Địa lí 12: Tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài bài 41 trang 186 sgk Địa Lí 12 Tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
Đồng bằng sông Cửu Long có các nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất khác. Trong đó đất phù sa ngọt chiếm 30% phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu, đất phèn chiếm 41% phân bố ở Đồng Tháp Mười và Cà Mau, đất mặn chiếm 19% phân bố ven vịnh Thái Lan và các ven biển, còn đất khác chiếm 10% phân bố rải rác khắp cả vùng. Để hiểu rõ thêm về tài nguyên đất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chúng ta cùng đi rìm hiểu thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp. Từ đó các em hãy cùng Vforum trả lời câu hỏi giữa bài bài 41 trang 186 sgk Địa Lí 12: Tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?

Câu hỏi giữa bài bài 41 trang 186 sgk Địa Lí 12
Trả lời:
Thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất Đồng bằng sông Cửu Long đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng:
Thuận lợi:

  • Có diện tích phù sa màu mỡ và rộng lớn, phục vụ phát triển nông nghiệp hiệu quả
  • Đất phù sa mỡ rất màu mỡ chiếm 30% diện tích khắp cả vùng.
  • Các loại đất khác cũng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của vùng.
Khó khăn:

  • Diện tích phần lớn chủ yếu là đất phèn và đất mặn, khó canh tác nông nghiệp
  • Một số loại đất thiếu chất dinh dưỡng, vi lượng không phục vụ được phát triển nông nghiệp của vùng.
Xem thêm: Địa lí 12: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước
 
  • Chủ đề
    dia li 12
  • Top