Câu nói “để tôi Google đã”, thay vì “để tôi tìm đã”, đang dần trở nên quen thuộc. Điều này là thành công của Google. Nhưng liệu có khi nào người ta sẽ “google” cái gì đó không phải trên Google, mà trên Bing không?
Khi bắt đầu xây dựng một website hay kinh doanh một dịch vụ Internet, hầu hết các nhà công nghệ đều nhắm tới mục đích sẽ bán lại nó cho một công ty lớn hơn hoặc thu hút hàng trăm triệu người dùng. Nhưng hiện nay, có một đích đến, một thành công thậm chí còn rực rỡ hơn, thích thú hơn cả tiền nếu đạt được, đó là biến tên công ty của họ thành một động từ.
Một ví dụ điển hình của câu chuyện này là Google. Google không mất quá lâu để đạt được vinh dự này. Giờ đây, việc mọi người nói: “để tôi Google đã”, thay vì sử dụng động từ “tìm kiếm”, trở nên quen thuộc. Microsoft cũng hy vọng công cụ tìm kiếm của hãng, Bing, sẽ trở thành một động từ.
Tất nhiên, xu hướng này không chỉ “quẩn quanh” với các trang tìm kiếm. Chẳng hạn, Twitter, cũng đã được “động từ hóa” với sự ra đời của từ “tweet”. Sau đó là Facebook, Skype, Photoshop và nhiều nhãn hiệu công nghệ khác, đã trở thành động từ trong các cuộc hội thoại hàng ngày của mọi người.
Tuy vậy, tên công ty trở thành một động từ không phải lúc nào cũng tốt. Trước khi Google phổ biến, các luật sư sẵn sàng chiến đấu chống lại việc sử dụng tên một công ty đã được đăng ký thương hiệu làm động từ. Fred Shapiro, một nhà tư vấn đăng ký nhãn hiệu, cho biết trước đây các công ty lo ngại tên gọi của họ sẽ trở nên “chung chung”, không được người dùng nhớ đến, khi chúng biến thành động từ, thậm chí, tên công ty có thể mất biểu tượng thương mại.
Tuy nhiên, suy nghĩ trên đã thay đổi trong vài năm qua, khi web phát triển rộng rãi. Giờ đây, sức mạnh của chiến lược marketing “biến tên công ty thành động từ” và trở thành “từ cửa miệng” của mọi người có thể mang lại mối nhận thức sâu rộng, lan tỏa cho các công ty mới thành lập.
Và hiện nay các công ty công nghệ đã bắt đầu cho rằng “động từ hóa” tên công ty là một điều tốt. Giá trị marketing sẽ gia tăng nhờ việc động từ hóa này, bởi các động từ thường bao hàm cả hành động và sự phấn khích của chính người dùng. Hơn nữa, được sử dụng rộng rãi cũng sẽ giúp thương hiệu công ty được nhìn nhận, phổ biến hơn.
Đối với các công ty kinh doanh trực tuyến, cạnh tranh mạnh mẽ có thể nhanh chóng khiến một công ty mới thành lập bị “đè bẹp”, vì thế kiểu marketing miễn phí này có thể xóa tan bất kỳ mối hiểm nguy nào. Thành công của các nhãn hiệu công nghệ, như Photoshop và Google, đã giúp mọi người “mở mắt” ra với thực tế trở thành một động từ không phải luôn là điều tồi tệ.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu việc động từ hóa có mang lại kết quả tích cực mãi mãi cho các thương hiệu này hay không. Ai mà biết được, một ngày nào đó từ Google sẽ trở nên chung chung, đồng nghĩa với từ “tìm kiếm”, đến nỗi người dùng có thể sẽ “Google” một cái gì đó trên Bing.
Theo New York Times
Khi bắt đầu xây dựng một website hay kinh doanh một dịch vụ Internet, hầu hết các nhà công nghệ đều nhắm tới mục đích sẽ bán lại nó cho một công ty lớn hơn hoặc thu hút hàng trăm triệu người dùng. Nhưng hiện nay, có một đích đến, một thành công thậm chí còn rực rỡ hơn, thích thú hơn cả tiền nếu đạt được, đó là biến tên công ty của họ thành một động từ.
Một ví dụ điển hình của câu chuyện này là Google. Google không mất quá lâu để đạt được vinh dự này. Giờ đây, việc mọi người nói: “để tôi Google đã”, thay vì sử dụng động từ “tìm kiếm”, trở nên quen thuộc. Microsoft cũng hy vọng công cụ tìm kiếm của hãng, Bing, sẽ trở thành một động từ.
Tất nhiên, xu hướng này không chỉ “quẩn quanh” với các trang tìm kiếm. Chẳng hạn, Twitter, cũng đã được “động từ hóa” với sự ra đời của từ “tweet”. Sau đó là Facebook, Skype, Photoshop và nhiều nhãn hiệu công nghệ khác, đã trở thành động từ trong các cuộc hội thoại hàng ngày của mọi người.
Tuy vậy, tên công ty trở thành một động từ không phải lúc nào cũng tốt. Trước khi Google phổ biến, các luật sư sẵn sàng chiến đấu chống lại việc sử dụng tên một công ty đã được đăng ký thương hiệu làm động từ. Fred Shapiro, một nhà tư vấn đăng ký nhãn hiệu, cho biết trước đây các công ty lo ngại tên gọi của họ sẽ trở nên “chung chung”, không được người dùng nhớ đến, khi chúng biến thành động từ, thậm chí, tên công ty có thể mất biểu tượng thương mại.
Tuy nhiên, suy nghĩ trên đã thay đổi trong vài năm qua, khi web phát triển rộng rãi. Giờ đây, sức mạnh của chiến lược marketing “biến tên công ty thành động từ” và trở thành “từ cửa miệng” của mọi người có thể mang lại mối nhận thức sâu rộng, lan tỏa cho các công ty mới thành lập.
Và hiện nay các công ty công nghệ đã bắt đầu cho rằng “động từ hóa” tên công ty là một điều tốt. Giá trị marketing sẽ gia tăng nhờ việc động từ hóa này, bởi các động từ thường bao hàm cả hành động và sự phấn khích của chính người dùng. Hơn nữa, được sử dụng rộng rãi cũng sẽ giúp thương hiệu công ty được nhìn nhận, phổ biến hơn.
Đối với các công ty kinh doanh trực tuyến, cạnh tranh mạnh mẽ có thể nhanh chóng khiến một công ty mới thành lập bị “đè bẹp”, vì thế kiểu marketing miễn phí này có thể xóa tan bất kỳ mối hiểm nguy nào. Thành công của các nhãn hiệu công nghệ, như Photoshop và Google, đã giúp mọi người “mở mắt” ra với thực tế trở thành một động từ không phải luôn là điều tồi tệ.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu việc động từ hóa có mang lại kết quả tích cực mãi mãi cho các thương hiệu này hay không. Ai mà biết được, một ngày nào đó từ Google sẽ trở nên chung chung, đồng nghĩa với từ “tìm kiếm”, đến nỗi người dùng có thể sẽ “Google” một cái gì đó trên Bing.
Theo New York Times