Ho là dấu hiệu thường gặp ở bé, nhất là khi thay đổi thời tiết. Dù cha mẹ lo lắng nhưng ho nhiều khi không phải triệu chứng bệnh nghiêm trọng. Ho là phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ họng và đường hô hấp.Ho kèm khò khè
Nếu bé ho kèm theo khò khè khi thở ra thì có thể do sưng đường hô hấp dưới. Nguyên nhân có thể do bệnh hen suyễn hoặc nhiễm virus (viêm tiểu phế quản). Ngoài ra, thở khò khè còn có thể do đường hô hấp bị tắc bởi dị vật.
Ho ban đêm
Rất nhiều bé bị ho nặng hơn vào ban đêm. Khi mắc cảm lạnh, các chất nhầy từ mũi và xoang có thể thoát xuống cổ họng và gây ra ho trong khi ngủ. Sẽ là nghiêm trọng nếu ho cản trở giấc ngủ của bé.
Hen suyễn cũng có thể gây ho ban đêm do đường thở có khuynh hướng nhạy cảm hơn vào ban đêm.
Ho ban ngày
Không khí lạnh hay hoạt động có thể làm ho nặng hơn vào ban ngày. Hãy cách ly bé khỏi vật nuôi, khói thuốc lá... để hạn chế ho cho con.
Ho kèm sốt
Bé ho, kèm sốt nhẹ, chảy nước mũi và có thể do cảm lạnh thông thường. Nhưng ho kèm với sốt (39°C) hoặc cao hơn có thể do viêm phổi, đặc biệt nếu bé yếu và thở nhanh. Trong trường hợp này, hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.
Ho kèm nôn trớ
Bé ho nhiều sẽ kích thích nôn trớ dù ho do cảm hay hen suyễn. Bởi vì khi ho, chất nhầy sẽ chảy vào dạ dày, gây buồn nôn. Thông thường, đây là dấu hiệu bình thường, trừ khi bé nôn trớ không ngừng.
Ho dai dẳng
Ho do cảm có thể kéo dài hàng tuần. Hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng mạn tính trong xoang (hoặc đường hô hấp) cũng có thể gây ho dai dẳng. Nếu bé ho kéo dài, hãy gọi bác sĩ.
Thời điểm nên đi khám
Hãy đưa bé đi khám nếu:
- Ho kèm khó thở.
- Ho kèm thở nhanh hơn bình thường.
- Có màu xanh (hoặc nâu sậm) trên môi, mặt hay lưỡi.
- Bị sốt cao (nhất là khi ho nhưng không chảy nước mũi và cũng không bị ngạt mũi).
- Bé dưới 3 tháng bị ho.
- Ho ra máu.
- Ho kèm thở khò khè.
- Quấy khóc, bỏ ăn...
Trị liệu của bác sĩ
Một trong những cách để bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bé là lắng nghe cơn ho của bé. Phân loại từ âm thanh ho sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị cho bé. Trừ khi bé ho ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu không, các loại thuốc trị ho là chưa cần thiết. Thuốc ho có thể giúp bé ngừng ho nhưng không trị dứt điểm nguyên nhân gây ho. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc ho theo toa cho bé, thay vì dùng tùy tiện. Không sử dụng kết hợp các loại thuốc trị ho vì chúng có thể gây quá liều và gây nhiều tác dụng phụ.
Chăm sóc tại nhà
Nếu bé mắc suyễn, bạn cần đảm bảo kế hoạch chăm sóc bé từ bác sĩ.
Với những cơn ho thông thường, có thể bật một vòi nước nóng hoa sen trong phòng tắm và đóng cửa để hơi nước bốc lên. Sau đó, cùng ngồi với bé trong phòng tắm 20 phút. Hơi nước tỏa ra giúp con bạn dễ thở. Hãy cùng vui chơi với bé để vượt qua thời gian này.
Một máy tạo độ ẩm mini trong phòng ngủ cũng giúp ích cho bé.
Cho bé uống nước quả ấm để đỡ ho. Tuy nhiên không dùng nước ngọt hay nước cam vì chúng có thể làm tổn thương cổ họng, gây ho.
Không tự ý dùng thuốc trị ho cho bé.
Nếu bé ho kèm theo khò khè khi thở ra thì có thể do sưng đường hô hấp dưới. Nguyên nhân có thể do bệnh hen suyễn hoặc nhiễm virus (viêm tiểu phế quản). Ngoài ra, thở khò khè còn có thể do đường hô hấp bị tắc bởi dị vật.
Ho ban đêm
Rất nhiều bé bị ho nặng hơn vào ban đêm. Khi mắc cảm lạnh, các chất nhầy từ mũi và xoang có thể thoát xuống cổ họng và gây ra ho trong khi ngủ. Sẽ là nghiêm trọng nếu ho cản trở giấc ngủ của bé.
Hen suyễn cũng có thể gây ho ban đêm do đường thở có khuynh hướng nhạy cảm hơn vào ban đêm.
Nếu bé mắc suyễn, bạn cần đảm bảo kế hoạch chăm sóc bé từ bác sĩ.
Không khí lạnh hay hoạt động có thể làm ho nặng hơn vào ban ngày. Hãy cách ly bé khỏi vật nuôi, khói thuốc lá... để hạn chế ho cho con.
Ho kèm sốt
Bé ho, kèm sốt nhẹ, chảy nước mũi và có thể do cảm lạnh thông thường. Nhưng ho kèm với sốt (39°C) hoặc cao hơn có thể do viêm phổi, đặc biệt nếu bé yếu và thở nhanh. Trong trường hợp này, hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.
Ho kèm nôn trớ
Bé ho nhiều sẽ kích thích nôn trớ dù ho do cảm hay hen suyễn. Bởi vì khi ho, chất nhầy sẽ chảy vào dạ dày, gây buồn nôn. Thông thường, đây là dấu hiệu bình thường, trừ khi bé nôn trớ không ngừng.
Ho dai dẳng
Ho do cảm có thể kéo dài hàng tuần. Hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng mạn tính trong xoang (hoặc đường hô hấp) cũng có thể gây ho dai dẳng. Nếu bé ho kéo dài, hãy gọi bác sĩ.
Thời điểm nên đi khám
Hãy đưa bé đi khám nếu:
- Ho kèm khó thở.
- Ho kèm thở nhanh hơn bình thường.
- Có màu xanh (hoặc nâu sậm) trên môi, mặt hay lưỡi.
- Bị sốt cao (nhất là khi ho nhưng không chảy nước mũi và cũng không bị ngạt mũi).
- Bé dưới 3 tháng bị ho.
- Ho ra máu.
- Ho kèm thở khò khè.
- Quấy khóc, bỏ ăn...
Trị liệu của bác sĩ
Một trong những cách để bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bé là lắng nghe cơn ho của bé. Phân loại từ âm thanh ho sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị cho bé. Trừ khi bé ho ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu không, các loại thuốc trị ho là chưa cần thiết. Thuốc ho có thể giúp bé ngừng ho nhưng không trị dứt điểm nguyên nhân gây ho. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc ho theo toa cho bé, thay vì dùng tùy tiện. Không sử dụng kết hợp các loại thuốc trị ho vì chúng có thể gây quá liều và gây nhiều tác dụng phụ.
Chăm sóc tại nhà
Nếu bé mắc suyễn, bạn cần đảm bảo kế hoạch chăm sóc bé từ bác sĩ.
Với những cơn ho thông thường, có thể bật một vòi nước nóng hoa sen trong phòng tắm và đóng cửa để hơi nước bốc lên. Sau đó, cùng ngồi với bé trong phòng tắm 20 phút. Hơi nước tỏa ra giúp con bạn dễ thở. Hãy cùng vui chơi với bé để vượt qua thời gian này.
Một máy tạo độ ẩm mini trong phòng ngủ cũng giúp ích cho bé.
Cho bé uống nước quả ấm để đỡ ho. Tuy nhiên không dùng nước ngọt hay nước cam vì chúng có thể làm tổn thương cổ họng, gây ho.
Không tự ý dùng thuốc trị ho cho bé.
Theo Kidshealth/M&B