Độc giả Mỹ "phát sốt" vì thị trấn Buford thuộc về người Việt Nam

Độc giả Mỹ "phát sốt" vì thị trấn Buford thuộc về người Việt Nam
(Dân trí) - Việc thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ Buford bị một người Việt Nam thâu tóm đang trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của độc giả tại Mỹ nhất là trong bang Wyoming. Không ít người cho rằng đây là món hời lớn cho người mua.
>> Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam “mua đứt” thị trấn của Mỹ
>> Hai người Việt mua cả một thị trấn ở Mỹ
>> Buford sẽ là “showroom” giới thiệu hàng Việt

Suốt từ cuối tuần qua đến nay, tin thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ Buford, bang Wyoming thuộc về một người Việt Nam đã trở thành “điểm nóng” của độc giả Mỹ. Trên trang CNN, chỉ trong vòng hơn 1 ngày sau khi tin tức được công bố đã có hơn 630 bình luận của độc giả. Ở các trang báo nhỏ hơn như MSNBC, ABCnews, USA Today…số phản hồi cũng lên đến hàng chục.
wyoming_80251.JPG

Tin thị trấn Buford bị bán cho 1 người Việt Nam đang thu hút dư luận
Phần đông độc giả tranh luận về việc chi 900.000 USD cho một thị trấn không người ở là đắt hay rẻ. “Tôi đã sống ở Wyoming gần 30 năm và không xa lạ gì với Buford. Đó là một điểm đến rất đẹp trên đường liên bang I-80, nằm giữa Laramie và Cheyenne. Cộng đồng dân cư xung quanh đây đang lớn mạnh dần, bao gồm cả những người sống trong sa mạc gần đó. Thị trường BĐS cũng dần khởi sắc…Đó chính là một nơi hái ra tiền trên đường cao tốc”, độc giả có biệt danh Heretic Zero nhận định trên trang ABCnews.

Đáng ý chú ý là trên trang Wyomingnews, Philip Kay bạn của ông Sammons, chủ cũ của thị trấn cho rằng việc bán Buford là một sai lầm. Ông tin rằng với sự tập trung của báo giới quốc tế trong tuần qua, thị trấn này có thế thực sự “cất cánh” trong thời gian tới. “Việc sở hữu một thị trấn chính là giấc mơ Mỹ”, Kay khẳng định. Nancy Levine đến từ Denver, người đã tham gia cuộc đấu giá nhưng bất thành cho biết cô đã có kế hoạch marketing để biến Buford trở thành “điểm đến hấp dẫn mới”.
Tuy nhiên cũng không ít ý kiến tranh luận cho rằng đây là một vụ đầu tư sai lầm bởi khí hậu tại Buford rất khắc nghiệt và con đường liên bang I-80 qua đây thường đóng cửa tới nửa năm. Howdy, độc giả của Wyomingnews chia sẻ: “Tôi hy vọng người ta sẽ lập một nhà hàng ở đó, tôi thích các món ăn châu Á. Nhưng thành thật mà nói tôi không tin người ta sẽ sinh sống ở nơi ấy. Phải là những người rất đặc biệt mới có thể chịu được những cơn mưa tuyết mùa Đông và gió rét. Mùa hè ở đây tuyệt đẹp nhưng mùa Đông thì đúng là khủng khiếp”.
Nickname oleole47 thì khẳng định: “Sammons đã có một thương vụ quá hời. Thị trấn đó là một nơi tồi tệ trên một con đường cao tốc đóng cửa gần 50% thời gian trong năm. Có lẽ họ sắp xây ở đó một khách sạn cho những lái xe bị mắc kẹt”.
“900.000 USD? Tôi không rõ những người mua đến từ Việt Nam đã tham dự bao nhiêu cuộc đấu giá ở Bắc Mỹ. Tôi ngờ rằng đã có không ít gã từ Barret-Jackson (một công ty đấu giá) góp mặt và có rất nhiều lời trả giá khống. Bảo sao người mua nhanh chóng bị đưa đi để cho những kẻ tổ chức đấu giá có thể bỏ túi 25% hoa hồng”, độc giả m135 của CNN đặt dấu hỏi.
Trên trang MSNBC độc giả có nickname deb-3232690 cũng tỏ vẻ sửng sốt về mức giá 900.000 USD: “Họ có thể mua 10 mẫu đất ở Wyoming chỉ với 5000 USD. Ước gì tôi đã có địa chỉ của họ”.
Bên cạnh những tranh cãi về chuyện nên hay không nên mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ thì không ít người dân bang Wyoming tỏ vẻ tiếc nuối khi nơi này bị bán. “Hôm nay quả là một ngày rất buồn cho Wyoming. Từ đây truyền thống của Buford đã biến mất mãi mãi. Nếu có tiền tôi đã mua mảnh đất này để giữ nó vẫn là của Wyoming. Tôi rất buồn khi biết rằng người mua nó chẳng có liên quan gì đến bang này và bỏ tiền mua chỉ sau vài ngày tới đây. Có lẽ sẽ không bao giờ tôi dừng chân ở Buford nữa”, Wyoming Cowboy chia sẻ trên trang báo địa phương.
Số khác thì đoán già đoán non về mục đích của những thương gia từ Việt Nam. Một vài người tin rằng đây chỉ là một cách để chủ sở hữu mới của Buford có được hộ chiếu Mỹ. "Tôi biết họ định làm gì với thị trấn này rồi. Họ sẽ mở ở đây một tiệm massage kiểu châu Á và thông qua luật để cho phép nó hoạt động", QthePower châm biếm.

Một độc giả khác có tên Cindy Taylor thì bày tỏ hy vọng: “Thị trấn nhỏ Buford đã hơn 1 lần cứu tôi trong những chuyến đi giữa 2 thành phố Cheyenne và Laramie: đổ xăng, sử dụng phòng tắm hoặc uống một ly cà phê để có thể tiếp tục hành trình trong điều kiện thời tiết giá lạnh. Chúc chủ sở hữu mới của thị trấn gặp nhiều may mắn. Tôi hy vọng họ sẽ vẫn giữ lại bản sắc Wyoming cho điểm dừng chân nhỏ bé nhưng tuyệt vời này”.
Thanh Tùng
Tổng hợp


 

IceKey

Đại Ma Vương
Ðề: Độc giả Mỹ "phát sốt" vì thị trấn Buford thuộc về người Việt Nam

- Thông tin 2 người Việt Nam vừa mua đứt thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đang khiến báo giới quốc tế thực sự bất ngờ. Hầu hết các trang báo lớn tại Anh và Mỹ đều đăng tải sự kiện này tại các vị trí nổi bật.
>> Hai người Việt mua cả một thị trấn ở Mỹ
Chuyện người Việt đổ xô sang Mỹ tìm mua BĐS vài năm gần đây đã trở nên quá quen thuộc nhưng việc mua đứt cả một thị trấn thì quả là xưa này hiếm. Có lẽ vì vậy mà khắp các trang báo lớn trên thế giới đều đưa tin về thương vụ “đình đám” này.

cnn-060412_a4979.jpg

Báo giới quốc tế bất ngờ vì người Việt mua thị trấn tại Mỹ


Trên trang nhất, hãng tin BBC chạy hàng tít lớn: “Hai người Việt Nam mua “thị trấn nhỏ nhất” nước Mỹ. Kèm theo đó tác giả bài viết khẳng định: “2 người đàn ông Việt Nam không rõ danh tính đã chiến thắng trong cuộc đấu giá mua thị trấn Buford, tại bang Wyoming hôm thứ Năm. Thị trấn này có một trường học, 1 trạm xăng, một căn nhà 3 phòng ngủ và một quầy tạp hóa”.

Tờ Telegraph của Anh cũng in đậm: “Thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đã được bán với giá 900.000 USD” kèm theo bên dưới là những miêu tả về cuộc đấu giá và tâm trạng của công dân duy nhất còn lại của thị trấn. “Người chiến thắng đã phải ganh đua với các đối thủ đến từ Hong Kong, New York, Florida, Kansas và Wyoming với mức giá khởi điểm 100.000 USD. Khoảng 20 người đã đến tận nơi trong khi một số khác chào giá qua điện thoại”, bài báo viết. Tờ Dailymail của Anh thì cho biết phiên đấu giá chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng 11 phút.

Hãng tin CNN của Mỹ cho rằng đây là món hời cho những người mua với hàng tít: “Doanh nhân Việt Nam đã thâu tóm được thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với giá 900.000 USD”, tiêu đề bài báo khẳng định. “Phiên đấu giá bắt đầu ở mức 100.000 USD nhưng giá đã nhanh chóng được đẩy lên rất cao. Những người chiến thắng sau đó lập tức được hộ tống ra cửa bởi các nhân viên đấu giá để tránh sự tiếp cận của báo giới”, CNN thuật lại.

Tonjah Andrews, một nhà môi giới BĐS đến từ thủ phủ Cheyenne của bang Wyoming, đại diện cho những người thắng thầu thì cho biết cô sẽ không tiết lộ danh tính của thân chủ mình. Nhưng cô tiết lộ với CNN rằng những người này đã bay sang đây từ Việt Nam sau khi hay tin về vụ đấu giá trên mạng.

Ngoài các tờ báo trên, thông tin về phiên đấu giá với chiến thắng bất ngờ của 2 người Việt Nam cũng được đăng tải trên rất nhiều báo danh tiếng khác như: Bưu điện quốc gia (National post) của Mỹ, bưu điện Washington, AFP, MSNBC…
Buford là thị trấn thuộc hạt Albany, bang Wyoming, miền Tây nước Mỹ. Tại đây từng có khoảng 2000 cư dân sinh sống. Tuy nhiên nhiều năm trước, khi tuyến đường tàu hỏa qua đây đóng cửa, người dân dần bỏ đi và đến nay chỉ còn lại duy nhất ông Don Sammons. Ông cùng vợ con chuyển tới sống tại đây vào năm 1980 trước khi người vợ qua đời năm 1995. Cách đây 5 năm con trai ông cũng rời đi và hiện ông chỉ còn lại một mình.

Phát biểu sau phiên đấu giá, ông Sammons bùi ngùi chia tay thị trấn sau 32 năm sinh sống: “Tôi không biết có lúc nào mình sẽ cảm thấy hối tiếc vì quyết định này. Tôi đã sống ở đây suốt nửa đời mình”. Trước đó Sammons đã mua 1 căn nhà tại Windsor, Colorado để được sống gần con trai hơn.

Thanh Tùng
Tổng hợp​
 

IceKey

Đại Ma Vương
Ðề: Độc giả Mỹ "phát sốt" vì thị trấn Buford thuộc về người Việt Nam

Buford sẽ là “showroom” giới thiệu hàng Việt
“Tôi chỉ xem Buford như là một phần của nước Mỹ, một thị trường lớn và nhiều tiềm năng cho hàng VN. Buford có thể sẽ là một showroom giới thiệu những sản phẩm, thương hiệu VN, cùng với những mặt hàng hiện đang bán trong cửa hàng 200m2 này!” - ông Nguyên nói.
>> Phạm Đình Nguyên - doanh nhân mua thị trấn Mỹ
>> Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam “mua đứt” thị trấn của Mỹ
>> Hai người Việt mua cả một thị trấn ở Mỹ
Ông Phạm Đình Nguyên - tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế - cho biết vẫn chưa hết hạnh phúc khi trở thành người Việt đầu tiên sở hữu “thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ”.

nguoiViet942012_ace96.jpg


Ông Nguyên (phải) chụp hình lưu niệm với ông Don Sammons.​


Sau khi thắng cuộc tại buổi đấu giá thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ), ông Nguyên cho biết đã được bí mật dẫn ra cửa sau của nhà đấu giá, nhanh chóng lên xe rời khỏi thị trấn nên tên tuổi của ông không xuất hiện nhiều, dù có hơn 50 phóng viên của các hãng thông tấn địa phương “phục kích” sẵn.

Cuộc đấu “cân não” căng thẳng

Khoảng hai giờ trước khi đấu giá (12g), ông Nguyên cho biết nhà cũng như tất cả những hạng mục đấu giá liên quan (xe cộ, trang thiết bị) được mở cho khách đấu giá xem tình trạng sử dụng.

“Chưa bao giờ Hãng đấu giá Williams & Williams có trụ sở tại bangOklahoma tung hết lực lượng như vậy. Họ còn tổ chức êkip ghi hình, phỏng vấn từng người đấu giá” - ông Nguyên nói.

Buổi đấu giá tổ chức ngoài trời, bên ngoài cửa hàng tiện lợi nên Williams & Williams còn thuê thêm bốn chuyên viên đấu giá khác đứng bốn góc, không rời mắt khỏi 20 người tham gia đấu giá cùng với những người đi theo.

Thông thường tại các buổi đấu giá sẽ ít thấy chủ nhà đến tham dự, nhưng trong cuộc đấu giá này, ông Don Sammons - “thị trưởng” của Buford - đã đến từ rất sớm. “Lúc biết tôi đến từ VN, nơi mà ông Don Sammons từng đến vào những năm 1969-1970 khi tham gia quân đội Mỹ, ông đã vui ra mặt...” - ông Nguyên nói.

Theo ông Nguyên, chi tiết này đã làm kết quả đấu giá trở thành “câu chuyện đẹp”, được báo giới hỏi rất nhiều khi một cựu binh Mỹ đã trao lại chức “thị trưởng” cho một người Việt!

Ông Phạm Đình Nguyên đã có bảy năm kinh nghiệm làm việc tại Coca-Cola VN với các vị trí khác nhau trong bộ phận phát triển kinh doanh và tiếp thị thương mại. Sau đó chuyển sang làm cho Nokia VN trong hai năm trước khi giữ vị trí phó tổng giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh Công ty cổ phần Hàng gia dụng quốc tế. Gần đây nhất, ông Nguyên giữ vị trí giám đốc toàn quốc kênh hiện đại cho Tập đoàn Kinh Đô, trước khi chuyển ra thành lập Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế.

Khởi điểm với 100.000 USD, ông Nguyên kể lại, giá sau đó bắt đầu được nâng lên 150.000, 200.000, rồi 250.000... Đến mức giá 600.000 USD, nhiều người tham gia đã bỏ cuộc. Khi giá nâng lên 750.000, chỉ còn ông Nguyên và một người đấu giá online (thông qua điện thoại di động). Lúc này, cuộc đấu tay đôi căng thẳng với từng bước giá 10.000-15.000 USD, do ai cũng muốn được sở hữu Buford, thị trấn lâu đời thứ hai tại bang Wyoming.

“Người đấu giá online chỉ bỏ cuộc khi giá được nâng lên 900.000 USD, tôi chỉ biết mình chiến thắng khi người điều khiển đấu giá tiến đến và hét lớn: Chúc mừng” - ông Nguyên thuật lại.

“Trái đất tròn”

Đây là lời ông Don Sammons nói với ông Nguyên sau khi kết thúc cuộc đấu giá. “Don Sammons nói với tôi rằng ông vừa vui vừa buồn. Nhưng vui nhiều hơn vì đây là điều ông ấy muốn, dù gì cũng đã sống ở đây nửa đời người. Ông còn hứa sẽ sang thăm VN nữa” - ông Nguyên chia sẻ.

Ông Nguyên còn cho biết theo quy định, trong 30 ngày kể từ ngày đấu giá nếu người thắng cuộc không thanh toán phần còn lại của số tiền thì sẽ mất khoản tiền đặt cọc 10%. “Vì vậy, sẽ không có chuyện đấu giá “chơi cho vui” hoặc lấy tiếng như ở VN xong “bỏ của chạy lấy người” - ông Nguyên nói.

Theo tài liệu đấu giá do Williams & Williams cung cấp cho ông Nguyên, lợi nhuận đem lại cho ông Don Sammons trong năm 2011 là 150.000 USD, chủ yếu đến từ cửa hàng tiện lợi, trạm xăng, tiền thuê trạm điện thoại và tiền đặt các hộp thư bưu điện của chính phủ.

Tuy nhiên, ông Nguyên cho biết chỉ mới có hơn 10 ngày để quyết định chuyện này, từ lúc đọc tin rao đấu giá trên báo mạng nên chưa có kế hoạch gì đối với thị trấn này.

“Thú thật, tôi chỉ xem Buford như là một phần của nước Mỹ, một thị trường lớn và nhiều tiềm năng cho hàng VN. Buford có thể sẽ là một showroom giới thiệu những sản phẩm, thương hiệu VN, cùng với những mặt hàng hiện đang bán trong cửa hàng 200m2 này!” - ông Nguyên nói.

Theo Trần Vũ Nghi
Tuổi trẻ​
 
Top