Tòa án tại Bỉ mới đây đã tuyên bố Facebook thắng kiện trong một vụ kiện kéo dài nhiều năm nay giữa trang mạng xã hội lớn nhất thế giới và Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Bỉ (BDPA).
Vụ kiện bắt đầu khi BDPA cho rằng Facebook đã vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư khi bí mật theo dõi những người ghé thăm website của Facebook nhưng không có tài khoản hoặc không đăng nhập (log-in). Trong hồ sơ gửi lên Tòa án, BDPA khẳng định hành động của Facebook đã đi ngược lại hoàn toàn luật pháp về bảo vệ dữ liệu tại Bỉ, không cần biết trang mạng xã hội sử dụng dữ liệu thu thập được vào mục đích gì.
Đối đáp lại, Facebook khẳng định hãng đã sử dụng Cookie một cách công khai. Việc họ tiếp tục ghé thăm các trang của Facebook đồng nghĩa họ đã chấp nhận Cookie. Facebook cũng cho biết những thông tin thu thập được từ những khách không có tài khoản sẽ được tự động xóa sau 10 ngày. Trang mạng xã hội lớn nhất thế giới còn nhấn mạnh Cookie sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người dùng, tránh việc những tài khoản online của họ bị hacker tấn công.
Nếu thắng kiện, BDPA có quyền phạt Facebook 250 nghìn Euro mỗi ngày vì sự vi phạm này. Tuy nhiên, trang tin The Guardian của Anh dẫn lời Tòa án Bỉ khi phán quyết: BDPA không có quyền quản lý Facebook bởi lẽ trụ sở của trang mạng xã hội này được tọa lạc ở Dublin, Ireland.
Facebook bày tỏ thái độ hài lòng khi phán quyết của Tòa án được công bố. Hãng cho hay sẽ sớm khôi phục dịch vụ cho những khách hàng bị ảnh hưởng tại Bỉ. Còn các chuyên gia an ninh mạng lo ngại vụ việc này sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho Tòa án ở các quốc gia khác noi theo. Riêng BDPA thì bày tỏ sự thất vọng.
“Phán quyết hôm nay của Tòa án đồng nghĩa với việc những công dân Bỉ không thể được tận hưởng những quyền riêng tư cơ bản khi họ sử dụng dịch vụ của các công ty nước ngoài. Chính vì thế người dân của chúng ta đang đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng về an ninh mạng”. Cơ quan này cũng cho biết sẽ gửi đơn kháng cáo lên Tòa án – cũng là cơ hội kháng cáo cuối cùng.
Vụ việc này, một mặt là thắng lợi cho Facebook. Nhưng mặt khác, nó làm dấy lên một câu hỏi: Tòa án của một quốc gia có quyền kiểm soát, quản lý hoạt động của công ty công nghệ đến từ nước ngoài hay không?
Vụ kiện bắt đầu khi BDPA cho rằng Facebook đã vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư khi bí mật theo dõi những người ghé thăm website của Facebook nhưng không có tài khoản hoặc không đăng nhập (log-in). Trong hồ sơ gửi lên Tòa án, BDPA khẳng định hành động của Facebook đã đi ngược lại hoàn toàn luật pháp về bảo vệ dữ liệu tại Bỉ, không cần biết trang mạng xã hội sử dụng dữ liệu thu thập được vào mục đích gì.
Đối đáp lại, Facebook khẳng định hãng đã sử dụng Cookie một cách công khai. Việc họ tiếp tục ghé thăm các trang của Facebook đồng nghĩa họ đã chấp nhận Cookie. Facebook cũng cho biết những thông tin thu thập được từ những khách không có tài khoản sẽ được tự động xóa sau 10 ngày. Trang mạng xã hội lớn nhất thế giới còn nhấn mạnh Cookie sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người dùng, tránh việc những tài khoản online của họ bị hacker tấn công.
Nếu thắng kiện, BDPA có quyền phạt Facebook 250 nghìn Euro mỗi ngày vì sự vi phạm này. Tuy nhiên, trang tin The Guardian của Anh dẫn lời Tòa án Bỉ khi phán quyết: BDPA không có quyền quản lý Facebook bởi lẽ trụ sở của trang mạng xã hội này được tọa lạc ở Dublin, Ireland.
Facebook bày tỏ thái độ hài lòng khi phán quyết của Tòa án được công bố. Hãng cho hay sẽ sớm khôi phục dịch vụ cho những khách hàng bị ảnh hưởng tại Bỉ. Còn các chuyên gia an ninh mạng lo ngại vụ việc này sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho Tòa án ở các quốc gia khác noi theo. Riêng BDPA thì bày tỏ sự thất vọng.
“Phán quyết hôm nay của Tòa án đồng nghĩa với việc những công dân Bỉ không thể được tận hưởng những quyền riêng tư cơ bản khi họ sử dụng dịch vụ của các công ty nước ngoài. Chính vì thế người dân của chúng ta đang đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng về an ninh mạng”. Cơ quan này cũng cho biết sẽ gửi đơn kháng cáo lên Tòa án – cũng là cơ hội kháng cáo cuối cùng.
Vụ việc này, một mặt là thắng lợi cho Facebook. Nhưng mặt khác, nó làm dấy lên một câu hỏi: Tòa án của một quốc gia có quyền kiểm soát, quản lý hoạt động của công ty công nghệ đến từ nước ngoài hay không?
Nguyễn Mai Đức