Dành quá nhiều thời gian để “nhòm ngó” Facebook của người khác có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý của bạn.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu phát hiện dùng Facebook quá nhiều có thể khiến một số người cảm thấy ghen tị, dẫn đến trầm cảm. Đồng tác giả báo cáo, Tiến sỹ Margaret Duffy đến từ Đại học Missouri, viết trong thông cáo: “Chúng tôi nhận ra nếu người dùng ghen tị với hoạt động và cuộc sống của bạn trên Facebook, họ có xu hướng bị trầm cảm nhiều hơn. Facebook có thể là nguồn rất tích cực cho nhiều người song nếu được dùng như một cách để so kè thành tích của mình so với người khác, nó lại gây ra tác động tiêu cực”.
Khảo sát của nhóm nghiên cứu thực hiện trên 736 sinh viên đại học dùng Facebook trung bình 2 tiếng mỗi ngày. 78% số người tham gia là người Mỹ da trắng, 68% là nữ giới, độ tuổi trung bình là 19.
Họ phải điền vào các câu trả lời về thời gian sử dụng Facebook và những việc họ làm trên mạng xã hội. Họ cũng tự đánh giá đồng ý bao nhiêu % với các câu nói liên quan đến cảm giác ghen tị như “Tôi thường cảm thấy kém hơn người khác”, “Thật không công bằng khi một số người dường như luôn vui vẻ”. Sau đó, họ tiếp tục tự đánh giá trước các câu liên quan đến sự trầm cảm như “Tôi bị làm phiền bởi những thứ thường không làm phiền” và “Tôi nói chuyện ít hơn thường lệ”.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra dù dùng Facebook nhiều không liên quan trực tiếp đến sự trầm cảm, những người thường xuyên cảm thấy ghen tị lại có biểu hiện trầm cảm rõ rệt hơn. Họ thường so sánh cuộc sống riêng với các bức ảnh ăn chơi hay cập nhật tin tức tốt lành của bạn bè…
Đây không phải nghiên cứu đầu tiên về tác động của Facebook đến tâm thần. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy càng dành nhiều thời gian trên Facebook, mọi người càng thấy tệ hơn. Dù vậy, vài nghiên cứu khác lại chỉ ra điều ngược lại: dùng Facebook có thể hạnh phúc hơn.
Theo nhóm tác giả, kết quả nghiên cứu không quá u ám. Họ nhận ra mọi người có thể tránh được cảm giác rối loạn bởi mạng xã hội nếu để tâm đến cách xử lý thông tin từ đó: “Người dùng nên tự nhận thức rằng đăng các bài tiêu cực là động lực quan trọng trong sử dụng mạng xã hội vì thế nhiều người chỉ viết những thứ vui vẻ về họ”.
ictnews
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu phát hiện dùng Facebook quá nhiều có thể khiến một số người cảm thấy ghen tị, dẫn đến trầm cảm. Đồng tác giả báo cáo, Tiến sỹ Margaret Duffy đến từ Đại học Missouri, viết trong thông cáo: “Chúng tôi nhận ra nếu người dùng ghen tị với hoạt động và cuộc sống của bạn trên Facebook, họ có xu hướng bị trầm cảm nhiều hơn. Facebook có thể là nguồn rất tích cực cho nhiều người song nếu được dùng như một cách để so kè thành tích của mình so với người khác, nó lại gây ra tác động tiêu cực”.
Khảo sát của nhóm nghiên cứu thực hiện trên 736 sinh viên đại học dùng Facebook trung bình 2 tiếng mỗi ngày. 78% số người tham gia là người Mỹ da trắng, 68% là nữ giới, độ tuổi trung bình là 19.
Họ phải điền vào các câu trả lời về thời gian sử dụng Facebook và những việc họ làm trên mạng xã hội. Họ cũng tự đánh giá đồng ý bao nhiêu % với các câu nói liên quan đến cảm giác ghen tị như “Tôi thường cảm thấy kém hơn người khác”, “Thật không công bằng khi một số người dường như luôn vui vẻ”. Sau đó, họ tiếp tục tự đánh giá trước các câu liên quan đến sự trầm cảm như “Tôi bị làm phiền bởi những thứ thường không làm phiền” và “Tôi nói chuyện ít hơn thường lệ”.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra dù dùng Facebook nhiều không liên quan trực tiếp đến sự trầm cảm, những người thường xuyên cảm thấy ghen tị lại có biểu hiện trầm cảm rõ rệt hơn. Họ thường so sánh cuộc sống riêng với các bức ảnh ăn chơi hay cập nhật tin tức tốt lành của bạn bè…
Đây không phải nghiên cứu đầu tiên về tác động của Facebook đến tâm thần. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy càng dành nhiều thời gian trên Facebook, mọi người càng thấy tệ hơn. Dù vậy, vài nghiên cứu khác lại chỉ ra điều ngược lại: dùng Facebook có thể hạnh phúc hơn.
Theo nhóm tác giả, kết quả nghiên cứu không quá u ám. Họ nhận ra mọi người có thể tránh được cảm giác rối loạn bởi mạng xã hội nếu để tâm đến cách xử lý thông tin từ đó: “Người dùng nên tự nhận thức rằng đăng các bài tiêu cực là động lực quan trọng trong sử dụng mạng xã hội vì thế nhiều người chỉ viết những thứ vui vẻ về họ”.
ictnews