Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa... Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh.
Bệnh tiểu đường ngày nay đã không còn xa lạ với chúng ta. Không những phổ biến mà số bệnh nhân mắc bệnh này trong những năm gần đây cũng tăng lên rõ rệt. Ngoại trừ nguyên nhân do gen di truyền, một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết.
Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa và nguy cơ bệnh tim, đột quỵ Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh.
Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2:
- Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Liên tục cảm thấy đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
- Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng tiêu thụ đường (glucose), cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được bài tiết vào trong nước tiểu.
Một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô
tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết. (Ảnh minh họa).- Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể của bạn bị thiếu chất đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt. Vậy nên người bệnh bị tiểu đường thường có cảm giác nhìn mờ, không rõ.
- Vết thương lâu lành: Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
- Da sẫm màu: Một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin
Tuy nhiên, cũng có một tin vui là, có những cách có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự bắt đầu của bệnh tiểu đường type 2. Vậy làm sao để làm được điều đó:
1. Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày: Tập thể dục cải thiện hoạt động của insulin, di chuyển glucose vào máu và vào các mô mà nó có thể được sử dụng để tạo thành năng lượng.
2. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn đang thừa cân, tăng cân nhiều hơn số cân bị sụt, thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường của bạn cũng thấp hơn. Lúc này, nên nói chuyện với các bác sĩ để có thể duy trì được trọng lượng tối ưu so với cơ thể và sức khỏe của mình.
3. Ăn một chế độ ăn uống ít carbohydrate tinh chế: Và kết hợp trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo không bão hòa đơn (như dầu ô liu) vào chế độ ăn uống của bạn.
4. Theo dõi sức khỏe của bạn: Nhận kiểm tra thường xuyên huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính, và tìm cách điều trị nếu cần thiết.
Bệnh tiểu đường ngày nay đã không còn xa lạ với chúng ta. Không những phổ biến mà số bệnh nhân mắc bệnh này trong những năm gần đây cũng tăng lên rõ rệt. Ngoại trừ nguyên nhân do gen di truyền, một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết.
Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa và nguy cơ bệnh tim, đột quỵ Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh.
Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2:
- Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Liên tục cảm thấy đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
- Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng tiêu thụ đường (glucose), cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được bài tiết vào trong nước tiểu.
Một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô
tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết. (Ảnh minh họa).
- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt. Vậy nên người bệnh bị tiểu đường thường có cảm giác nhìn mờ, không rõ.
- Vết thương lâu lành: Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
- Da sẫm màu: Một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin
Tuy nhiên, cũng có một tin vui là, có những cách có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự bắt đầu của bệnh tiểu đường type 2. Vậy làm sao để làm được điều đó:
1. Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày: Tập thể dục cải thiện hoạt động của insulin, di chuyển glucose vào máu và vào các mô mà nó có thể được sử dụng để tạo thành năng lượng.
2. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn đang thừa cân, tăng cân nhiều hơn số cân bị sụt, thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường của bạn cũng thấp hơn. Lúc này, nên nói chuyện với các bác sĩ để có thể duy trì được trọng lượng tối ưu so với cơ thể và sức khỏe của mình.
3. Ăn một chế độ ăn uống ít carbohydrate tinh chế: Và kết hợp trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo không bão hòa đơn (như dầu ô liu) vào chế độ ăn uống của bạn.
4. Theo dõi sức khỏe của bạn: Nhận kiểm tra thường xuyên huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính, và tìm cách điều trị nếu cần thiết.
Nguồn: dantri.com.vn