Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ăn uống sơ sài, không hợp lí và lười vận động gây nên các bệnh thời hiện đại. Một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay là bệnh trĩ, đây là căn bệnh rất phổ biến được gây nên bởi những thous quen không hợp lí của con người. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ để bạn có cách phòng tránh và ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Trĩ có 2 loại, đó là trĩ nội và trĩ ngoại
Dù là bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì chúng đều có chung nguyên nhân.
Nguyên nhân của bệnh trĩ:
Thói quen ăn uống không hợp lí: chế độ ăn không hợp lí, ăn không đủ chất hay ăn không đúng cách cũng gây nên bệnh trĩ. Khi ăn quá nhiều xơ cũng gây nên bệnh trĩ.
Căng thẳng trong cuộc sống: sự căng thẳng của cơ thể cũng gây nên áp lực và khó khăn lên các bộ phận của cơ thể. Căng thẳng tinh thần gây ảnh hưởng đến huyết áp và được tăng lên qua các vùng hậu môn.
Táo bón: bạn bị táo bón và cố gắng đưa phân ra khỏi cơ thể, bạn cố gắng hết sức làm sao đưa nó ra. Trong trường hợp này bạn không nên cố gắng mà cần đứng dậy và thường xuyên đi lại để đi đại tiện được dễ dàng hơn. Điều đặc biệt là bạn cần uống thêm một ít nước để đường ruột của bạn dễ dàng di chuyển.
Ngồi trong thời gian lâu: nguyên nhân này thường xảy ả ở nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, do ngồi nhiều hoặc quá lâu avf kèm theo là lhoong sinh hoạt. Và ngồi nhiều cũng gây nên áp lực lên thực tràng, dẫn đến bệnh trĩ.
Thai sản ở phụ nữ: áp lực của bụng được tăng lên khi mang thai, áp lực lên hậu môn, tĩnh mạch. Các áp lực này sẽ gây ra bệnh trĩ cho các bà mẹ trong thời kì mang thai. Và thường thì bệnh này sẽ hết khi sinh con.
Mắc một số bệnh về đường hậu môn: một số bệnh như rối loạn hậu mộn, táo bón,… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
Một số bệnh về gan: một số bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ gan,… cũng gây nên trĩ ở mỗi người.
Triệu chứng của bệnh trĩ:
· Trĩ ngoại:
- Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ ngoại, hiện tượng này gây nên do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện. Sau một thời gian thì biểu hiện này càng nặng thêm khi hậu môn trở nên đau rát khi đi đại tiện hoặc có hoạt động mạnh.
- Lớp da bên ngoài hậu môn lồi lên: khi hiện tượng các nếp gấp hậu môn sưng to, đau rát trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến lớp da bên ngoài hậu môn lồi lên. Hiện tượng này gây nên đau dớn cho người bệnh khi các tế bào quanh hậu môn xơ cứng và sự co thắt của cơ vòng hậu môn.
- Nứt kẻ hậu môn: các cục máu đông xuất hiện, các cục máu đông trở nên sưng phồng và gây đau rát cho người bệnh. Hiện tượng này xảy ra trong một thời gian ngắn rồi hết, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây nên hiện tượng nứt kẽ hậu môn.
- Hậu môn căng phồng: hiện tượng này gây nên bởi những áp lực xung quanh tĩnh mạch hậu môn làm cho hậu trở nên căng phồng và chồng chéo lên nhau. Các mấu trĩ trở thành búi trĩ, các búi trĩ sưng to, lồi lên quanh hậu môn.
· Trĩ nội:
- Đại tiện ra máu: đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ nội, máu đi ra cùng phân hay sau khi đi đại tiện. Lượng máu đi ra khá nhiều, có lúc li ti hoặc nhỏ giọt, nhưng không có cảm giác đau rát hay khó chịu, hiện tượng này càng nặng khi lượng máu ra ngày càng nhiều. Khi lượng máu ra quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng mất máu, khi thiếu máu quá nhiều thì người bệnh sẽ choáng váng và mệt mỏi.
- Mấu trĩ sa xuống hậu môn: hiện tượng này là hiện tượng trong giai đoạn tiếp theo của bệnh trĩ nội, mấu trĩ sa xuống khỏi hậu môn và có thể tự thụt vào. Hiện tượng mấu trĩ không thể tự thụt vào thì có thể dùng tay đẩy vào. Hiện tượng này thường xảy ra khi đi đại tiện.
- Mấu trĩ sa xuống và không thể thụt vào trong: ở giai đoạn trên thì mấu trĩ có thể tự thụt vào hay dùng tay đẩy vào nhưng ở triệu chứng này thì mấu trĩ không thể tự thụt vào hay dùng tay đẩy vào.Ở giai đoạn này thì khi làm bất kì việc nặng ahy quá sức thì mấu trĩ đều có thể thụt ra ngoài. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu và ẩm ướt ở hậu môn. Khi các mấu trĩ ma sát với quần áo đang mặc sẽ gây nên cảm giác khó chịu, và các mấu trĩ trở nên sưng to và đau rát.
Cách phòng chống bệnh trĩ:
Có chế độ ăn hợp lí, ăn đúng cách, đúng giờ và hợp vệ sinh. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt hạn chế ăn đồ cay nóng,….
Luôn để đầu óc thoải mái, giải trí, tránh trường hợp căng thẳng , stress,….
Thường xuyên vận động, hoạt động thể dục, hạn chế ngồi nhiều và ngồi một tư thế trong thời gian lâu,…
Có thói quen đi cầu hàng này để tránh trường hợp táo bón hoặc khó khăn trong khi đi đại tiện.
Trên đây là những kinh nghiệm chuẩn đoán, nguyên nhân và biểu hiện, cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả nhất. Mong bạn sẽ có những kiến thức đúng đắn về căn bệnh này để có những kiến thức cơ bản về bệnh và có cách phòng chống tốt nhất để có cuộc sống hạnh phúc và không bệnh tật. Chúc bạn có một một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.