Vào ngày 13/02/2018 vừa qua, AMD đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm mới của mình là Ryzen 3 2200G và Ryzen 5 2400G. Đây là 2 phiên bản Ryzen mới nhất đã được AMD tích hợp thêm nhân xử lý đồ họa Vega. Nếu bạn để ý thì trên thị trường đã có 2 sản phẩm dòng card Vega 56 và Vega 64 thì đó cũng thể hiện ở chính số nhân Vega tương ứng được tích hợp trong GPU. Vậy nên việc tích hợp Vega 8 cho Ryzen 3 2200G và Vega 11 cho Ryzen 5 2400G cũng sẽ hoàn toàn tương tự như vậy. Và tất cả các thành phần xử lý của Ryzen và iGPU tích hợp sẽ đều được kết nối với nhau thông qua cầu Infinity của AMD. Mình đã may mắn được test bộ vi xử lý Ryzen 3 2200G và mình rất muốn chia sẻ cho các bạn về hiệu năng của em CPU này, cũng như mình muốn cho các bạn hiểu được là con chip Ryzen 3 2200G này sẽ phù hợp với những mục đích build máy như thế nào nhé.
OK! Trước khi vào với những thông tin và đánh giá của con chip Ryzen 3 2200G, mình xin lưu ý trước một số điểm cho các bạn. Thứ nhất là khi Ryzen 3 2200G ra thì chúng ta vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được được các dòng Main hỗ trợ socket AM4 từ trước là các dòng main chipset A320, B350 hay X370. Tuy nhiên, để main có thể nhận chip, bạn cần sử dụng 1 con chip Ryzen đời cũ hoặc APU để có thể update BIOS mới nhất của main đó. Điều thứ 2 là để ổn định thì theo lời khuyên của mình là các bạn nên cài WIN 10 64bit bản 1709 để sử dụng để tránh việc tự update win. Cuối cùng, dù là iGPU tích hợp nhưng không giống với dòng Intel là window sẽ tự nhận, mà bạn cần download driver riêng của iGPU để có thể hoàn thành cài đặt drivers. Cụ thể link download mình sẽ để ở phía dưới phần comment nhé.
Vì đã quá nhiều reviewer khác đã unbox em này rồi, nên trong video này mình sẽ đi thẳng về thông tin thông số cũng như là hiệu năng của em Ryzen 3 2200G này luôn. Đầu tiên hãy điểm lại thông tin và những thay đổi cho Ryzen 3 2200G. AMD đã thực sự sẽ không có quá nhiều sự thay đổi ngoài việc chính là trang bị tích hợp thêm các nhân Vega cho Ryzen dòng G Series này. Chúng ta sẽ có một con chip vẫn 4 nhân 4 lu ồng, được thực hiện trên tiến trình 14nm và có mức TDP là 65W, giảm bộ nhớ cache, xung nhịp sẽ được tăng lên với mức cơ bản là 3.5Ghz và tối đa là 3.7Ghz chưa tính việc ép xung. Ryzen 3 2200G vẫn hoàn toàn có thể ép xung lên được trên các dòng main B350 hay X370. Vega 8 được tích hợp trên 2200G sẽ có xung tối đa đạt được là 1100Mhz.
Để có thể test tận dụng được hết hiệu năng của iGPU tích hợp thì mình đã thử test với việc chạy Dual chanel với KIT RAM GSkill Flare 16Gb có bus 3200Mhz, main MSI B350M Mortar. Nhưng để thực tế phù hợp với mức sử dụng hơn thì mình có test thêm với việc chạy RAM đơn 8GB DDR4 bus 2400Mhz. Đầu tiên là kết quả test cho 3Dmark. Ở bài test Fire Strike, điểm số tổng thể đạt 2620 điểm. Còn Fire Strike Extreme đạt 1285 điêm và Fire Strike Ultra đạt 641 điểm. Điều này cho thấy khả năng đồ họa của Vega 8 là tốt hơn nhiều lần nếu so với dòng Intel Graphics HD của Intel và có thể đáp ứng được mức nhu cầu cơ bản cho người dùng.
Về CPU, mình thực hiện 2 bài test cho khả năng đơn nhân và đơn nhân, Ryzen 3 2200G thực sự có ấn tượng tốt. Điểm đơn nhân sẽ cao hơn so với dòng chip Ryzen đời đầu, nhưng nó vẫn sẽ hoàn toàn chưa thể vượt Intel được ở điểm này. Còn về đa nhân, ta thấy được rõ là hiệu năng của Ryzen 3 2200G khá giống với Ryzen 3 1300X. Tương tự ở bài test về việc nén và giải nén file 7-Zip, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được hiệu năng của Ryzen 3 2200G gần bằng và Ryzen 3 1300x.
Tiếp đến là về hiệu năng cho chơi game. Ở đây, mình rất lo ngại về việc anh em lầm tưởng về hiệu năng chơi khi sử dụng các mức RAM khác nhau và bus RAM, mà dẫn đến lỡ lầm mua về chơi game lại không ổn định nên mình sẽ đưa ra kết quả test với 2 mức RAM là mức 16Gb RAM với 2 thanh 8Gb bus 3200Mhz để kiểm tra hiệu năng tối đa mà iGPU có thể đạt được và chạy đơn RAM 8Gb bus 2400 ở mức giá rẻ phổ thông. Nhiều bạn sẽ thắc mắc là sao lại để 1 cấu hình tận 16Gb RAM mà cái cấu hình còn lại chỉ 8Gb thôi. Vì nếu build ở mức giá rẻ bạn sẽ có 2 lựa chọn là 8Gb RAM cộng thêm chiếc card đồ họa GT1030, hoặc là với 16GB RAM chạy dual chanel để có khả năng nâng cấp tiện lợi hơn. Nên mình muốn show ra để các bạn có những lựa chọn tốt nhất với mục đích sử dụng. Và tất cả các game thì mình sẽ đều test ở độ phân giải là Full HD.
Đầu tiên là kết quả test hiệu năng của iGPU của bộ máy 16Gb RAM. Đối với tựa game quốc dân là Liên Minh Huyền thoại, mình để mức settings là cao nhất và test trong chế độ ARAM để thể hiện rõ vào những khi combat. FPS đạt trung bình là 100FPS và Drop Frame ở mức khá khi FPS thấp nhất là 60FPS. Với CS Go được để ở mức thiết lập thấp nhất và chơi là chế độ Deathmap để kiểm tra rõ nhất, bộ máy 16Gb đạt trung bình 80FPS.
Còn với kết quả test cho bộ máy 8Gb RAM thì mình sử dụng ngay bộ PCPA Gaming Online 2 tại Phúc Anh. Lưu ý là mình có vào Bios để cài đặt để share 2Gb VRAM cho Radeon Vega 8 nhé, còn lại 6Gb RAM sẽ dành cho Window. Vì khi quay màn hình thì hiện tượng drop hình diễn ra nhiều hơn và cả việc ảnh hưởng tụt FPS nữa, do đó mình đã quay lại màn hình bằng CAM trực tiếp để các bạn được rõ hơn. Giờ hãy cùng trải nghiệm nhé.
Tổng kết lại, mình cho rằng Ryzen 2200G thực sự là chiếc CPU hoàn toàn tốt dành cho game thủ muốn build máy chơi game nhưng ngân sách hạn chế và mong muốn khả năng nâng cấp tốt. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh hơn để các bạn nắm được là dù gì thì Vega 8 cũng chỉ là iGPU được tích hợp trên Ryzen 3 2200G. Do đó, bạn sẽ thường xuyên gặp hiện tượng drop hình hay tụt FPS xảy ra khi chơi, nó sẽ rõ nhất khi bạn chơi các game Offline nặng. Chính vì vậy, các bạn không nên quá phụ thuộc vào Vega 8, mà hãy tính khả năng nâng cấp VGA rời lên để có thể có trải nghiệm chơi game mượt mà hơn.
Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ tới tất cả các bạn. Bạn đánh giá ra sao về em CPU này. Cùng để lại ý kiến tại comment nhé.
OK! Trước khi vào với những thông tin và đánh giá của con chip Ryzen 3 2200G, mình xin lưu ý trước một số điểm cho các bạn. Thứ nhất là khi Ryzen 3 2200G ra thì chúng ta vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được được các dòng Main hỗ trợ socket AM4 từ trước là các dòng main chipset A320, B350 hay X370. Tuy nhiên, để main có thể nhận chip, bạn cần sử dụng 1 con chip Ryzen đời cũ hoặc APU để có thể update BIOS mới nhất của main đó. Điều thứ 2 là để ổn định thì theo lời khuyên của mình là các bạn nên cài WIN 10 64bit bản 1709 để sử dụng để tránh việc tự update win. Cuối cùng, dù là iGPU tích hợp nhưng không giống với dòng Intel là window sẽ tự nhận, mà bạn cần download driver riêng của iGPU để có thể hoàn thành cài đặt drivers. Cụ thể link download mình sẽ để ở phía dưới phần comment nhé.
Vì đã quá nhiều reviewer khác đã unbox em này rồi, nên trong video này mình sẽ đi thẳng về thông tin thông số cũng như là hiệu năng của em Ryzen 3 2200G này luôn. Đầu tiên hãy điểm lại thông tin và những thay đổi cho Ryzen 3 2200G. AMD đã thực sự sẽ không có quá nhiều sự thay đổi ngoài việc chính là trang bị tích hợp thêm các nhân Vega cho Ryzen dòng G Series này. Chúng ta sẽ có một con chip vẫn 4 nhân 4 lu ồng, được thực hiện trên tiến trình 14nm và có mức TDP là 65W, giảm bộ nhớ cache, xung nhịp sẽ được tăng lên với mức cơ bản là 3.5Ghz và tối đa là 3.7Ghz chưa tính việc ép xung. Ryzen 3 2200G vẫn hoàn toàn có thể ép xung lên được trên các dòng main B350 hay X370. Vega 8 được tích hợp trên 2200G sẽ có xung tối đa đạt được là 1100Mhz.
Để có thể test tận dụng được hết hiệu năng của iGPU tích hợp thì mình đã thử test với việc chạy Dual chanel với KIT RAM GSkill Flare 16Gb có bus 3200Mhz, main MSI B350M Mortar. Nhưng để thực tế phù hợp với mức sử dụng hơn thì mình có test thêm với việc chạy RAM đơn 8GB DDR4 bus 2400Mhz. Đầu tiên là kết quả test cho 3Dmark. Ở bài test Fire Strike, điểm số tổng thể đạt 2620 điểm. Còn Fire Strike Extreme đạt 1285 điêm và Fire Strike Ultra đạt 641 điểm. Điều này cho thấy khả năng đồ họa của Vega 8 là tốt hơn nhiều lần nếu so với dòng Intel Graphics HD của Intel và có thể đáp ứng được mức nhu cầu cơ bản cho người dùng.
Về CPU, mình thực hiện 2 bài test cho khả năng đơn nhân và đơn nhân, Ryzen 3 2200G thực sự có ấn tượng tốt. Điểm đơn nhân sẽ cao hơn so với dòng chip Ryzen đời đầu, nhưng nó vẫn sẽ hoàn toàn chưa thể vượt Intel được ở điểm này. Còn về đa nhân, ta thấy được rõ là hiệu năng của Ryzen 3 2200G khá giống với Ryzen 3 1300X. Tương tự ở bài test về việc nén và giải nén file 7-Zip, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được hiệu năng của Ryzen 3 2200G gần bằng và Ryzen 3 1300x.
Tiếp đến là về hiệu năng cho chơi game. Ở đây, mình rất lo ngại về việc anh em lầm tưởng về hiệu năng chơi khi sử dụng các mức RAM khác nhau và bus RAM, mà dẫn đến lỡ lầm mua về chơi game lại không ổn định nên mình sẽ đưa ra kết quả test với 2 mức RAM là mức 16Gb RAM với 2 thanh 8Gb bus 3200Mhz để kiểm tra hiệu năng tối đa mà iGPU có thể đạt được và chạy đơn RAM 8Gb bus 2400 ở mức giá rẻ phổ thông. Nhiều bạn sẽ thắc mắc là sao lại để 1 cấu hình tận 16Gb RAM mà cái cấu hình còn lại chỉ 8Gb thôi. Vì nếu build ở mức giá rẻ bạn sẽ có 2 lựa chọn là 8Gb RAM cộng thêm chiếc card đồ họa GT1030, hoặc là với 16GB RAM chạy dual chanel để có khả năng nâng cấp tiện lợi hơn. Nên mình muốn show ra để các bạn có những lựa chọn tốt nhất với mục đích sử dụng. Và tất cả các game thì mình sẽ đều test ở độ phân giải là Full HD.
Đầu tiên là kết quả test hiệu năng của iGPU của bộ máy 16Gb RAM. Đối với tựa game quốc dân là Liên Minh Huyền thoại, mình để mức settings là cao nhất và test trong chế độ ARAM để thể hiện rõ vào những khi combat. FPS đạt trung bình là 100FPS và Drop Frame ở mức khá khi FPS thấp nhất là 60FPS. Với CS Go được để ở mức thiết lập thấp nhất và chơi là chế độ Deathmap để kiểm tra rõ nhất, bộ máy 16Gb đạt trung bình 80FPS.
Còn với kết quả test cho bộ máy 8Gb RAM thì mình sử dụng ngay bộ PCPA Gaming Online 2 tại Phúc Anh. Lưu ý là mình có vào Bios để cài đặt để share 2Gb VRAM cho Radeon Vega 8 nhé, còn lại 6Gb RAM sẽ dành cho Window. Vì khi quay màn hình thì hiện tượng drop hình diễn ra nhiều hơn và cả việc ảnh hưởng tụt FPS nữa, do đó mình đã quay lại màn hình bằng CAM trực tiếp để các bạn được rõ hơn. Giờ hãy cùng trải nghiệm nhé.
Tổng kết lại, mình cho rằng Ryzen 2200G thực sự là chiếc CPU hoàn toàn tốt dành cho game thủ muốn build máy chơi game nhưng ngân sách hạn chế và mong muốn khả năng nâng cấp tốt. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh hơn để các bạn nắm được là dù gì thì Vega 8 cũng chỉ là iGPU được tích hợp trên Ryzen 3 2200G. Do đó, bạn sẽ thường xuyên gặp hiện tượng drop hình hay tụt FPS xảy ra khi chơi, nó sẽ rõ nhất khi bạn chơi các game Offline nặng. Chính vì vậy, các bạn không nên quá phụ thuộc vào Vega 8, mà hãy tính khả năng nâng cấp VGA rời lên để có thể có trải nghiệm chơi game mượt mà hơn.
Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ tới tất cả các bạn. Bạn đánh giá ra sao về em CPU này. Cùng để lại ý kiến tại comment nhé.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: