Sau một khoảng thời gian dài tích hợp chung với Facebook, thì phần trò chuyện trên mạng xã hội này cũng được tách riêng một cách độc lập về mảng ứng dụng với tên gọi hoàn toàn mới Facebook Messenger, cho phép những người dùng của họ tiếp cận một nền tảng trò chuyện trực tuyến mạnh mẽ với nhiều tính năng hơn so với truyền thống nhưng vẫn đảm bảo kết nối một cách đầy đủ với chủ quản Facebook của mình, cũng như người anh em WhatsApp. Và đương nhiên, sự độc lập này cũng kéo theo từ đó nhiều những vấn đề rắc rối trong quá trình sử dụng, và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua những vấn đề đó là gì và cách khắc phục chúng ra sao cho hiệu quả nhất
Facebook Messenger chiếm quá nhiều tài nguyên hệ thống
So với những phiên bản đầu tiên của mình, thì Facebook Messenger càng ngày càng được tích hợp nhiều hơn những tính năng để tối ưu hóa khả năng sử dụng, nâng cao hiệu năng, cũng như là những trải nghiệm trên nền một ứng dụng trò chuyện của mạng xã hội được đánh giá là lớn nhất thế giới này. Nhưng việc tích hợp quá nhiều như vậy khiến cho Facebook Messenger phát sinh rất nhiều những vấn đề liên quan đến hệ thống khi nó bắt đầu chiếm nhiều năng lượng và dung lượng RAM một cách rõ rệt.
Với việc phải nhận những thông báo liên tục mỗi khi có kết nối mạng Internet, mặc dù nó mang lại những tiện ích không nhỏ khi giúp người dùng tránh việc bỏ qua những tin nhắn quan trọng, nhưng với việc duy trì khả năng đó, thì đòi hỏi việc Facebook Messenger hoạt động một cách liên tục, ngay cả khi mà thiết bị rơi vào trạng thái ngủ, thì nó vẫn không khác gì khiến cho chiếc smartphone phải chia sẻ phần nào tài nguyên hệ thống từ RAM hay CPU để ứng dụng này hoạt động tương tự bao ứng dụng chạy ngầm khác có mặt trong hệ thống, đồng thời một phần năng lượng từ pin cũng sẽ cung cấp cho việc phần cứng hoạt động. Chưa kể đến việc mà trong quá trình sử dụng, dữ liệu của nó cũng sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ, và đôi khi từ vài megabytes (MB) ban đầu, Facebook Messenger dễ dàng chạm mức vài trăm MB là điều hoàn toàn bình thường.
Cách khắc phục của vấn đề này khá đơn giản khi nó xuất phát từ đâu thì chúng ta sẽ bắt đầu từ đó trước. Xóa ứng dụng Facebook Messenger và dữ liệu trong bộ nhớ được cho là giải pháp tối ưu cho tất cả các vấn đề liên quan đến hệ thống, thay vào đó, chúng ta sẽ tạo một đường dẫn tới trang Facebook trên trình duyệt web và đưa ra màn hình chính, đồng thời cho phép nó cập nhật thông báo như là một ứng dụng thực thụ để đảm bảo những tính năng hữu ích cơ bản và đảm bảo việc chiếm dụng ở mức ít nhất. Hoặc thay vào đó, những cái tên thay thế khác như Metal hay Tinfoil cũng sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn thay cho Facebook Messenger truyền thống trong việc giảm thiểu sự tiêu tốn tài nguyên hệ thống
Facebook Messenger không thể gửi hay nhận tin nhắn
Đôi khi, trên Facebook Messenger, chúng ta muốn gửi đến những người bạn của mình một biểu tượng ngộ nghĩnh nào đó, hay đơn thuần là một vài tin nhắn, nhưng mà tiếc nỗi là nó ì ạch mãi không chịu đi, thì cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này khi giải pháp khắc phục nó cũng khá đơn giản chứ không khó như những gì chúng ta thường nghĩ.
Điểm mấu chốt của vấn đề này có thể đến từ việc bạn đang xài một phiên bản Facebook Messenger đã khá cũ và chưa cập nhật gì trong thời gian gần đây, trong khi nhà phát hành của nó đã đăng tải những phiên bản mới hơn khiến bạn không thể nào kết nối được tới hệ thống máy chủ để gửi tin nhắn mặc dù chính ứng dụng không hề có bất kì sự thông báo nào. Để khắc phục nó, trên nền tảng Android, chúng ta sẽ vào kho ứng dụng Google Play Store, nhấn vào biểu tượng Menu và chọn My apps & games. Ở đó, chúng ta sẽ thấy Facebook Messenger đang nằm trong hàng chờ được cập nhật, và việc cần làm là nhấn nút Update để tiến trình được diễn ra.
Hay một lí do khác có thể là do máy chủ Facebook Messenger ở khu vực gần nơi bạn sinh sống đang có vấn đề khiến việc kết nối đến đó không thực hiện được. Và trong trường hợp này, điều duy nhất là chờ đợi Facebook tiến hành sửa chữa chúng trước khi tiếp tục cung cấp dịch vụ cho người dùng. Thay vào đó, việc sử dụng Facebook trên nền trình duyệt web cũng là một sự lựa chọn thay thế khá hữu ích trong những lúc như thế này.
Ứng dụng Facebook Messenger không hoạt động
Nếu bỗng một ngày ứng dụng Facebook Messenger của bạn không thể mở lên được, hay chỉ xuất hiện một màn hình màu đen, cùng với thông báo “Unfortunately Facebook Messenger has stopped” nhưng không xuất phát từ bất kì một trong những nguyên nhân nào kể trên, thì có vài thứ chúng ta cần thử trên chính nền tảng của thiết bị chứ không phải riêng gì đối với ứng dụng.
Đầu tiên, phiên bản của hệ điều hành là một yếu tố khá quan trọng liên quan đến sự làm việc của một ứng dụng nào đó khi mỗi nhà phát triển thường chỉ làm sản phẩm của họ cho nền tảng từ phiên bản bao nhiêu trở lên đó và nó được cập nhật một cách liên tục trong phần mã nguồn của ứng dụng và chỉ có những người tạo ra nó mới có thể truy cập được. Trong trường hợp vấn đề này xảy ra, có thể là do phiên bản Android hiện hành nằm trên thiết bị của bạn đã quá cũ, hay là không tương thích tốt với ứng dụng khiến lỗi xảy ra, và điều chúng ta cần làm là nâng cấp hệ điều hành đó lên một phiên bản mới hơn thông qua Settings -> About Device -> Software Update -> Update Now. Và để việc cập nhật được diễn ra, hãy đảm bảo rằng thiết bị của bạn hiện có dung lượng pin còn lại ở mức trên 50%, cùng với việc kết nối với mạng Wi-Fi có tốc độ đủ cao để tiến trình này được thực hiện một cách liên tục không bị gián đoạn nhằm tránh một vài trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Tuy nhiên, nếu ngay cả khi mà bạn cập nhật lên phiên bản Android mới nhất mà vẫn chưa khắc phục được gì, thì cũng đừng nôn nóng khi mà những dữ liệu của ứng dụng có thể vẫn chưa có sự tương thích tốt. Và đương nhiên, chúng ta cần phải xóa chúng để Facebook Messenger có thể tạo ra những dữ liệu mới tương thích tốt với nền tảng vừa được cập nhật xong bằng cách vào Settings -> Applications -> Application Manager -> All -> Messenger và nhấn chọn Clear Data và Clear Cache để nó trở lại trạng thái ban đầu như mới vừa cài đặt. Dĩ nhiên, việc đảm bảo Facebook Messenger bạn có là phiên bản mới nhất cũng là điều cần được quan tâm khi có thể lỗi cũng đến từ trong chính những phiên bản cũ hơn và nó được khắc phục thông qua những cập nhật sau đó.
Và khi mọi thứ vẫn rơi vào bế tắc, thì biện pháp cuối cùng chính là xóa sạch sẽ nó trước khi cài lại như lần đầu bạn tải ứng dụng nó về máy. Cũng trong phần Settings -> Applications -> Application Manager -> All -> Messenger, thay vì chọn các tùy chọn liên quan đến dữ liệu hay bộ nhớ đệm, thì chúng ta chọn Uninstall để hệ thống loại bỏ hoàn toàn những gì liên quan đến nó trước khi và Google Play Strore để tải lại một phiên bản mới hơn.
Trên đây là những vấn đề thường gặp nhất đối với ứng dụng Facebook Messenger, bên cạnh đó, chúng ta dĩ nhiên vẫn có thể gặp những vấn đề phát sinh khác không mong muốn trong suốt quá trình sử dụng, và nếu bạn đã rơi vào các trường hợp đó, hãy cùng nhau thảo luận các lỗi đó để tìm ra giải pháp khắc phục sao cho hữu hiệu nhất có thể.
Theo Android Pit