Cồn Cỏ cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh khoảng 15 hải lý. Hiện tại chưa có tàu khách thương mại ra Cồn Cỏ nên du khách thường thuê thuyền cá làm phương tiện để đặt chân đến hòn đảo tiền tiêu này. Cách khác là đi nhờ tàu công vụ của UBND huyện hoặc tàu sắt chở vật liệu ra xây dựng đảo.
Theo các tài liệu khoa học, Cồn Cỏ hình thành từ quá trình vận động phun trào núi lửa. Đảo có cấu tạo địa chất đa dạng, vừa có đá bazan, vừa có đá san hô và cát. Hòn đảo có hàng triệu năm tuổi nhưng vẫn được gọi là đảo "Thanh niên" vì huyện Cồn Cỏ vừa thành lập tháng 10/2004, diện tích khoảng 2,3 km2.
Hơn 70% diện tích Cồn Cỏ là rừng nguyên sinh. Đảo có hệ sinh thái đa dạng với hàng trăm loài động thực vật, trong đó nhiều cây rừng và hải sản quý.
Cồn Cỏ ngày càng được xây dựng khang trang và hiện đại. Đảo gần như tròn với chu vi khoảng 5 km.
Rất nhiều người muốn thăm Cồn Cỏ nhưng do chưa có tàu khách thương mại nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
Ngọn hải đăng là công trình cao nhất trên đảo. Cồn Cỏ chưa có điện lưới nên sử dụng năng lượng mặt trời. Với người dân, điện cấp từ máy phát điện nhưng cách nhật.
Leo 100 bậc thang lên đỉnh ngọn hải đăng, du khách ngắm được vẻ đẹp toàn cảnh của đảo.
Nước biển ở đây ấm quanh năm với nhiều bãi cát trải dải. Đến đảo, du khách vừa được trải nghiệm trekking giữa rừng già nguyên sinh, vừa được lặn biển ngắm san hô, câu cá...
Đảo hiện có khoảng 10 hộ dân sinh sống và cũng đã xây dựng trường mẫu giáo và tiểu học. Với các cấp học trên, học sinh được gửi vào đất liền. Trên hình là thành viên của hộ gia đình được đưa ra đảo lập nghiệp từ 10 năm trước.
Cồn Cỏ 2 lần được phong anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Dấu tích những năm tháng oai hùng của Cồn Cỏ hiển hiện qua hệ thống hào giao thông dài hơn 20 km, trận địa pháo, địa đạo Bến Nghè...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi tặng đảo nhỏ anh hùng hai câu thơ “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận/ Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.
Mới đây, tỉnh Quảng Trị quyết định đầu tư 27,5 tỷ đồng đóng tàu sắt phục vụ nhu cầu đi lại giữa đất liền với Cồn Cỏ. Dự án mang lại nhiều thuận lợi để phát huy thế mạnh du lịch của hòn đảo này.
Theo các tài liệu khoa học, Cồn Cỏ hình thành từ quá trình vận động phun trào núi lửa. Đảo có cấu tạo địa chất đa dạng, vừa có đá bazan, vừa có đá san hô và cát. Hòn đảo có hàng triệu năm tuổi nhưng vẫn được gọi là đảo "Thanh niên" vì huyện Cồn Cỏ vừa thành lập tháng 10/2004, diện tích khoảng 2,3 km2.
Hơn 70% diện tích Cồn Cỏ là rừng nguyên sinh. Đảo có hệ sinh thái đa dạng với hàng trăm loài động thực vật, trong đó nhiều cây rừng và hải sản quý.
Cồn Cỏ ngày càng được xây dựng khang trang và hiện đại. Đảo gần như tròn với chu vi khoảng 5 km.
Rất nhiều người muốn thăm Cồn Cỏ nhưng do chưa có tàu khách thương mại nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
Ngọn hải đăng là công trình cao nhất trên đảo. Cồn Cỏ chưa có điện lưới nên sử dụng năng lượng mặt trời. Với người dân, điện cấp từ máy phát điện nhưng cách nhật.
Leo 100 bậc thang lên đỉnh ngọn hải đăng, du khách ngắm được vẻ đẹp toàn cảnh của đảo.
Nước biển ở đây ấm quanh năm với nhiều bãi cát trải dải. Đến đảo, du khách vừa được trải nghiệm trekking giữa rừng già nguyên sinh, vừa được lặn biển ngắm san hô, câu cá...
Đảo hiện có khoảng 10 hộ dân sinh sống và cũng đã xây dựng trường mẫu giáo và tiểu học. Với các cấp học trên, học sinh được gửi vào đất liền. Trên hình là thành viên của hộ gia đình được đưa ra đảo lập nghiệp từ 10 năm trước.
Cồn Cỏ 2 lần được phong anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Dấu tích những năm tháng oai hùng của Cồn Cỏ hiển hiện qua hệ thống hào giao thông dài hơn 20 km, trận địa pháo, địa đạo Bến Nghè...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi tặng đảo nhỏ anh hùng hai câu thơ “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận/ Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.
Mới đây, tỉnh Quảng Trị quyết định đầu tư 27,5 tỷ đồng đóng tàu sắt phục vụ nhu cầu đi lại giữa đất liền với Cồn Cỏ. Dự án mang lại nhiều thuận lợi để phát huy thế mạnh du lịch của hòn đảo này.