Dark Souls III - Trải nghiệm game hot phiên bản cuối cùng trên PC
7 năm là một quãng thời gian dài dằng dặc. Trong ngần ấy năm, đã có những tựa game mới ra đời, đã có những cái tên chìm vào quên lãng, đã có những trào lưu thời thượng nở rộ trong ngành công nghiệp game. Và cũng có những huyền thoại tạo nên ánh lửa huy hoàng của chính mình, chỉ trong vòng 7 năm.
Có lẽ, rất nhiều người đã từng đặt ra câu hỏi: Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như From Software không mang Demon’s Souls đến với thị trường phương Tây vào năm 2009, hoặc thậm chí là nếu Demon’s Souls mãi mãi chưa bao giờ tồn tại? Nhưng thật may mắn bởi điều đó không trở thành sự thật. 7 năm cho 5 phiên bản của loạt game “Souls” (tính cả Bloodborne), thật là một điều kỳ diệu khi From Software đã biến một trong những loạt game hành động – nhập vai kén người chơi, trở thành một thương hiệu được biết đến rộng rãi nhất trong làng game và sở hữu cho mình một cộng đồng người hâm mộ nhiệt huyết bậc nhất ở thời điểm hiện tại.
Thế nhưng, mọi cuộc chơi đều phải đi đến hồi kết, những ngọn lửa rồi cũng đến lúc phải tàn. Dark Souls III có thể là tựa game cuối cùng trong dòng game Souls, nhưng dấu ấn mà loạt game này đã để lại hẳn sẽ không bao giờ phai mòn.
Dark Souls III ra đời với mục đích là đưa cuộc hành trình của ngọn lửa tới những trang giấy cuối cùng, và những gì mà trò chơi đã đạt được còn đáng khâm phục hơn thế nữa
Đây là phiên bản Dark Souls cuối cùng của loạt game, thế nên cũng có thể tạm hiểu là phiên bản cuối cùng ra mắt trên PC (dĩ nhiên trừ phi From Software tiếp tục phát triển game “Souls” và đưa chúng lên PC), và người viết cũng hy vọng rằng đây là lần cuối mình nhìn thấy một trò chơi chỉ toàn hiện lên nút bấm cho tay cầm Xbox One thay vì nút của bàn phím. Vâng, Dark Souls III luôn luôn nên được trải nghiệm bằng tay cầm, người viết biết điều đó, nhưng khi mang tựa game lên hệ máy PC thì người dùng sẽ sở hữu nhiều lựa chọn hơn về phần cứng cũng như “đồ nghề” chơi game, thế nên sẽ rất rất rất rất rất tốt nếu như các nhà làm game Nhật Bản đừng “chơi khăm” những người dùng bàn phím và chuột như thế này nữa. Thậm chí trong phần tùy chọn của game đã có sẵn biểu tượng và tên các nút bấm cơ mà, đưa chúng vào thẳng trong game chẳng lẽ khó đến mức đó sao?
Nhược điểm cuối cùng Dark Souls III có lẽ lại là vấn đề bị văng game (crash) muôn thuở. May mắn hơn nhiều người chơi khác, người viết chưa từng bị văng game ngay trong lúc chơi, mà chỉ gặp phải khi đang nạp game hoặc Alt + Tab ở ngoài màn hình Desktop. Một vấn đề nhỏ nhặt khác cũng liên quan đến phần điều khiển là thỉnh thoảng nhân vật sẽ tự động chạy thẳng tới một hướng nào đó không theo lệnh của người chơi, hoặc camera dính chặt vào một hướng trong lúc chiến đấu. Vấn đề “hơi hơi” lớn hơn chút nữa là việc địch thủ vẫn có khả năng đâm chém hoặc ném thương… xuyên tường và dễ khiến người chơi chầu trời theo cung cách vớ vẩn nhất có thể.
7 năm là một quãng thời gian dài dằng dặc. Trong ngần ấy năm, đã có những tựa game mới ra đời, đã có những cái tên chìm vào quên lãng, đã có những trào lưu thời thượng nở rộ trong ngành công nghiệp game. Và cũng có những huyền thoại tạo nên ánh lửa huy hoàng của chính mình, chỉ trong vòng 7 năm.
Có lẽ, rất nhiều người đã từng đặt ra câu hỏi: Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như From Software không mang Demon’s Souls đến với thị trường phương Tây vào năm 2009, hoặc thậm chí là nếu Demon’s Souls mãi mãi chưa bao giờ tồn tại? Nhưng thật may mắn bởi điều đó không trở thành sự thật. 7 năm cho 5 phiên bản của loạt game “Souls” (tính cả Bloodborne), thật là một điều kỳ diệu khi From Software đã biến một trong những loạt game hành động – nhập vai kén người chơi, trở thành một thương hiệu được biết đến rộng rãi nhất trong làng game và sở hữu cho mình một cộng đồng người hâm mộ nhiệt huyết bậc nhất ở thời điểm hiện tại.
Thế nhưng, mọi cuộc chơi đều phải đi đến hồi kết, những ngọn lửa rồi cũng đến lúc phải tàn. Dark Souls III có thể là tựa game cuối cùng trong dòng game Souls, nhưng dấu ấn mà loạt game này đã để lại hẳn sẽ không bao giờ phai mòn.
Dark Souls III ra đời với mục đích là đưa cuộc hành trình của ngọn lửa tới những trang giấy cuối cùng, và những gì mà trò chơi đã đạt được còn đáng khâm phục hơn thế nữa
Đây là phiên bản Dark Souls cuối cùng của loạt game, thế nên cũng có thể tạm hiểu là phiên bản cuối cùng ra mắt trên PC (dĩ nhiên trừ phi From Software tiếp tục phát triển game “Souls” và đưa chúng lên PC), và người viết cũng hy vọng rằng đây là lần cuối mình nhìn thấy một trò chơi chỉ toàn hiện lên nút bấm cho tay cầm Xbox One thay vì nút của bàn phím. Vâng, Dark Souls III luôn luôn nên được trải nghiệm bằng tay cầm, người viết biết điều đó, nhưng khi mang tựa game lên hệ máy PC thì người dùng sẽ sở hữu nhiều lựa chọn hơn về phần cứng cũng như “đồ nghề” chơi game, thế nên sẽ rất rất rất rất rất tốt nếu như các nhà làm game Nhật Bản đừng “chơi khăm” những người dùng bàn phím và chuột như thế này nữa. Thậm chí trong phần tùy chọn của game đã có sẵn biểu tượng và tên các nút bấm cơ mà, đưa chúng vào thẳng trong game chẳng lẽ khó đến mức đó sao?
Nhược điểm cuối cùng Dark Souls III có lẽ lại là vấn đề bị văng game (crash) muôn thuở. May mắn hơn nhiều người chơi khác, người viết chưa từng bị văng game ngay trong lúc chơi, mà chỉ gặp phải khi đang nạp game hoặc Alt + Tab ở ngoài màn hình Desktop. Một vấn đề nhỏ nhặt khác cũng liên quan đến phần điều khiển là thỉnh thoảng nhân vật sẽ tự động chạy thẳng tới một hướng nào đó không theo lệnh của người chơi, hoặc camera dính chặt vào một hướng trong lúc chiến đấu. Vấn đề “hơi hơi” lớn hơn chút nữa là việc địch thủ vẫn có khả năng đâm chém hoặc ném thương… xuyên tường và dễ khiến người chơi chầu trời theo cung cách vớ vẩn nhất có thể.