Giới thiệu về Pascal-Turbo Pascal:
Pascal là một ngôn ngữ lập trình cao cấp do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường đại học kỉ thuật Zurich (Thụy Sĩ) đề xuất vào năm 1970 với tên Pascal để kỉ niệm nhà toán học và triết học nổi tiếng Blaise Pascal (người Pháp);
Lúc đầu mục đích của Wirth thiết kế Pascal là để giảng dạy lập trình, do Pascal có các đặc điểm:
-Ngữ pháp, ngữ nghĩa đơn giản và có tính logic;
-Cấu trúc chương trình rỏ ràng, dễ hiểu (thể hiện tư duy lập trình cấu trúc);
-Dễ sửa chữa, cải tiến.
Trong quá trình phát triển Pascal đã phát huy được ưu điểm của mình và tỏ ra hơn hẳn nhiều ngôn ngữ cấp cao khác, Pascal đã trở thành một ngôn ngữ mạnh được ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức và công ti chuyển về máy tính dựa trên Pascal chuẩn đã phát triển thêm và tạo ra các chương trình dịch ngôn ngữ pascal với nhiều phần thêm bớt khác nhau.
Vi dụ:
-TURBO PASCAL của hãng Borland (Mỹ);
-QUICK PASCAL của hãng Microsoft;
-UCSD PASCAL (Univessity of Califonia at San Diego);
-ANSI PASCAL (American National Standard Institute);
…
So với nhiều sản phẩm Pascal của nhiểu tổ chức và công ti khác nhau xuất bản , Turbo Pascal đã tỏ ra có nhiều ưu điểm nhất và hiện nay được xem như là một trong những ngôn ngữ lập trình cấp cao phổ biến nhất trên thế giới được sử dụng trong lĩnh vực giảng dạy và lập trình chuyên nghiệp.
Chỉ trong vòng mấy năm Turbo Pascal được cải tiến qua nhiều phiên bản :1.0 , 2.0, 3.0 , 4.0, 5.0 , 5.5 (1989) , 6.0 (1990) , 7.0 (1992).
Hiện nay Turbo Pascal 7.0 có nhiều bổ sung, cải tiến so với các phiên bản trước, song mới bắt đầu tiếp cận với Turbo Pascal, bạn nên sử dụng Turbo Pascal 6.0 vì nó tương đối đơn giản, dể sử dụng và yêu cầu phần cứng đơn giản.
Để đánh giá những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực tin học , đặc biệt là sự ra đời của Pascal, hội tin học Mỹ (ACM) đã trao giải thưởng quốc tế lớn về tin học mang tên Turring cho N.Wirth.
BÀI TẬP TURBO PASCAL
I. Làm quen với chương trình Pascal – Khai báo, sử dụng biến – Các thủ tục vào ra.
Bài tập 1.1:
Viết chương trình tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều dài hai cạnh là a, b (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập hai cạnh vào hai biến a, b.
- Chu vi hình chữ nhật bằng 2*(a+b); Diện tích hình chữ nhật bằng a*b.
b. Mã chương trình:
Program Chu_nhat;
uses crt;
Var a, b, S, CV: real;
Begin
Write(`Nhap chieu dai:`); readln(a);
Write(`Nhap chieu rong:`); readln(b);
S := a*b;
CV := (a+b)*2;
Writeln(`Dien tich hinh chu nhat la:`,S);
Writeln(`Chu vi hinh chu nhat la:`,CV:10:2);
readln
end.
c. Nhận xét: Lệnh write cho phép in ra màn hình một hoặc nhiều mục. Có thể định dạng được số in ra bằng cách qui định khoảng dành cho phần nguyên, khoảng dành cho phần thập phân.
Bài tập 1.2:
Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình vuông có cạnh a (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập cạnh vào biến canh.
- Chu vi hình vuông bằng 4*canh; Diện tích hình vuông bằng canh*canh.
b. Mã chương trình:
Program HINH_VUONG;
uses crt;
Var canh: real;
Begin
clrscr;
Write(`Nhap do dai canh:`);readln(canh);
Writeln(`Chu vi hinh vuong la:`,4*canh:10:2);
Writeln(`Dien tich hinh vuong la:`,canh*canh:10:2);
readln
end.
c. Nhận xét: Bài tập 1.2 tiết kiệm được hai biến là CV và S vì lệnh write cho phép in một biểu thức. Trong lập trình việc tiết kiệm biến là cần thiết nhưng đôi lúc gây khó hiểu khi đọc, kiểm tra chương trình.
Bài tập 1.3:
Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập bán kính vào biến r.
- Chu vi đường tròn bằng 2*(*r.
- Diện tích hình tròn bằng (*r*r.
b. Mã chương trình:
Program HINH_TRON;
uses crt;
Var r: real;
Begin
clrscr;
Write(`Nhap ban kinh:`); readln(r);
Writeln(`Chu vi duong tron la:`,2*pi*r:10:2);
Writeln(`Dien tich hinh tron la:`,pi*r*r:10:2);
readln
end.
c. Nhận xét: pi là hằng số. Một hằng số có thể được người dùng khai báo hoặc do Pascal tự tạo. Pi là hằng do Pascal tự tạo nên người dùng không cần khai báo.
Bài tập 1.4:
Viết chương trình tính diện tích của tam giác có ba cạnh là a,b,c (được nhập từ bàn phím)
a. Hướng dẫn:
- Nhập ba cạnh của tam giác vào ba biến a,b,c.
- Nửa chu vi của tam giác p = (a+b+c)/2.
- Diện tích của tam giác: s =.
b. Mã chương trình:
Program TAM_GIAC;
uses crt;
Var a,b,c,p,S: real;
Begin
clrscr;
Write(`Nhap canh a:`);readln(a);
Write(`Nhap canh b:`);readln(b);
Write(`Nhap canh c:`);readln(c);
p:=(a+b+c)/2;
S:= sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c));
Write(`Dien tich tam giac la:`,s:10:2);
readln
end.
b. Nhận xét: Ở đây ta lại hai lần dùng biến trung gian p, s để chương trình sáng sủa, dễ theo dõi.
Bài tập 1.5:
Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn số.
a. Hướng dẫn:
- Nhập bốn số vào bốn biến a, b, c, d
- Trung bình cộng của a, b, c, d