[FONT="]Giới chức Nhật Bản đang xem xét buộc tội Apple về hành vi góp phần tạo ra sự độc quyền nhằm thống trị doanh số smartphone tại nước này, một nguồn tin thân chính phủ chia sẻ với Reuters.
Trong một báo cáo công bố tháng trước, Ủy ban Thương mại Nhật Bản (FTC) cho biết 3 nhà mạng lớn gồm NTT Docomo, KKDI Corp và Softbank Group từ chối bán iPhone cũ cho các đối tác bán lẻ thứ ba để gặp phải ít đối thủ cạnh tranh hơn.
Apple không có tên trong báo cáo đó nhưng 2 nguồn tin thân chính phủ khẳng định, giới chức nước này tin rằng Apple có thỏa thuận riêng với 3 nhà mạng. Theo thỏa thuận này, lượng iPhone cũ dư thừa (của 3 nhà mạng) sẽ không được bán tại Nhật mà chuyển sang thị trường nước ngoài, chẳng hạn Hong Kong.
[/FONT]
Apple bị nghi vấn vi phạm luật chống độc quyền tại Nhật Bản[FONT="]
Trong khi đó, các nhà mạng Nhật Bản - trong cuộc chiến tốn kém nhằm giành giật người dùng iPhone - bị cáo buộc bán smartphone Apple với giá ưu đãi hơn, giúp công ty này có lợi thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ như Samsung.
Cả iPhone 7 và Samsung Galaxy S7 edge đều có giá 93.960 yen (932 USD) với gói dịch vụ chính không kèm hợp đồng của Docomo. Tuy nhiên, giá bán iPhone giảm mạnh xuống còn 38.232 yen với hợp đồng 2 năm trong khi điện thoại Galaxy có giá 54.432 yen.
Khi được hỏi về việc có vi phạm luật chống độc quyền hay không, Apple gửi một đường link về báo cáo của FTC hôm 2/8, cho biết Apple tạo ra hoặc hỗ trợ 715.000 việc làm tại Nhật và giúp nhà phát triển thu về hơn 9 tỷ USD từ ứng dụng Apple.
Nhật Bản hiện là một trong những thị trường sinh lời lớn nhất của Apple. iPhone chiếm gần 1/2 số smartphone bán ra tại nước này. Do đó, dễ hiểu tại sao Apple đang cố hết sức lấy lòng người dùng Nhật Bản.
Trong màn ra mắt iPhone 7, họ công bố sẽ phát hành game Super Marion Run trên iOS, mời lên sân khấu CEO Niantic John Hanke để chia sẻ về Pokemon Go - một niềm tự hào khác của người Nhật.
Đó là chưa kể màn hợp tác với Sony để dùng iPhone thay vé tàu xe tại Nhật. Nhiều người tin rằng, việc Apple trang bị tính năng chống nước cho iPhone 7 cũng là để chiều lòng người dùng Nhật Bản.
Tuy nhiên, những động thái này không giúp Apple nhận được ưu ái từ chính phủ. "Hành động của 3 nhà mạng không đại diện cho quy luật thị trường. Chúng tôi đang tiến gần đến một quyết định", một quan chức giấu tên của Nhật Bản cho hay.
FTC chưa đưa ra thời hạn cuối cùng hoặc hình phạt cụ thể, chẳng hạn phạt tiền nếu phía Apple và các nhà mạng không sửa đổi.
[/FONT]
Trong một báo cáo công bố tháng trước, Ủy ban Thương mại Nhật Bản (FTC) cho biết 3 nhà mạng lớn gồm NTT Docomo, KKDI Corp và Softbank Group từ chối bán iPhone cũ cho các đối tác bán lẻ thứ ba để gặp phải ít đối thủ cạnh tranh hơn.
Apple không có tên trong báo cáo đó nhưng 2 nguồn tin thân chính phủ khẳng định, giới chức nước này tin rằng Apple có thỏa thuận riêng với 3 nhà mạng. Theo thỏa thuận này, lượng iPhone cũ dư thừa (của 3 nhà mạng) sẽ không được bán tại Nhật mà chuyển sang thị trường nước ngoài, chẳng hạn Hong Kong.
[/FONT]
Apple bị nghi vấn vi phạm luật chống độc quyền tại Nhật Bản
Trong khi đó, các nhà mạng Nhật Bản - trong cuộc chiến tốn kém nhằm giành giật người dùng iPhone - bị cáo buộc bán smartphone Apple với giá ưu đãi hơn, giúp công ty này có lợi thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ như Samsung.
Cả iPhone 7 và Samsung Galaxy S7 edge đều có giá 93.960 yen (932 USD) với gói dịch vụ chính không kèm hợp đồng của Docomo. Tuy nhiên, giá bán iPhone giảm mạnh xuống còn 38.232 yen với hợp đồng 2 năm trong khi điện thoại Galaxy có giá 54.432 yen.
Khi được hỏi về việc có vi phạm luật chống độc quyền hay không, Apple gửi một đường link về báo cáo của FTC hôm 2/8, cho biết Apple tạo ra hoặc hỗ trợ 715.000 việc làm tại Nhật và giúp nhà phát triển thu về hơn 9 tỷ USD từ ứng dụng Apple.
Nhật Bản hiện là một trong những thị trường sinh lời lớn nhất của Apple. iPhone chiếm gần 1/2 số smartphone bán ra tại nước này. Do đó, dễ hiểu tại sao Apple đang cố hết sức lấy lòng người dùng Nhật Bản.
Trong màn ra mắt iPhone 7, họ công bố sẽ phát hành game Super Marion Run trên iOS, mời lên sân khấu CEO Niantic John Hanke để chia sẻ về Pokemon Go - một niềm tự hào khác của người Nhật.
Đó là chưa kể màn hợp tác với Sony để dùng iPhone thay vé tàu xe tại Nhật. Nhiều người tin rằng, việc Apple trang bị tính năng chống nước cho iPhone 7 cũng là để chiều lòng người dùng Nhật Bản.
Tuy nhiên, những động thái này không giúp Apple nhận được ưu ái từ chính phủ. "Hành động của 3 nhà mạng không đại diện cho quy luật thị trường. Chúng tôi đang tiến gần đến một quyết định", một quan chức giấu tên của Nhật Bản cho hay.
FTC chưa đưa ra thời hạn cuối cùng hoặc hình phạt cụ thể, chẳng hạn phạt tiền nếu phía Apple và các nhà mạng không sửa đổi.
[/FONT]
Nguồn : Đức Nam
New Zing
New Zing