Hiện có tới 35 nước như Burkina Faso, Cameroon, Ethiopia, Kenya, Nigeria, Pakistan…đã cạn quỹ dự trữ lương thực sau 2 năm mất mùa 2007-2008
Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), hiện tại dự trữ lương thực của toàn thế giới là 493,9 triệu tấn, con số tương đối cao so với sản lượng lương thực là 2.314,9 triệu tấn. Nhưng nếu so sánh lượng lương thực dự trữ với số lượng tiêu thụ thì tình thế trở nên đáng lo ngại.
Năm 2002, tỷ lệ giữa số lương thực dự trữ và số lương thực tiêu thụ trong năm là 29,9% (578,2 triệu tấn/1.907,9 triệu tấn) thì hiện thời tỷ lệ này chỉ còn 21%. Tức là chỉ đủ cho 116 ngày.
Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Canada… hiện vẫn còn quỹ dự trữ lương thực cho các tình huống khủng hoảng, nhưng có tới 35 nước, trong đó có Burkina Faso, Cameroon, Ethiopia, Kenya, Nigeria, Pakistan, Senegal… những quỹ này đã cạn sau hai năm mất mùa 2007-2008.
Ông Marko de Ponte, Tổng thư ký tổ chức Action Aid Italia nhận xét rằng, cho đến nay, dù phải đảm bảo cái ăn cho bảy tỷ người nhưng nhân loại vẫn chưa có được chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Người ta chỉ hy vọng là dự báo của FAO nói sản lượng lương thực năm 2011-2012 sẽ thành sự thật. “Chúng ta thậm chí chưa làm được điều mà những người Ai Cập, Trung Quốc hay La Mã cổ đại đã làm”, ông chia sẻ.
Nguồn Phunuonline/LaStampa
Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), hiện tại dự trữ lương thực của toàn thế giới là 493,9 triệu tấn, con số tương đối cao so với sản lượng lương thực là 2.314,9 triệu tấn. Nhưng nếu so sánh lượng lương thực dự trữ với số lượng tiêu thụ thì tình thế trở nên đáng lo ngại.
Năm 2002, tỷ lệ giữa số lương thực dự trữ và số lương thực tiêu thụ trong năm là 29,9% (578,2 triệu tấn/1.907,9 triệu tấn) thì hiện thời tỷ lệ này chỉ còn 21%. Tức là chỉ đủ cho 116 ngày.
Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Canada… hiện vẫn còn quỹ dự trữ lương thực cho các tình huống khủng hoảng, nhưng có tới 35 nước, trong đó có Burkina Faso, Cameroon, Ethiopia, Kenya, Nigeria, Pakistan, Senegal… những quỹ này đã cạn sau hai năm mất mùa 2007-2008.
Ông Marko de Ponte, Tổng thư ký tổ chức Action Aid Italia nhận xét rằng, cho đến nay, dù phải đảm bảo cái ăn cho bảy tỷ người nhưng nhân loại vẫn chưa có được chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Người ta chỉ hy vọng là dự báo của FAO nói sản lượng lương thực năm 2011-2012 sẽ thành sự thật. “Chúng ta thậm chí chưa làm được điều mà những người Ai Cập, Trung Quốc hay La Mã cổ đại đã làm”, ông chia sẻ.
Nguồn Phunuonline/LaStampa