của bo mạch chủ, mà Toshiba OCZ 512GB RD400 có thể cắm vào một PCIe hoặc cổng M.2 của bo mạch chủ. Hầu hết các bo mạch chủ hiện đại trong máy tính để bàn và máy tính xách tay sẽ có các cổng này, vì vậy, trừ khi bạn đang sử dụng phần cứng đã lỗi thời, bạn có thể cài đặt Toshiba OCZ RD400 512GB mà không gặp bật kỳ một vấn đề.
Các cổng SATA III của một bo mạch chủ đã thực sự được thiết kế cho các ổ đĩa cứng truyền thống, vì vậy mặc dù ổ SSD mang lại hiệu suất rất cao, nhưng hiệu suất cũng bị ảnh hưởng bởi các kết nối, và đấy là lý do tại sao ổ đĩa SSD ngày nay thường đạt khoảng 520 MB/s tốc độ viết và 560 MB/s tốc độ đọc. Và Toshiba OCZ 512GB RD400 đã tránh các cổng SATAm nên giúp cho ổ cứng này có thể ghi đến 2.600 MB/s tốc độ đọc và 1.600 MB/s tốc độ viết.
Nhưng với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc trên, không có nghĩa là bạn sẽ phải chi rất nhiều tiền để có được ổ cứng SSD này. Cụ thể, Toshiba chỉ đưa ra giá bán cho OCZ RD400 ở mức 386$, đó là mức giá gần ngang với Kingston SSDNow KC400 1TB (khoảng 400$).
Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, thì ổ đĩa SSD này chỉ dành cho những người đam mê tốc độ. Còn nếu bạn đang tìm kiếm một ổ cứng dung lượng lớn để lưu trữ dữ liệu, hình ảnh, … thì đây không phải là sự lựa chọn thích hợp.
Các tính năng và thông số kỹ thuật
Toshiba OCZ 512GB RD400 sử dụng giao diện M.2 trên bo mạch chủ và bỏ qua tiêu chuẩn SATA III. Nếu bạn không có một bo mạch chủ với một kết nối M.2, đừng lo lắng bởi Toshiba OCZ 512GB RD400 cũng đi kèm với một bộ chuyển đổi PCI-E.
Khi hoạt động, Toshiba OCZ 512GB RD400 có mức tiêu thụ điện năng tại 6.0w, có nghĩa đây là một ổ SSD khá hiệu quả, có độ bền tốt.
Hiệu suất
Để chắc chắn, chúng tôi đã thử nghiệm lắp Toshiba OCZ 512GB RD400 vào cổng M.2 của một bo mạch chủ với BIOS UEFI mới nhất, Windows 10 và trình điều khiển Intel NVMe.
Chúng tôi chạy một số tiêu chuẩn trên Toshiba OCZ RD400 512GB để xem nó sẽ xử lý như thế nào. Kết quả thu được rất ấn tượng, ổ đĩa SSD này chạm được tốc độ đọc 2.606 MB/s và tốc độ viết 1.444 MB/s.
Đây là tốc độ cực kỳ nhanh khi bạn so sáng nó với các ổ đĩa SSD SATA III cao cấp hiện nay như Kingston SSDNow KC400 1TB. Nhưng nó thấp hơn so với Samsung NVMe SSD 960 Pro M.2, khi mà ổ đĩa của Samsung đánh bại Toshiba OCZ ở tốc độ đọc 3.480 MB/s và tốc độ viết 2.100 MB/s.
Lời kết
Rõ ràng hiệu suất hoạt động của ổ đĩa SSD Toshiba OCZ RD400 chưa phải là nhanh nhất, nhưng nó vẫn cho thấy sự linh hoạt, ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn cần ổ đĩa SSD có dung lượng lớn để lưu trữ thì cần phải xem xét lại ổ đĩa Toshiba này. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm kinh nghiệm trong việc chọn mua sản phẩm phù hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến cho quý độc giả nhiều bài viết bổ ích khác trong lần sau. Hẹn gặp lại các bạn!
VFO.VN (theo Techradar)