Theo cuộc khảo sát về những hoạt động online của người dùng smartphone tại thị trường Đông Nam Á trong một tuần của Google, trung bình 60,8% số người tại 5 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) dùng điện thoại di động để xem video trực tuyến và tính riêng ở Việt Nam thì con số này lên tới 77%.
Thị hiếu xem video trên điện thoại ở Đông Nam Á khá cao, vượt trội so với Mỹ. Cụ thể, 72% người dùng Thái Lan chuộng theo dõi video trực tuyến bằng smartphone, trong khi tại Mỹ chỉ 41%. Khi lựa chọn giữa điện thoại và máy tính, 12% người dùng Indonesia chọn di động, nhưng chỉ 4% người Mỹ có cùng ý kiến.
Những thay đổi và phát triển theo cấp số nhân của mobile video nhờ vào nhiều yếu tố: nhà mạng mở rộng, nâng cấp băng thông; sự phát triển công nghệ 4G và nội dung video ngày càng đa dạng và phù hợp với việc xem trên di động.
Sự chuyển biến về thị hiếu của người dùng buộc doanh nghiệp phải thay đổi hình thức quảng cáo. Nếu trước đây, quảng cáo video phần lớn phát sóng trên TV, giờ đây họ cần nghĩ đến Internet và điện thoại di động.
Thay vì điều chỉnh quảng cáo TV cho vừa với màn hình smartphone, những người làm thương hiệu hiện tại tập trung sản xuất định dạng chuyên biệt trên nền tảng smartphone (OTT, Banner multi-tab, quét QR Codes...). Ngay cả quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội cũng phải thích nghi với xu hướng “di động hóa” nếu muốn tối ưu hóa hiệu quả truyền thông.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của quảng cáo trên mobile video, khối lượng đơn đặt hàng quảng cáo quá tải với quy trình mua bán thủ công truyền thống. Từ đó, công nghệ Programmatic ra đời. Công nghệ này dùng để mua quảng cáo tự động, giúp Marketer tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Trong năm 2015, số video quảng cáo được mua bằng Programmatic chiếm đến 32% và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Thị hiếu xem video trên điện thoại ở Đông Nam Á khá cao, vượt trội so với Mỹ. Cụ thể, 72% người dùng Thái Lan chuộng theo dõi video trực tuyến bằng smartphone, trong khi tại Mỹ chỉ 41%. Khi lựa chọn giữa điện thoại và máy tính, 12% người dùng Indonesia chọn di động, nhưng chỉ 4% người Mỹ có cùng ý kiến.
Những thay đổi và phát triển theo cấp số nhân của mobile video nhờ vào nhiều yếu tố: nhà mạng mở rộng, nâng cấp băng thông; sự phát triển công nghệ 4G và nội dung video ngày càng đa dạng và phù hợp với việc xem trên di động.
Sự chuyển biến về thị hiếu của người dùng buộc doanh nghiệp phải thay đổi hình thức quảng cáo. Nếu trước đây, quảng cáo video phần lớn phát sóng trên TV, giờ đây họ cần nghĩ đến Internet và điện thoại di động.
Thay vì điều chỉnh quảng cáo TV cho vừa với màn hình smartphone, những người làm thương hiệu hiện tại tập trung sản xuất định dạng chuyên biệt trên nền tảng smartphone (OTT, Banner multi-tab, quét QR Codes...). Ngay cả quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội cũng phải thích nghi với xu hướng “di động hóa” nếu muốn tối ưu hóa hiệu quả truyền thông.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của quảng cáo trên mobile video, khối lượng đơn đặt hàng quảng cáo quá tải với quy trình mua bán thủ công truyền thống. Từ đó, công nghệ Programmatic ra đời. Công nghệ này dùng để mua quảng cáo tự động, giúp Marketer tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Trong năm 2015, số video quảng cáo được mua bằng Programmatic chiếm đến 32% và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.