Đờn ca tài tử Nam Bộ: Hồn muôn năm cũ, bây giờ ở đây
Đờn ca tài tử là hoạt động văn hóa dân gian đặc trưng của vùng đất sông nước miệt vườn, trở thành cốt cách của người Nam Bộ xưa nay. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian này vẫn tồn tại và phát triển, gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần con người đất phương Nam.
Theo các tài liệu khảo cứu về văn hóa Nam Bộ thì Đờn ca tài tử (ĐCTT) xuất hiện từ thuở khai thiên lập địa vùng đất phương Nam. Ban đầu ĐCTT chỉ là thú giải trí trên ghe thuyền, sông rạch của con người đi khẩn hoang. Về sau, ĐCTT được đưa vào biểu diễn trong đình, chùa vào những dịp lễ Tết, giỗ chạp. Hai chữ "tài tử" là để chỉ người tài. ĐCTT là hoạt động văn hóa, giải trí của một nhóm người tài, có giọng ca thiên phú cùng sự đam mê luyện tập, ứng đối tốt. "Tài tử" thường đi với "giai nhân". Tài tử sánh với giai nhân là tri âm tri kỷ.
Thời sơ khai của ĐCTT (trải dài suốt triều Nguyễn cho đến đầu thế kỷ XX), ĐCTT là thú chơi của tầng lớp quan lại, quý tộc. Các nhóm ĐCTT tiếng tăm như ban của ông Tư Triều và Hai Triều ở Mỹ Tho, Tiền Giang thường được giới quý tộc săn đón, mời mọc biểu diễn. Dân chúng mê ĐCTT, theo ĐCTT như một thứ bùa. Đã mê rồi, họ không dứt ra được.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ĐCTT là linh hồn của phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" ở Nam Bộ. Một số bản nhạc tài tử thời kỳ đó trở thành bất hủ như: Mặt trận Tầm Vu, Chống Bảo Đại, Lưu thủy trường, Xuân tình v.v...
Tài tử, giai nhân một thời vang bóng
Thành phố Cần Thơ là vùng đất nổi tiếng của phong trào ĐCTT xưa nay. (Thời xưa, vùng đất Cần Thơ có tên là Cầm Thi. Hoạt động đờn ca trên sông nước ở đây đã làm nên giai thoại Cầm Thi Giang nức tiếng một thời). Đất tài tử hàng đầu ở Cần Thơ phải kể đến huyện miệt vườn Phụng Hiệp.
Trong số các lão tài tử từng nổi tiếng thời chống Pháp còn sống đến hôm nay, cụ Lưu Văn Thuần (Ba Thuần) ở ấp Phụng Sơn A, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp được coi như một "gia tài sống" về ĐCTT. Nhà cụ Thuần nằm bên bờ một dòng kênh nhỏ. Người dân ở đây gọi cụ Thuần là "cụ Ba tài tử". Cụ còn rất trẻ và khỏe so với tuổi 82 của mình. Con đường trở thành tài tử của cụ Ba quả cũng lắm công phu.
Cụ kể: "Hồi xưa tui mê đờn ca nên được ba má tui mời thầy về dạy. Thầy dạy tui là tài tử Bảy Tàu ở ấp Láng Sen, xã Phụng Hiệp. Lớp học có 6 người, học vào ban đêm, vừa học đờn, vừa học ca. Sau hai năm theo học, thầy bảo: Các con giờ đã ca hay, đờn giỏi, nhớ lấy tiếng ca, tay đờn để mua vui cho đời. Được như vậy thì tâm hồn sảng khoái, sống lâu. Những lần đi làm ăn buôn bán xa quê, tụi tui thường tụ tập đờn ca. Từ đó, tui quen với ông Trần Văn Thành, một tài tử rất nổi tiếng ở Sóc Trăng. Con gái ông Thành là Trần Thị Lan mê tiếng ca, tay đờn của tui nên đem lòng yêu thương rồi trở thành vợ tui"...
Với chất giọng trời phú, Ba Thuần trở thành một trang tài tử nổi tiếng khắp miệt vườn. Ba Thuần gia nhập đoàn văn nghệ của huyện đi biểu diễn phục vụ bộ đội khắp các vùng Long Điền, Phụng Hiệp... Ông lọt vào tầm ngắm của bọn mật thám, chỉ điểm. Chúng tổ chức mật phục, truy lùng ông ráo riết với mục đích triệt hạ giọng ca tài tử. Bị giặc bắt, giam tù, tra tấn dã man, ra tù Ba Thuần tiếp tục gia nhập các nhóm đờn ca phục vụ kháng chiến. Con trai hy sinh trong kháng chiến, vợ mất, Ba Thuần sống cùng với người con gái duy nhất. Cụ Ba Thuần là thương binh hạng 4/4. Hiện nay, cụ Ba và các thành viên trong nhóm ĐCTT chỉ đi hát mua vui, không lấy tiền thù lao.
Cách Phụng Hiệp một chuyến đò ngang, mảnh đất Phong Điền cũng có một lão giai nhân vang bóng một thời về đờn ca và nay cũng đang say sưa bầu nhiệt huyết ấy, đó là cụ Phan Thị Thanh Liên (Năm Liên). Cụ Năm Liên năm nay đã 72 tuổi nhưng lời ca vẫn rất mượt, trong và sáng. Cụ Ba Thuần và cụ Năm Liên đều chung nguyện vọng, đó là được truyền nghề cho lớp con cháu. Những lão tài tử, giai nhân một thời vang bóng như cụ Ba Thuần, cụ Năm Liên hiện còn rất ít.
Đờn ca tài tử không chỉ để mua vui
Vào cái thời bùng nổ nhạc rock, nhạc rap... nhịp sống cuồn cuộn, lớp trẻ vùng sông nước miệt vườn cũng bị cuốn theo. Những năm gần đây, khi ĐCTT được công nhận là tài sản văn hóa phi vật thể của vùng đất Nam Bộ cần phải được bảo tồn, phát triển, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thường xuyên tổ chức các đợt liên hoan ĐCTT, liên hoan ca cổ. Trung bình mỗi xã có từ 1-3 câu lạc bộ ĐCTT. Ngoài ra, ĐCTT còn phát triển trong các quán nhậu. Tại các đô thị, hầu như ở khu phố nào cũng có quán nhậu ca cổ, ĐCTT.
Nếu nhìn vào những biểu hiện ấy, có thể thấy ĐCTT đang dần trở lại thời vàng son. Tuy nhiên, vấn đề lại không đơn giản như vậy. Tại các cuộc liên hoan ca cổ và liên hoan ĐCTT gần đây, số lượng các diễn viên trẻ tham gia rất ít. Nghệ sỹ ưu tú Trúc Linh, một trong những cây đại thụ của làng ca cổ hiện nay, đã phát biểu rất tâm huyết rằng: Lớp trẻ nhiều cháu có chất giọng rất tốt nhưng ca hời hợt quá. Ca cổ, ĐCTT mà phong cách cứ như hát nhạc trẻ. Thế này thì khó mà "lớn" được.
Nói về hướng đi cho ĐCTT, Giáo sư, nhạc sỹ Trần Văn Khê cho rằng: ĐCTT là hồn cốt của văn hóa Nam Bộ. Nó không bao giờ mất đi. Điều quan trọng là trong quá trình duy trì, phát triển, không được để nó biến tấu theo những khuynh hướng xô bồ, tùy tiện. Để làm được điều đó phải tạo cho ĐCTT có những "sân chơi" phù hợp. Chỉ dừng lại ở mấy cuộc liên hoan, thi thố thì chưa đủ.
Ngày xuân tiết trời se se, lênh đênh qua những tuyến kênh rạch dưới không gian xanh ngút mắt, thưởng thức hương vị trái cây mát lịm, ngồi trên nhà hàng nổi thả hồn du dương theo âm thanh ĐCTT... là thú vui của du khách muôn phương khi đến vùng đất sông nước miệt vườn. Hy vọng ngày càng có nhiều "sân chơi" như thế để ĐCTT lại tiếp tục được mê đắm, được mời mọc.
"Trích"
Theo nhiều nghiên cứu thì nghệ nhân Nguyễn Quang Đại (tục gọi Ba Đợi) - một nhạc quan của triều Nguyễn chạy vào Nam sau khi hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi - là người có công đầu trong việc kết hợp giữa nhã nhạc cung đình Huế với các làn điệu dân ca Nam bộ, tạo lên nhạc lễ Nam bộ và những bài bản tài tử. Cũng có người cho rằng đờn ca tài tử còn bắt nguồn từ xa hơn. Hơn 200 năm trước, khi Đức Tả quân Lê Văn Duyệt vào Nam, Đức Tả quân cho rằng âm nhạc là để phục vụ nhân dân chứ không chỉ dành riêng cho giới quý tộc và nhạc cung đình cũng là từ dân gian đưa vô phục vụ vua quan. Tả quân đã “trả” nhạc lại cho dân chúng và đây là xuất phát của nhạc tài tử? Vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng chắc chắn là từ khi ra đời đến nay thì đờn ca tài tử đã là “cái hồn” của vùng sông nước Nam bộ.
Đúng với tên gọi của mình, đờn ca tài tử rất “tài tử”. Người ta không gọi “biểu diễn” đờn ca tài tử mà là “chơi” đờn ca tài tử. Đơn giản vì đờn ca tài tử là một cuộc chơi, một cuộc chơi ngẫu hứng của những tâm hồn phong lưu tìm bạn tri âm qua lời ca tiếng nhạc. Người ta có thể chơi đờn ca tài tử mọi lúc mọi nơi: trong đám hội, lúc nông nhàn, khi rảnh rỗi, trong sân đình, trước sân nhà, ngoài bờ đê, cạnh bờ sông hay lý tưởng hơn là thả thuyền trên sông. Không ai quy định một cuộc chơi tài tử phải có bao nhiêu người. Bất cứ ai biết đàn, biết ca là có thể tham gia. Đôi khi một người một đàn cũng làm được một cuộc chơi, nhưng lý tưởng thì ngoài người ca ra cần đủ tranh - cò - kìm - sáo (sau này có thêm sến, độc huyền cầm, guitar phím lõm) cùng hòa điệu. Một cuộc chơi tài tử ít nhất cũng vài tiếng đồng hồ, có khi kéo tới... 2, 3 ngày. Ai đàn mệt, ca mệt thì ra nghỉ, có người vào thế, xong thì lại vào chơi tiếp, chơi tới hết người thì thôi.
Vì tính tài tử đó mà đờn ca tài tử dễ bị hiểu lầm là bình dân, không chuyên nghiệp. Thực tế đờn ca tài tử vừa là âm nhạc dân gian nhưng cũng là âm nhạc bác học. Tính dân gian thể hiện rõ qua sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống người dân. Còn tính bác học là ở sự khuôn thước của các bài bản lớn.
Hệ thống bài bản của đờn ca tài tử rất phong phú. Trong đó, quan trọng nhất là 20 bài tổ gồm: 6 Bắc (Lưu thủy, Phú lục, Tây Thi, Cổ bản, Bình bán, Xuân tình), 3 nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo), 4 oán (Tứ đại, Giang Nam, Phụng hoàng, Phụng cầu), 7 bài nhạc lễ (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc), thường là những bài lớn rất dài và phức tạp (có khi hơn 10 phút mới chơi hết một bài) và đạt trình độ “cổ điển” về nhạc lý. Ngoài ra còn có các bài lý, ngâm, 8 bài ngự... Cuộc chơi tuy tài tử nhưng người chơi không thể là tay ngang. Mà để “chơi” cho bằng anh bằng em thật không đơn giản chút nào khi để thuộc hết 20 bài tổ là đã có thể “bạc đầu”, lại còn phải tạo phong cách với các “ngón đàn” riêng, cách “luyến” riêng. Những “thầy đờn” có ngón đàn độc chiêu rất được coi trọng thường được những gia đình giàu có rước về nhà “thọ giáo”.
Đờn ca tài tử – Bản sắc văn hóa Nam bộ
Chơi đờn ca tài tử Nam Bộ phải là nơi có phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần với thiên nhiên, các tài tử thích chơi giữa cảnh cầu tre lắc lẻo - gập ghềnh khó đi, cảnh trời trăng mây nước, rừng xanh nước biếc, đồng ruộng mênh mông hay dưới bóng mát tàng cây cổ thụ, lũy tre làng… Hay trên chiếc thuyền trôi xuôi êm ả theo dòng nước lồng lộng trăng rằm, nên thơ tĩnh mịch, tiếng lá dừa nước hai bên bờ rì rào dịu êm như tiếng nhạc, làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đờn ca tài tử trên sông.
Đờn ca trong những phút giải lao
Chơi đờn ca tài tử những nơi khuê cát
Ở nông thôn Cà Mau, từ già, trẻ, bé, lớn… đều biết đờn ca, đó là lẽ đương nhiên. Trên đường đi khai thác gỗ, đi cấy cày, nhổ mạ, gặt lúa, xổ vuông, đi biển, nhất là khi chèo xuồng một mình trên sông, hay chống xuồng ba lá thanh thoát giữa rừng rậm U Minh… Những bài vọng cổ nằm lòng sẽ được ngân lên, thậm chí có bài nội dung không dính dáng gì với hoàn cảnh thực tại cũng ca “chay” (không có đệm đờn), lời ca phóng khoáng có sức truyền cảm lạ lùng. Không ai nghe thì ca “mình ên” nghe cho “đã”. Vì “nghệ sĩ” trước tiên là người thưởng thức sản phẩm của chính mình.
Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét: “... chân phương hoa lá trong bài vọng cổ đã được áp dụng một cách thần tình. Hoa chẳng những đẹp mà còn thơm. Lá chẳng những xanh mà còn tươi. Thành ra bản Vọng cổ có cái tươi mát, cái đẹp đẽ, có cái phong phú, cái dồi dào mà sức sống, sức đóng góp của tất cả những người nghệ sĩ, từ đứa con của bác Sáu Lầu sáng tạo, nuôi dưỡng cho nó lớn lên mạnh mẽ, nó đẹp đẽ...”.
Đờn ca trên những chiếc cầu xinh xinh
Đờn ca ở những nơi tán cây bóng mát
Đờn ca tài tử dưới những đêm trăng
Chơi đờn ca tài tử nói chung và ca tài tử trên sông nước nói riêng có sức hấp dẫn, làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì đờn ca tài tử là bản sắc văn hóa Nam Bộ, văn hóa Việt Nam.
Tìm Hiểu Nhạc Thính Phòng Việt Nam: Đờn Ca Tài Tử
Nhạc thính phòng là một thể loại nhạc gồm các bài hát hoặc bản đàn được biểu diễn trong phòng khách tại tư gia hay trong một phòng nhỏ. Nhạc thính phòng Tây phương bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 16 ở châu Âu, đặc biệt là ở Ý và Anh, do những nhóm nhỏ các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên trình bày các bài hát (1) rồi sau đó được phổ biến và phát triển tới việc trình tấu các bản đàn. Tại Việt Nam, từ thế kỷ thứ 10, dưới triều vua Lê và Đinh đã xuất hiện các buổi ca và múa trong cung đình, đền miếu, hoặc hội họp tại tư thất các quan tướng. Chính hình thức ca múa này đã làm nền tảng cho âm nhạc thính phòng Việt Nam ngày nay(2).
Tựu trung, âm nhạc thính phòng Việt Nam bao gồm ca trù, ca Huế và đờn ca tài tử, phát triển mạnh từ đầu thế kỷ thứ 20. Điểm khác biệt chính yếu giữa nhạc thính phòng Việt Nam và dân ca Việt Nam là: nhạc thính phòng gồm những tác phẩm (có khi được ký âm) và người trình diễn cũng như người thưởng thức phải được huấn luyện để có thể sử dụng các nhạc cụ, trình bày tác phẩm, cũng như hiểu biết về thi ca(3); trong khi dân ca mang tính cách tự phát, tự diễn trong lúc lao động hoặc giải trí. Đờn ca tài tử (còn gọi là nhạc tài tử) được phát triển chủ yếu tại miền Nam Việt Nam. Thuật ngữ tài tử có thể hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, tài tử là những người tài năng (talent), những bậc thầy tham gia trình diễn; thứ hai, tài tử là những người nghiệp dư (amateur), gồm cả những bậc thầy nhưng không lấy đó làm kế sinh nhai tham gia biểu diễn (music of the amateurs) (4).
Nền tảng của đờn ca tài tử chính là nhạc lễ (còn gọi là nhạc ngũ âm), một loại nhạc được phát triển vào thế kỷ thứ 17 dựa trên nhạc tế tự cung đình Huế và âm nhạc của các tỉnh Nam Trung Bộ. Nhạc lễ trở nên thịnh hành ở miền Nam vào cuối thế kỷ 19, phục vụ chính yếu cho các lễ hội tại địa phương. Các ban nhạc lễ lúc bấy giờ thường gồm có các nhạc cụ gõ và dây kéo vĩ. Do nhu cầu phục vụ cho các tang lễ về khuya, nhạc lễ cần phải chơi với âm lượng nhỏ theo yêu cầu của gia chủ. Từ đó các ban nhạc lễ được tổ chức một cách gọn nhẹ hơn vàbắt đầu dùng song lang thay cho trống nhạc để giữ tiết tấu, cũng như bỏ bớt các nhạc cụ dây kéo vĩ để chỉ còn có đàn cò(5). Những ban nhạc lễ nhỏ gọn như vậy còn có tên gọi lànhóm đờn cây. Kể từ năm 1885 trở về sau, các nhóm đờn cây này được gọi là ban đờn ca tài tử để phân biệt với các ban nhạc lễ và nhạc hát bội đang thịnh hành song song (6). Một điểm khác biệt khác giữa nhạc tài tử và nhạc lễ là sự có mặt của ca sĩ. Do vậy ngoài việc hòa đàn với nhau, ban nhạc tài tử còn tham gia việc đệm đàn cho ca hát (7). Mặt khác, các ban nhạc tài tử dần dần không đàn cho đám tang nữa, trừ những trường hợp rất đặc biệt. Đối tượng phục vụ mới là những đám vui như đám ăn tân gia, đám cưới nhà giàu, đám thăng quan tiến chức, hoặc đám giỗ lớn (8).
Đầu thế kỷ thứ 20, đờn ca tài tử trở thành một phong trào ca nhạc phổ thông tại miền Nam, nhất là tại các địa phương như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Đước (Long An), Cái Thia (Mỹ Tho), và Sài Gòn, v.v.. Các nhóm tài tử khối miền Đông (ở vùng Sài Gòn Chợ Lớn và phụ cận) , và nhóm tài tử khối miền Tây (ở Vĩnh Long và Sa Đéc) cũng được hình thành. Đứng đầu nhóm tài tử khối miền Đông là ông Nguyễn Quang Đợi tức Ba Đợi, một nhạc sư từ triều đình Huế vào sống ở Cần Đước cầm đầu cùng với các nghệ sĩ khác như Cao Huỳnh Cư và Cao Huỳnh Điểu. Riêng nhóm tài tử khối miền Tây có ông Trần Quang Quờn tức Ký Quờn người Huế vào sống ở Vĩnh Long làm thủ lĩnh cùng với các nghệ nhân Trần Quang Diệm, Nguyễn Liên Phong và Nguyễn Tư Ba người gốc Quảng Nam. Các nghệ nhân này là những nhà tiên phong trong những cố gắng biên soạn, sáng tác và giảng dạy nhạc tài tử theo phong cách riêng của mình. Các ấn bản nhạc tài tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1909. Riêng trong những thập niên 60 và 70, nhạc tài tử được các hãng đĩa phát hành rộng rãi trong và ngoài nước như hãng Béka, Ocora, Pathé, Việt Hải, Hồng Hoa, Marconi, và Odéon.v.v.. Từ đó nhiều danh ca, danh cầm được nhiều người biết đến. Tuy nhiên ít thấy có những trường hợp đưa nhạc tài tử lên sân khấu trình diễn như thể loại âm nhạc thính phòng phương Tây (9).
So với các loại nhạc thính phòng khác của Việt Nam và phương Tây, trong nhạc tài tử, vai trò của những người đàn và hát là ngang nhau. Ca sĩ trong ca trù và ca Huế thường là phụ nữ, nhưng trong nhạc tài tử, ca sĩ nam và nữ đều có vai trò ca hát bình đẳng. Dàn nhạc của đờn ca tài tử có nhiều nhạc cụ hơn dàn nhạc của ca trù và ca Huế . Các nhạc cụ sử dụng trong nhạc tài tử thường có đàn tranh, cò, kìm, gáo, độc huyền, song lang, và ống tiêu v.v.. Khoảng từ năm 1920, đàn ghi-ta phím lõm (hay lục huyền cầm hoặc chì gọi đơn giản là ghi-ta), hạ uy cầm, và viô-lông (violon hay vĩ cầm) cũng được thêm vào trong ban nhạc
(10). Khi biểu diễn nhạc tài tử, các nghệ sĩ thường chú trọng đến sự kết hợp của các nhạc cụ có âm sắc khác nhau; ít thấy có sự kết hợp giữa các nhạc cụ cùng âm sắc. Thường thấy nhất là song tấu đàn kìm và đàn tranh - là sự kết hợp giữa tiếng tơ và tiếng sắc - mà giới chuyên môn gọi là sắc cầm hảo hiệp; hoặc tam tấu đàn kìm-tranh-cò, kìm-tranh-độc huyền, tranh-cò-độc huyền với từ chuyên môn là tam chi liên hoàn pháp (11). Nếu một ban nhạc có 3 nhạc công và 1 ca sĩ thì được gọi là ban tứ tuyệt, nếu có 4 nhạc công và 1 ca sĩ thì gọi là ban ngũ tuyệt. Một điểm đặc biệt của nhạc Tài Tử là lối đàn ngẫu hứng - tương tự lối chơi ngẫu hứng trong nhạc Jazz của Mỹ. Ở đây, người nghệ sĩ dựa trên bài bản truyền thống để thêm thắt những nhấn nhá, luyến láy của riêng mình một cách rất tinh tế dựa trên hơi và điệu của những chữ nhạc chính, nhưng đồng thời phải hòa hợp với những nghệ sĩ cùng diễn khác. Chính vì thế mà mỗi lần nghe lại cùng bản đàn, khán thính giả luôn luôn thấy mới lạ và hài hòa. Có lẽ phần ngẫu hứng nhiều nhất trong nhạc tài tử là ở phần rao của người đàn hoặc nói lối của người ca. Người đàn dùng rao - hoặc người ca dùng nói lối - để lên dây đàn và nhất là với mục đích gợi cảm hứng cho người bạn diễn, tạo không khí cho dàn tấu, và chuẩn bị hình tượng âm nhạc cho người thưởng thức (12). Ngoài ra, khi trình tấu, các nghệ sĩ cũng có thể dùng tiếng đàn của mình để "đối đáp" hoặc "thách thức" với người đồng diễn. Chính vì vậy mà nhạc tài tử luôn luôn sinh động và hấp dẫn người nghe.
Đờn ca tài tử có một số lượng bài bản rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc sử dụng một số bài bản trong nhạc lễ, còn có các bài bản từ ca Huế, dân ca miền Trung, miền Nam, và cả một số lượng lớn do các nghệ nhân bậc thầy sáng tác và cải biên. Do đặc tính ngôn ngữ vàsinh hoạt riêng của người miền Nam mà nhạc miền Trung đã được phát triển đặc biệt trong nhạc tài tử (13). Ví dụ bài Bình Bán của ca Huế được phát triển thành Bình Bán Vắn trong nhạc tài tử, Lưu Thủy Huế thành Lưu Thủy Đoản, Kim Tiền Huế thành Kim Tiền Bản, Phú Lục Huế thành Phú Lục Chấn, hoặc Bình Bán Huế thành Bình Bán Chấn v.v. Các bài bản phổ biến nhất trong nhạc tài tử là 20 bài bản tổ (còn gọi là nhị thập huyền tổ bản) thuộc hai điệu Bắc và điệu Nam (14). 20 bài bản tổ gồm có 7 bản lễ, 6 bản Bắc, 3 bản Nam và 4 bản Oán. Tương truyền rằng các bài bản này do ông Ba Đợi đúc kết và được xem như là những bài căn bản cho những người bắt đầu bước vào lĩnh vực nhạc tài tử. Một trong những bài bản nổi tiếng trong đờn ca tài tử là bản Dạ Cổ Hoài Lang - nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng - do nhạc sĩ Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu ở Bạc Liêu sáng tác vào năm 1917 (15). Dạ Cổ Hoài Lang là bài hát được phát triển dựa trên bài Hành Vân của ca Huế. Lời ca của bài hát này được sửa nhiều lần bởi các nghệ sĩ như cô Ba Vàm Lẻo, ông Nguyễn Tử Quang, ông Trịnh Thiên Tư 16 và được nhiều người yêu thích. Về sau, Dạ Cổ Hoài Lang được đổi tên là Vọng Cổ Hoài Lang, rồi được đơn giản hóa thành Vọng Cổ (17). Từ năm 1945, ông Giáo Thinh tức Nguyễn Văn Thinh, một nhạc sư có uy tín tại Sài Gòn, đã đúc kết và phổ biến một hệ thống mới gọi là 72 bài bản cổ nhạc miền Nam (còn gọi là thất thập nhị huyền công). Theo đó, một nghệ nhân được công nhận là bậc thầy nếu biết hết 20 bài bản tổ; và để đạt mức cao siêu hơn, nghệ nhân đó cần biết hết 72 bài bản này (18). Nhạc tài tử được phát triển mạnh ở miền Nam một phần là nhờ có khá nhiều lò dạy được mở ra ở khắp lục tỉnh và Sài Gòn. Đầu tiên, chỉ có những gia đình khá giả mới đủ tiền mời thầy ở các tỉnh khác về nhàđể dạy. Vào những năm của thập kỷ 40 và 50, các lò dạy mới bắt đầu phổ biến, nhất là tại Sài Gòn, do các nghệ sĩ từ tỉnh lên phụ trách. Những lò nổi tiếng thời bấy giờ như các lò của nghệ sĩ Chín Phàng (từ Long An), Hai Đậu (từ Tiểu Cần, Trà Vinh), Năm Lòng và Năm Được (từ Cần Giuộc). Các lò lớn nhất, nhiều uy tín, và đào tạo nhiều danh ca danh cầm nhất có thể kể đến là lò Văn Giỏi và Tấn Đạt( 19). Các nghệ nhân nổi tiếng như Sáu Thới, Năm Xem, Ba Đồng, Út Lăng, Tư Huyện, Tư Tụi, Sáu Thoàn, Văn Vĩ, Mười Đờn, Năm Vinh, Ba Trung, Sáu Xiếu, và Nguyễn Văn Thinh cũng có nhiều đóng góp cho việc phát triển nàỵ Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương các tỉnh và huyện ở miền Nam Việt Nam đã cố gắng khôi phục lại các lớp dạy đờn ca tài tử cũng như tổ chức các liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh hoặc liên tỉnh. Ở hải ngoại cũng đã và đang có nhiều cố gắng khôi phục lại thể loại nhạc thính phòng này của Việt Nam; nhưng hầu hết vẫn còn rời rạc và thiếu sự bảo trợ về mặt tổ chức cũng như tài chánh v.v..
Do chịu ảnh hưởng của sự du nhập nhạc Tây phương, các phương tiện thông tin hiện đại, và một số nhận thức sai lạc của người dân về đờn ca tài tử nên thể loại nhạc thính phòng đặc sắc của Việt Nam này đang mất dần tính chính thống. Nhiều nơi đã thay đổi không gian thính phòng của đờn ca tài tử ûđể diễn viên hòa nhạc và hòa ca trong không gian sân khấu - nơi mà người nghe và người diễn bị tách biệt. Nhiều chương trình nặng phần trình diễn, chú trọng nhiều đến phần ca hơn là hòa đàn. Thậm chí người ca hoặc người đàn còn học thuộc lòng các bài bản ký âm theo phương Tây một cách chi tiết; và do đó làm mất đi tính ứng tác, tính ngẫu hứng đặc trưng của nghệ thuật đờn ca tài tử truyền thống. Mặt dù về mặt thang âm điệu thức giữa âm nhạc cải lương (20) và âm nhạc của đờn ca tài tử không có ranh giới rõ rệt (21), nhưng với cùng một làn điệu, cùng một bản đàn, lối ca và hòa tấu nhạc tài tử có một số khác biệt với lối ca và hòa tấu nhạc trên sân khấu cải lương. Do không bị hạn chế vào việc diễn xuất và kịch bản sân khấu, người nghệ sĩ của nhạc tài tử có nhiều thuận lợi hơn trong việc ứng tác và chơi ngẫu hứng.
Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nhạc đờn ca tài tử trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, ngày nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học ở trong và ngoài nước đang tìm cách sưu tầm vàhệ thống hóa các bài bản của nhạc tài tử, nghiên cứu thang âm điệu thức, phương pháp ký âm v.v.. Một số nhạc sĩ cũng đang tìm cách sáng tác thêm các bài bản mới để góp phần vào số lượng bài bản đang thịnh hành hiện nay.
Đờn ca tài tử là hoạt động văn hóa dân gian đặc trưng của vùng đất sông nước miệt vườn, trở thành cốt cách của người Nam Bộ xưa nay. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian này vẫn tồn tại và phát triển, gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần con người đất phương Nam.
Theo các tài liệu khảo cứu về văn hóa Nam Bộ thì Đờn ca tài tử (ĐCTT) xuất hiện từ thuở khai thiên lập địa vùng đất phương Nam. Ban đầu ĐCTT chỉ là thú giải trí trên ghe thuyền, sông rạch của con người đi khẩn hoang. Về sau, ĐCTT được đưa vào biểu diễn trong đình, chùa vào những dịp lễ Tết, giỗ chạp. Hai chữ "tài tử" là để chỉ người tài. ĐCTT là hoạt động văn hóa, giải trí của một nhóm người tài, có giọng ca thiên phú cùng sự đam mê luyện tập, ứng đối tốt. "Tài tử" thường đi với "giai nhân". Tài tử sánh với giai nhân là tri âm tri kỷ.
Thời sơ khai của ĐCTT (trải dài suốt triều Nguyễn cho đến đầu thế kỷ XX), ĐCTT là thú chơi của tầng lớp quan lại, quý tộc. Các nhóm ĐCTT tiếng tăm như ban của ông Tư Triều và Hai Triều ở Mỹ Tho, Tiền Giang thường được giới quý tộc săn đón, mời mọc biểu diễn. Dân chúng mê ĐCTT, theo ĐCTT như một thứ bùa. Đã mê rồi, họ không dứt ra được.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ĐCTT là linh hồn của phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" ở Nam Bộ. Một số bản nhạc tài tử thời kỳ đó trở thành bất hủ như: Mặt trận Tầm Vu, Chống Bảo Đại, Lưu thủy trường, Xuân tình v.v...
Tài tử, giai nhân một thời vang bóng
Thành phố Cần Thơ là vùng đất nổi tiếng của phong trào ĐCTT xưa nay. (Thời xưa, vùng đất Cần Thơ có tên là Cầm Thi. Hoạt động đờn ca trên sông nước ở đây đã làm nên giai thoại Cầm Thi Giang nức tiếng một thời). Đất tài tử hàng đầu ở Cần Thơ phải kể đến huyện miệt vườn Phụng Hiệp.
Trong số các lão tài tử từng nổi tiếng thời chống Pháp còn sống đến hôm nay, cụ Lưu Văn Thuần (Ba Thuần) ở ấp Phụng Sơn A, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp được coi như một "gia tài sống" về ĐCTT. Nhà cụ Thuần nằm bên bờ một dòng kênh nhỏ. Người dân ở đây gọi cụ Thuần là "cụ Ba tài tử". Cụ còn rất trẻ và khỏe so với tuổi 82 của mình. Con đường trở thành tài tử của cụ Ba quả cũng lắm công phu.
Cụ kể: "Hồi xưa tui mê đờn ca nên được ba má tui mời thầy về dạy. Thầy dạy tui là tài tử Bảy Tàu ở ấp Láng Sen, xã Phụng Hiệp. Lớp học có 6 người, học vào ban đêm, vừa học đờn, vừa học ca. Sau hai năm theo học, thầy bảo: Các con giờ đã ca hay, đờn giỏi, nhớ lấy tiếng ca, tay đờn để mua vui cho đời. Được như vậy thì tâm hồn sảng khoái, sống lâu. Những lần đi làm ăn buôn bán xa quê, tụi tui thường tụ tập đờn ca. Từ đó, tui quen với ông Trần Văn Thành, một tài tử rất nổi tiếng ở Sóc Trăng. Con gái ông Thành là Trần Thị Lan mê tiếng ca, tay đờn của tui nên đem lòng yêu thương rồi trở thành vợ tui"...
Với chất giọng trời phú, Ba Thuần trở thành một trang tài tử nổi tiếng khắp miệt vườn. Ba Thuần gia nhập đoàn văn nghệ của huyện đi biểu diễn phục vụ bộ đội khắp các vùng Long Điền, Phụng Hiệp... Ông lọt vào tầm ngắm của bọn mật thám, chỉ điểm. Chúng tổ chức mật phục, truy lùng ông ráo riết với mục đích triệt hạ giọng ca tài tử. Bị giặc bắt, giam tù, tra tấn dã man, ra tù Ba Thuần tiếp tục gia nhập các nhóm đờn ca phục vụ kháng chiến. Con trai hy sinh trong kháng chiến, vợ mất, Ba Thuần sống cùng với người con gái duy nhất. Cụ Ba Thuần là thương binh hạng 4/4. Hiện nay, cụ Ba và các thành viên trong nhóm ĐCTT chỉ đi hát mua vui, không lấy tiền thù lao.
Cách Phụng Hiệp một chuyến đò ngang, mảnh đất Phong Điền cũng có một lão giai nhân vang bóng một thời về đờn ca và nay cũng đang say sưa bầu nhiệt huyết ấy, đó là cụ Phan Thị Thanh Liên (Năm Liên). Cụ Năm Liên năm nay đã 72 tuổi nhưng lời ca vẫn rất mượt, trong và sáng. Cụ Ba Thuần và cụ Năm Liên đều chung nguyện vọng, đó là được truyền nghề cho lớp con cháu. Những lão tài tử, giai nhân một thời vang bóng như cụ Ba Thuần, cụ Năm Liên hiện còn rất ít.
Đờn ca tài tử không chỉ để mua vui
Vào cái thời bùng nổ nhạc rock, nhạc rap... nhịp sống cuồn cuộn, lớp trẻ vùng sông nước miệt vườn cũng bị cuốn theo. Những năm gần đây, khi ĐCTT được công nhận là tài sản văn hóa phi vật thể của vùng đất Nam Bộ cần phải được bảo tồn, phát triển, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thường xuyên tổ chức các đợt liên hoan ĐCTT, liên hoan ca cổ. Trung bình mỗi xã có từ 1-3 câu lạc bộ ĐCTT. Ngoài ra, ĐCTT còn phát triển trong các quán nhậu. Tại các đô thị, hầu như ở khu phố nào cũng có quán nhậu ca cổ, ĐCTT.
Nếu nhìn vào những biểu hiện ấy, có thể thấy ĐCTT đang dần trở lại thời vàng son. Tuy nhiên, vấn đề lại không đơn giản như vậy. Tại các cuộc liên hoan ca cổ và liên hoan ĐCTT gần đây, số lượng các diễn viên trẻ tham gia rất ít. Nghệ sỹ ưu tú Trúc Linh, một trong những cây đại thụ của làng ca cổ hiện nay, đã phát biểu rất tâm huyết rằng: Lớp trẻ nhiều cháu có chất giọng rất tốt nhưng ca hời hợt quá. Ca cổ, ĐCTT mà phong cách cứ như hát nhạc trẻ. Thế này thì khó mà "lớn" được.
Nói về hướng đi cho ĐCTT, Giáo sư, nhạc sỹ Trần Văn Khê cho rằng: ĐCTT là hồn cốt của văn hóa Nam Bộ. Nó không bao giờ mất đi. Điều quan trọng là trong quá trình duy trì, phát triển, không được để nó biến tấu theo những khuynh hướng xô bồ, tùy tiện. Để làm được điều đó phải tạo cho ĐCTT có những "sân chơi" phù hợp. Chỉ dừng lại ở mấy cuộc liên hoan, thi thố thì chưa đủ.
Ngày xuân tiết trời se se, lênh đênh qua những tuyến kênh rạch dưới không gian xanh ngút mắt, thưởng thức hương vị trái cây mát lịm, ngồi trên nhà hàng nổi thả hồn du dương theo âm thanh ĐCTT... là thú vui của du khách muôn phương khi đến vùng đất sông nước miệt vườn. Hy vọng ngày càng có nhiều "sân chơi" như thế để ĐCTT lại tiếp tục được mê đắm, được mời mọc.
"Trích"
Theo nhiều nghiên cứu thì nghệ nhân Nguyễn Quang Đại (tục gọi Ba Đợi) - một nhạc quan của triều Nguyễn chạy vào Nam sau khi hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi - là người có công đầu trong việc kết hợp giữa nhã nhạc cung đình Huế với các làn điệu dân ca Nam bộ, tạo lên nhạc lễ Nam bộ và những bài bản tài tử. Cũng có người cho rằng đờn ca tài tử còn bắt nguồn từ xa hơn. Hơn 200 năm trước, khi Đức Tả quân Lê Văn Duyệt vào Nam, Đức Tả quân cho rằng âm nhạc là để phục vụ nhân dân chứ không chỉ dành riêng cho giới quý tộc và nhạc cung đình cũng là từ dân gian đưa vô phục vụ vua quan. Tả quân đã “trả” nhạc lại cho dân chúng và đây là xuất phát của nhạc tài tử? Vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng chắc chắn là từ khi ra đời đến nay thì đờn ca tài tử đã là “cái hồn” của vùng sông nước Nam bộ.
Đúng với tên gọi của mình, đờn ca tài tử rất “tài tử”. Người ta không gọi “biểu diễn” đờn ca tài tử mà là “chơi” đờn ca tài tử. Đơn giản vì đờn ca tài tử là một cuộc chơi, một cuộc chơi ngẫu hứng của những tâm hồn phong lưu tìm bạn tri âm qua lời ca tiếng nhạc. Người ta có thể chơi đờn ca tài tử mọi lúc mọi nơi: trong đám hội, lúc nông nhàn, khi rảnh rỗi, trong sân đình, trước sân nhà, ngoài bờ đê, cạnh bờ sông hay lý tưởng hơn là thả thuyền trên sông. Không ai quy định một cuộc chơi tài tử phải có bao nhiêu người. Bất cứ ai biết đàn, biết ca là có thể tham gia. Đôi khi một người một đàn cũng làm được một cuộc chơi, nhưng lý tưởng thì ngoài người ca ra cần đủ tranh - cò - kìm - sáo (sau này có thêm sến, độc huyền cầm, guitar phím lõm) cùng hòa điệu. Một cuộc chơi tài tử ít nhất cũng vài tiếng đồng hồ, có khi kéo tới... 2, 3 ngày. Ai đàn mệt, ca mệt thì ra nghỉ, có người vào thế, xong thì lại vào chơi tiếp, chơi tới hết người thì thôi.
Vì tính tài tử đó mà đờn ca tài tử dễ bị hiểu lầm là bình dân, không chuyên nghiệp. Thực tế đờn ca tài tử vừa là âm nhạc dân gian nhưng cũng là âm nhạc bác học. Tính dân gian thể hiện rõ qua sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống người dân. Còn tính bác học là ở sự khuôn thước của các bài bản lớn.
Hệ thống bài bản của đờn ca tài tử rất phong phú. Trong đó, quan trọng nhất là 20 bài tổ gồm: 6 Bắc (Lưu thủy, Phú lục, Tây Thi, Cổ bản, Bình bán, Xuân tình), 3 nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo), 4 oán (Tứ đại, Giang Nam, Phụng hoàng, Phụng cầu), 7 bài nhạc lễ (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc), thường là những bài lớn rất dài và phức tạp (có khi hơn 10 phút mới chơi hết một bài) và đạt trình độ “cổ điển” về nhạc lý. Ngoài ra còn có các bài lý, ngâm, 8 bài ngự... Cuộc chơi tuy tài tử nhưng người chơi không thể là tay ngang. Mà để “chơi” cho bằng anh bằng em thật không đơn giản chút nào khi để thuộc hết 20 bài tổ là đã có thể “bạc đầu”, lại còn phải tạo phong cách với các “ngón đàn” riêng, cách “luyến” riêng. Những “thầy đờn” có ngón đàn độc chiêu rất được coi trọng thường được những gia đình giàu có rước về nhà “thọ giáo”.
Đờn ca tài tử – Bản sắc văn hóa Nam bộ
Chơi đờn ca tài tử Nam Bộ phải là nơi có phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần với thiên nhiên, các tài tử thích chơi giữa cảnh cầu tre lắc lẻo - gập ghềnh khó đi, cảnh trời trăng mây nước, rừng xanh nước biếc, đồng ruộng mênh mông hay dưới bóng mát tàng cây cổ thụ, lũy tre làng… Hay trên chiếc thuyền trôi xuôi êm ả theo dòng nước lồng lộng trăng rằm, nên thơ tĩnh mịch, tiếng lá dừa nước hai bên bờ rì rào dịu êm như tiếng nhạc, làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đờn ca tài tử trên sông.
Đờn ca trong những phút giải lao
Chơi đờn ca tài tử những nơi khuê cát
Ở nông thôn Cà Mau, từ già, trẻ, bé, lớn… đều biết đờn ca, đó là lẽ đương nhiên. Trên đường đi khai thác gỗ, đi cấy cày, nhổ mạ, gặt lúa, xổ vuông, đi biển, nhất là khi chèo xuồng một mình trên sông, hay chống xuồng ba lá thanh thoát giữa rừng rậm U Minh… Những bài vọng cổ nằm lòng sẽ được ngân lên, thậm chí có bài nội dung không dính dáng gì với hoàn cảnh thực tại cũng ca “chay” (không có đệm đờn), lời ca phóng khoáng có sức truyền cảm lạ lùng. Không ai nghe thì ca “mình ên” nghe cho “đã”. Vì “nghệ sĩ” trước tiên là người thưởng thức sản phẩm của chính mình.
Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét: “... chân phương hoa lá trong bài vọng cổ đã được áp dụng một cách thần tình. Hoa chẳng những đẹp mà còn thơm. Lá chẳng những xanh mà còn tươi. Thành ra bản Vọng cổ có cái tươi mát, cái đẹp đẽ, có cái phong phú, cái dồi dào mà sức sống, sức đóng góp của tất cả những người nghệ sĩ, từ đứa con của bác Sáu Lầu sáng tạo, nuôi dưỡng cho nó lớn lên mạnh mẽ, nó đẹp đẽ...”.
Đờn ca trên những chiếc cầu xinh xinh
Đờn ca ở những nơi tán cây bóng mát
Đờn ca tài tử dưới những đêm trăng
Chơi đờn ca tài tử nói chung và ca tài tử trên sông nước nói riêng có sức hấp dẫn, làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì đờn ca tài tử là bản sắc văn hóa Nam Bộ, văn hóa Việt Nam.
Tìm Hiểu Nhạc Thính Phòng Việt Nam: Đờn Ca Tài Tử
Nhạc thính phòng là một thể loại nhạc gồm các bài hát hoặc bản đàn được biểu diễn trong phòng khách tại tư gia hay trong một phòng nhỏ. Nhạc thính phòng Tây phương bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 16 ở châu Âu, đặc biệt là ở Ý và Anh, do những nhóm nhỏ các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên trình bày các bài hát (1) rồi sau đó được phổ biến và phát triển tới việc trình tấu các bản đàn. Tại Việt Nam, từ thế kỷ thứ 10, dưới triều vua Lê và Đinh đã xuất hiện các buổi ca và múa trong cung đình, đền miếu, hoặc hội họp tại tư thất các quan tướng. Chính hình thức ca múa này đã làm nền tảng cho âm nhạc thính phòng Việt Nam ngày nay(2).
Tựu trung, âm nhạc thính phòng Việt Nam bao gồm ca trù, ca Huế và đờn ca tài tử, phát triển mạnh từ đầu thế kỷ thứ 20. Điểm khác biệt chính yếu giữa nhạc thính phòng Việt Nam và dân ca Việt Nam là: nhạc thính phòng gồm những tác phẩm (có khi được ký âm) và người trình diễn cũng như người thưởng thức phải được huấn luyện để có thể sử dụng các nhạc cụ, trình bày tác phẩm, cũng như hiểu biết về thi ca(3); trong khi dân ca mang tính cách tự phát, tự diễn trong lúc lao động hoặc giải trí. Đờn ca tài tử (còn gọi là nhạc tài tử) được phát triển chủ yếu tại miền Nam Việt Nam. Thuật ngữ tài tử có thể hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, tài tử là những người tài năng (talent), những bậc thầy tham gia trình diễn; thứ hai, tài tử là những người nghiệp dư (amateur), gồm cả những bậc thầy nhưng không lấy đó làm kế sinh nhai tham gia biểu diễn (music of the amateurs) (4).
Nền tảng của đờn ca tài tử chính là nhạc lễ (còn gọi là nhạc ngũ âm), một loại nhạc được phát triển vào thế kỷ thứ 17 dựa trên nhạc tế tự cung đình Huế và âm nhạc của các tỉnh Nam Trung Bộ. Nhạc lễ trở nên thịnh hành ở miền Nam vào cuối thế kỷ 19, phục vụ chính yếu cho các lễ hội tại địa phương. Các ban nhạc lễ lúc bấy giờ thường gồm có các nhạc cụ gõ và dây kéo vĩ. Do nhu cầu phục vụ cho các tang lễ về khuya, nhạc lễ cần phải chơi với âm lượng nhỏ theo yêu cầu của gia chủ. Từ đó các ban nhạc lễ được tổ chức một cách gọn nhẹ hơn vàbắt đầu dùng song lang thay cho trống nhạc để giữ tiết tấu, cũng như bỏ bớt các nhạc cụ dây kéo vĩ để chỉ còn có đàn cò(5). Những ban nhạc lễ nhỏ gọn như vậy còn có tên gọi lànhóm đờn cây. Kể từ năm 1885 trở về sau, các nhóm đờn cây này được gọi là ban đờn ca tài tử để phân biệt với các ban nhạc lễ và nhạc hát bội đang thịnh hành song song (6). Một điểm khác biệt khác giữa nhạc tài tử và nhạc lễ là sự có mặt của ca sĩ. Do vậy ngoài việc hòa đàn với nhau, ban nhạc tài tử còn tham gia việc đệm đàn cho ca hát (7). Mặt khác, các ban nhạc tài tử dần dần không đàn cho đám tang nữa, trừ những trường hợp rất đặc biệt. Đối tượng phục vụ mới là những đám vui như đám ăn tân gia, đám cưới nhà giàu, đám thăng quan tiến chức, hoặc đám giỗ lớn (8).
Đầu thế kỷ thứ 20, đờn ca tài tử trở thành một phong trào ca nhạc phổ thông tại miền Nam, nhất là tại các địa phương như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Đước (Long An), Cái Thia (Mỹ Tho), và Sài Gòn, v.v.. Các nhóm tài tử khối miền Đông (ở vùng Sài Gòn Chợ Lớn và phụ cận) , và nhóm tài tử khối miền Tây (ở Vĩnh Long và Sa Đéc) cũng được hình thành. Đứng đầu nhóm tài tử khối miền Đông là ông Nguyễn Quang Đợi tức Ba Đợi, một nhạc sư từ triều đình Huế vào sống ở Cần Đước cầm đầu cùng với các nghệ sĩ khác như Cao Huỳnh Cư và Cao Huỳnh Điểu. Riêng nhóm tài tử khối miền Tây có ông Trần Quang Quờn tức Ký Quờn người Huế vào sống ở Vĩnh Long làm thủ lĩnh cùng với các nghệ nhân Trần Quang Diệm, Nguyễn Liên Phong và Nguyễn Tư Ba người gốc Quảng Nam. Các nghệ nhân này là những nhà tiên phong trong những cố gắng biên soạn, sáng tác và giảng dạy nhạc tài tử theo phong cách riêng của mình. Các ấn bản nhạc tài tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1909. Riêng trong những thập niên 60 và 70, nhạc tài tử được các hãng đĩa phát hành rộng rãi trong và ngoài nước như hãng Béka, Ocora, Pathé, Việt Hải, Hồng Hoa, Marconi, và Odéon.v.v.. Từ đó nhiều danh ca, danh cầm được nhiều người biết đến. Tuy nhiên ít thấy có những trường hợp đưa nhạc tài tử lên sân khấu trình diễn như thể loại âm nhạc thính phòng phương Tây (9).
So với các loại nhạc thính phòng khác của Việt Nam và phương Tây, trong nhạc tài tử, vai trò của những người đàn và hát là ngang nhau. Ca sĩ trong ca trù và ca Huế thường là phụ nữ, nhưng trong nhạc tài tử, ca sĩ nam và nữ đều có vai trò ca hát bình đẳng. Dàn nhạc của đờn ca tài tử có nhiều nhạc cụ hơn dàn nhạc của ca trù và ca Huế . Các nhạc cụ sử dụng trong nhạc tài tử thường có đàn tranh, cò, kìm, gáo, độc huyền, song lang, và ống tiêu v.v.. Khoảng từ năm 1920, đàn ghi-ta phím lõm (hay lục huyền cầm hoặc chì gọi đơn giản là ghi-ta), hạ uy cầm, và viô-lông (violon hay vĩ cầm) cũng được thêm vào trong ban nhạc
(10). Khi biểu diễn nhạc tài tử, các nghệ sĩ thường chú trọng đến sự kết hợp của các nhạc cụ có âm sắc khác nhau; ít thấy có sự kết hợp giữa các nhạc cụ cùng âm sắc. Thường thấy nhất là song tấu đàn kìm và đàn tranh - là sự kết hợp giữa tiếng tơ và tiếng sắc - mà giới chuyên môn gọi là sắc cầm hảo hiệp; hoặc tam tấu đàn kìm-tranh-cò, kìm-tranh-độc huyền, tranh-cò-độc huyền với từ chuyên môn là tam chi liên hoàn pháp (11). Nếu một ban nhạc có 3 nhạc công và 1 ca sĩ thì được gọi là ban tứ tuyệt, nếu có 4 nhạc công và 1 ca sĩ thì gọi là ban ngũ tuyệt. Một điểm đặc biệt của nhạc Tài Tử là lối đàn ngẫu hứng - tương tự lối chơi ngẫu hứng trong nhạc Jazz của Mỹ. Ở đây, người nghệ sĩ dựa trên bài bản truyền thống để thêm thắt những nhấn nhá, luyến láy của riêng mình một cách rất tinh tế dựa trên hơi và điệu của những chữ nhạc chính, nhưng đồng thời phải hòa hợp với những nghệ sĩ cùng diễn khác. Chính vì thế mà mỗi lần nghe lại cùng bản đàn, khán thính giả luôn luôn thấy mới lạ và hài hòa. Có lẽ phần ngẫu hứng nhiều nhất trong nhạc tài tử là ở phần rao của người đàn hoặc nói lối của người ca. Người đàn dùng rao - hoặc người ca dùng nói lối - để lên dây đàn và nhất là với mục đích gợi cảm hứng cho người bạn diễn, tạo không khí cho dàn tấu, và chuẩn bị hình tượng âm nhạc cho người thưởng thức (12). Ngoài ra, khi trình tấu, các nghệ sĩ cũng có thể dùng tiếng đàn của mình để "đối đáp" hoặc "thách thức" với người đồng diễn. Chính vì vậy mà nhạc tài tử luôn luôn sinh động và hấp dẫn người nghe.
Đờn ca tài tử có một số lượng bài bản rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc sử dụng một số bài bản trong nhạc lễ, còn có các bài bản từ ca Huế, dân ca miền Trung, miền Nam, và cả một số lượng lớn do các nghệ nhân bậc thầy sáng tác và cải biên. Do đặc tính ngôn ngữ vàsinh hoạt riêng của người miền Nam mà nhạc miền Trung đã được phát triển đặc biệt trong nhạc tài tử (13). Ví dụ bài Bình Bán của ca Huế được phát triển thành Bình Bán Vắn trong nhạc tài tử, Lưu Thủy Huế thành Lưu Thủy Đoản, Kim Tiền Huế thành Kim Tiền Bản, Phú Lục Huế thành Phú Lục Chấn, hoặc Bình Bán Huế thành Bình Bán Chấn v.v. Các bài bản phổ biến nhất trong nhạc tài tử là 20 bài bản tổ (còn gọi là nhị thập huyền tổ bản) thuộc hai điệu Bắc và điệu Nam (14). 20 bài bản tổ gồm có 7 bản lễ, 6 bản Bắc, 3 bản Nam và 4 bản Oán. Tương truyền rằng các bài bản này do ông Ba Đợi đúc kết và được xem như là những bài căn bản cho những người bắt đầu bước vào lĩnh vực nhạc tài tử. Một trong những bài bản nổi tiếng trong đờn ca tài tử là bản Dạ Cổ Hoài Lang - nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng - do nhạc sĩ Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu ở Bạc Liêu sáng tác vào năm 1917 (15). Dạ Cổ Hoài Lang là bài hát được phát triển dựa trên bài Hành Vân của ca Huế. Lời ca của bài hát này được sửa nhiều lần bởi các nghệ sĩ như cô Ba Vàm Lẻo, ông Nguyễn Tử Quang, ông Trịnh Thiên Tư 16 và được nhiều người yêu thích. Về sau, Dạ Cổ Hoài Lang được đổi tên là Vọng Cổ Hoài Lang, rồi được đơn giản hóa thành Vọng Cổ (17). Từ năm 1945, ông Giáo Thinh tức Nguyễn Văn Thinh, một nhạc sư có uy tín tại Sài Gòn, đã đúc kết và phổ biến một hệ thống mới gọi là 72 bài bản cổ nhạc miền Nam (còn gọi là thất thập nhị huyền công). Theo đó, một nghệ nhân được công nhận là bậc thầy nếu biết hết 20 bài bản tổ; và để đạt mức cao siêu hơn, nghệ nhân đó cần biết hết 72 bài bản này (18). Nhạc tài tử được phát triển mạnh ở miền Nam một phần là nhờ có khá nhiều lò dạy được mở ra ở khắp lục tỉnh và Sài Gòn. Đầu tiên, chỉ có những gia đình khá giả mới đủ tiền mời thầy ở các tỉnh khác về nhàđể dạy. Vào những năm của thập kỷ 40 và 50, các lò dạy mới bắt đầu phổ biến, nhất là tại Sài Gòn, do các nghệ sĩ từ tỉnh lên phụ trách. Những lò nổi tiếng thời bấy giờ như các lò của nghệ sĩ Chín Phàng (từ Long An), Hai Đậu (từ Tiểu Cần, Trà Vinh), Năm Lòng và Năm Được (từ Cần Giuộc). Các lò lớn nhất, nhiều uy tín, và đào tạo nhiều danh ca danh cầm nhất có thể kể đến là lò Văn Giỏi và Tấn Đạt( 19). Các nghệ nhân nổi tiếng như Sáu Thới, Năm Xem, Ba Đồng, Út Lăng, Tư Huyện, Tư Tụi, Sáu Thoàn, Văn Vĩ, Mười Đờn, Năm Vinh, Ba Trung, Sáu Xiếu, và Nguyễn Văn Thinh cũng có nhiều đóng góp cho việc phát triển nàỵ Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương các tỉnh và huyện ở miền Nam Việt Nam đã cố gắng khôi phục lại các lớp dạy đờn ca tài tử cũng như tổ chức các liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh hoặc liên tỉnh. Ở hải ngoại cũng đã và đang có nhiều cố gắng khôi phục lại thể loại nhạc thính phòng này của Việt Nam; nhưng hầu hết vẫn còn rời rạc và thiếu sự bảo trợ về mặt tổ chức cũng như tài chánh v.v..
Do chịu ảnh hưởng của sự du nhập nhạc Tây phương, các phương tiện thông tin hiện đại, và một số nhận thức sai lạc của người dân về đờn ca tài tử nên thể loại nhạc thính phòng đặc sắc của Việt Nam này đang mất dần tính chính thống. Nhiều nơi đã thay đổi không gian thính phòng của đờn ca tài tử ûđể diễn viên hòa nhạc và hòa ca trong không gian sân khấu - nơi mà người nghe và người diễn bị tách biệt. Nhiều chương trình nặng phần trình diễn, chú trọng nhiều đến phần ca hơn là hòa đàn. Thậm chí người ca hoặc người đàn còn học thuộc lòng các bài bản ký âm theo phương Tây một cách chi tiết; và do đó làm mất đi tính ứng tác, tính ngẫu hứng đặc trưng của nghệ thuật đờn ca tài tử truyền thống. Mặt dù về mặt thang âm điệu thức giữa âm nhạc cải lương (20) và âm nhạc của đờn ca tài tử không có ranh giới rõ rệt (21), nhưng với cùng một làn điệu, cùng một bản đàn, lối ca và hòa tấu nhạc tài tử có một số khác biệt với lối ca và hòa tấu nhạc trên sân khấu cải lương. Do không bị hạn chế vào việc diễn xuất và kịch bản sân khấu, người nghệ sĩ của nhạc tài tử có nhiều thuận lợi hơn trong việc ứng tác và chơi ngẫu hứng.
Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nhạc đờn ca tài tử trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, ngày nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học ở trong và ngoài nước đang tìm cách sưu tầm vàhệ thống hóa các bài bản của nhạc tài tử, nghiên cứu thang âm điệu thức, phương pháp ký âm v.v.. Một số nhạc sĩ cũng đang tìm cách sáng tác thêm các bài bản mới để góp phần vào số lượng bài bản đang thịnh hành hiện nay.