Bạn đang mắc kẹt. Bạn gặp một vấn đề – có thể là một nan đề thuộc đạo đức, có thể là một thứ cản trở sự sáng tạo – và thiếu một giải pháp. Bạn nên làm gì?
Hoá ra, bạn có thể đang hỏi bản thân một câu hỏi sai. Hoặc, cụ thể hơn, bạn đang dùng một từ sai: Hãy hỏi “Tôi có thể làm gì?” Thay vì hỏi “Tôi nên làm gì?” có thể dẫn bạn đến những câu trả lời tốt hơn, sáng tạo hơn, theo một bài báo gần đây bởi một nhóm giáo sư trường kinh doanh Harvard.
Ví dụ, hỏi bản thân “Tôi nên làm gì với cuộc đời của tôi?” ngụ ý rằng có một câu trả lời đúng và một câu trả lời sai cho câu hỏi đó. Dường như từ ‘nên’ có thể khiến chúng ta suy nghĩ theo kiểu trắng và đen, còn từ ‘có thể’ tiết lộ những sắc thái của màu xám nằm ở giữa.
“Thứ ban đầu có vẻ là một vấn đề bao gồm những nguyên tắc cạnh tranh nhau và xung khắc hoá ra là một vấn đề có thể được xử lý khi chúng ta tiếp cận nó với một thái độ ‘có thể’,” Francesca Gino, đồng tác giả của bài báo và tác giả của Sidetracked: Why Our Decisions Get Derailed, and How We Can Stick to the Plan, nói trong một email gửi cho chúng tôi Science of Us.
Gino và các đồng nghiệp Ting Zhang và Joshua D. Margolis khám phá quan điểm này trong bài báo của họ, cụ thể là thu hẹp nghiên cứu của họ vào các nan đề thuộc đạo đức. Họ hứng thú xem xét việc thay đổi từ ‘nên’ thành ‘có thể’ có thể mở ra cho chúng ta cái mà họ gọi là sự bừng ngộ về đạo đức, mà họ định nghĩa là “khám phá ra những giải pháp vượt ra ngoài việc lựa chọn một tuỳ chọn đạo đức xung đột với những tuỳ chọn khác.”
Họ viết:
Thay đổi suy nghĩ của các cá nhân hướng đến những việc họ có thể làm đã thay đổi cả nhận thức của họ về nan đề và những giải pháp họ đạt đến. Vì câu hỏi “Bạn nên làm gì?” ám chỉ việc lựa chọn một con đường đạo đức, lối tư duy “nên” có thể khiến các cá nhân đó tập trung vào việc cân nhắc và lựa chọn một trong hai phương hướng hành động khả thi trong những nan đề đó. Hệ quả là, suy nghĩ “nên” có thể khiến con người hy sinh để giàn xếp một giải pháp đáp ứng được ưu tiên đạo đức căn bản nhất trong khi bỏ qua giá trị khác.
Ngược lại, một tư duy “có thể” có thể khiến con người nghĩ lại về vấn đề là không nhất thiết phải bao gồm những thoả hiệp bắt buộc.
Trong một nghiên cứu, Gino và các đồng nghiệp sử dụng Mechanical Turk của Amazon để tuyển 206 người trưởng thành, để hoàn thành một nghiên cứu qua mạng mà ở đó họ được đưa cho một trong bốn nan đề về đạo đức. Một số người được hỏi “Bạn nên làm gì?” và những người khác được hỏi “Bạn có thể làm gì?”. Sau đó, cả hai nhóm được hỏi “Bạn sẽ làm gì?” Sau đó, một nhóm những người làm công tác mật mã (coder) độc lập đánh giá các câu trả lời của họ theo một thang điểm từ một đến bảy về những giải pháp của người tham gia có tính sáng tạo như thế nào. Những người được khuyến khích suy nghĩ theo lối ‘có thể’ được đánh giá là sáng tạo hơn (điểm trung bình 5.06) so vơi những người được yêu cầu suy nghĩ theo lối ‘nên’ (4.41). Những coder cũng đánh giá những quyết định của nhóm ‘có thể’ nhìn chung là đạo đức hơn so với nhóm ‘nên’.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà tâm lý xem xét sự khác biệt có vẻ không quan trọng này. Trong một nghiên cứu năm 1987, các nhà nghiên cứu giao cho những người tham gia một loại những đồ vật ngẫu nhiên, bao gồm một sợi dây cao su. Một số người được yêu cầu suy nghĩ về những đồ vật đó là gì, còn những người khác được yêu cầu nghĩ những đồ vật đó có thể là gì. Sau đó, họ yêu cầu những người tham gia xoá một dấu vết mà không dùng cục tẩy. Những người từng được bảo suy nghĩ ‘có thể’ thì “có nhiều khả năng nhận ra một sợi dây cao su có thể được dùng để thay cho một cục tẩy, so với những người suy nghĩ những vật đó là gì,” Gino và các đồng nghiệp viết trong bài báo hiện tại của họ.
Do đó, khi bạn đối mặt với một nan đề, một câu hỏi thông minh hơn để hỏi bản thân bạn có vẻ là câu này: Tôi có thể làm gì?
Nguồn
Tamlyhoc
Hoá ra, bạn có thể đang hỏi bản thân một câu hỏi sai. Hoặc, cụ thể hơn, bạn đang dùng một từ sai: Hãy hỏi “Tôi có thể làm gì?” Thay vì hỏi “Tôi nên làm gì?” có thể dẫn bạn đến những câu trả lời tốt hơn, sáng tạo hơn, theo một bài báo gần đây bởi một nhóm giáo sư trường kinh doanh Harvard.
Ví dụ, hỏi bản thân “Tôi nên làm gì với cuộc đời của tôi?” ngụ ý rằng có một câu trả lời đúng và một câu trả lời sai cho câu hỏi đó. Dường như từ ‘nên’ có thể khiến chúng ta suy nghĩ theo kiểu trắng và đen, còn từ ‘có thể’ tiết lộ những sắc thái của màu xám nằm ở giữa.
“Thứ ban đầu có vẻ là một vấn đề bao gồm những nguyên tắc cạnh tranh nhau và xung khắc hoá ra là một vấn đề có thể được xử lý khi chúng ta tiếp cận nó với một thái độ ‘có thể’,” Francesca Gino, đồng tác giả của bài báo và tác giả của Sidetracked: Why Our Decisions Get Derailed, and How We Can Stick to the Plan, nói trong một email gửi cho chúng tôi Science of Us.
Gino và các đồng nghiệp Ting Zhang và Joshua D. Margolis khám phá quan điểm này trong bài báo của họ, cụ thể là thu hẹp nghiên cứu của họ vào các nan đề thuộc đạo đức. Họ hứng thú xem xét việc thay đổi từ ‘nên’ thành ‘có thể’ có thể mở ra cho chúng ta cái mà họ gọi là sự bừng ngộ về đạo đức, mà họ định nghĩa là “khám phá ra những giải pháp vượt ra ngoài việc lựa chọn một tuỳ chọn đạo đức xung đột với những tuỳ chọn khác.”
Họ viết:
Thay đổi suy nghĩ của các cá nhân hướng đến những việc họ có thể làm đã thay đổi cả nhận thức của họ về nan đề và những giải pháp họ đạt đến. Vì câu hỏi “Bạn nên làm gì?” ám chỉ việc lựa chọn một con đường đạo đức, lối tư duy “nên” có thể khiến các cá nhân đó tập trung vào việc cân nhắc và lựa chọn một trong hai phương hướng hành động khả thi trong những nan đề đó. Hệ quả là, suy nghĩ “nên” có thể khiến con người hy sinh để giàn xếp một giải pháp đáp ứng được ưu tiên đạo đức căn bản nhất trong khi bỏ qua giá trị khác.
Ngược lại, một tư duy “có thể” có thể khiến con người nghĩ lại về vấn đề là không nhất thiết phải bao gồm những thoả hiệp bắt buộc.
Trong một nghiên cứu, Gino và các đồng nghiệp sử dụng Mechanical Turk của Amazon để tuyển 206 người trưởng thành, để hoàn thành một nghiên cứu qua mạng mà ở đó họ được đưa cho một trong bốn nan đề về đạo đức. Một số người được hỏi “Bạn nên làm gì?” và những người khác được hỏi “Bạn có thể làm gì?”. Sau đó, cả hai nhóm được hỏi “Bạn sẽ làm gì?” Sau đó, một nhóm những người làm công tác mật mã (coder) độc lập đánh giá các câu trả lời của họ theo một thang điểm từ một đến bảy về những giải pháp của người tham gia có tính sáng tạo như thế nào. Những người được khuyến khích suy nghĩ theo lối ‘có thể’ được đánh giá là sáng tạo hơn (điểm trung bình 5.06) so vơi những người được yêu cầu suy nghĩ theo lối ‘nên’ (4.41). Những coder cũng đánh giá những quyết định của nhóm ‘có thể’ nhìn chung là đạo đức hơn so với nhóm ‘nên’.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà tâm lý xem xét sự khác biệt có vẻ không quan trọng này. Trong một nghiên cứu năm 1987, các nhà nghiên cứu giao cho những người tham gia một loại những đồ vật ngẫu nhiên, bao gồm một sợi dây cao su. Một số người được yêu cầu suy nghĩ về những đồ vật đó là gì, còn những người khác được yêu cầu nghĩ những đồ vật đó có thể là gì. Sau đó, họ yêu cầu những người tham gia xoá một dấu vết mà không dùng cục tẩy. Những người từng được bảo suy nghĩ ‘có thể’ thì “có nhiều khả năng nhận ra một sợi dây cao su có thể được dùng để thay cho một cục tẩy, so với những người suy nghĩ những vật đó là gì,” Gino và các đồng nghiệp viết trong bài báo hiện tại của họ.
Do đó, khi bạn đối mặt với một nan đề, một câu hỏi thông minh hơn để hỏi bản thân bạn có vẻ là câu này: Tôi có thể làm gì?
Nguồn
Tamlyhoc