Một đứa trẻ phạm lỗi, mẹ nó la mắng, đánh đòn. Người lớn bảo "Thương cho roi cho vọt". Đối với người lớn, đó là tình thương. Còn đối với đứa trẻ, đó chỉ đơn giản là sự trừng phạt.
Ngay từ ngày thơ ấu, ta đã bị buộc phải hiểu rằng, "làm sai" = "bị đòn". Cái lý của người lớn: "Bị đòn để làm gì, bị đòn để nhớ mà sau này không lặp lại chuyện sai nữa". Và người lớn dường như mặc định rằng "Đánh đòn càng đau thì sẽ càng nhớ lâu, mà càng nhớ lâu thì khả năng lặp lại sai lầm càng giảm".
"Làm sai" = "bị đòn"
"Làm sai" = "phải chịu đau để bù lại"
"Làm sai" = "không có cách cứu vãn"
Không có chỗ cho "làm sai" = "được tha thứ"
Khi lớn lên, ta cũng mang theo sự mặc định đó vào đời. Ai đối xử sai với ta, bằng cách này hay cách khác, ta cũng buộc họ phải chịu "trừng phạt".
Đôi lúc, ta bị những người ta yêu thương nhất làm đau. Ta cũng trừng phạt họ.
Nhưng cao hơn một bậc, sự trừng phạt của ta được ẩn nấp dưới hai từ "tha thứ".
Ta biết đó là cách trừng phạt đau đớn nhất. Ta nói tha thứ chỉ vì muốn sự trừng phạt mạnh hơn, sâu hơn, đau đớn hơn...
Đó không còn là "thương cho roi cho vọt" nữa...Đó đơn giản giống như một kiểu trả thù.
Có lẽ vì tình thương mà ta dành cho họ quá lớn, đến nỗi ta không thể vượt qua được sự ích kỷ của chính mình, để thật lòng tha thứ.
Ta không thể thật lòng tha thứ trong trường hợp này, vì thế, ta giả vờ tha thứ.
Giả vờ tha thứ là cách báo thù đau đớn nhất.
Đau đớn cho cả hai phía.
Phía bên kia, vừa phải sống trong sự day dứt, ăn năn, vừa phải sống trong sự trừng phạt âm thầm, đôi khi vô hình, vô tiếng...chỉ đơn giản là một ánh mắt lạnh lùng mà ta ném trả để đáp lại một cử chỉ quan tâm nào đó mà họ dành cho ta...
Còn ta, cũng đâu bình yên gì...bởi ta chưa từng quên, cũng chưa từng thôi bị giày vò bởi cái tôi quá lớn đang bị tổn thương...
Hãy cố gắng để đừng phạm lỗi...
Và nếu lỡ có ai đó phạm lỗi với bạn, xin hãy đừng giả vờ tha thứ.
HGTH
Ngay từ ngày thơ ấu, ta đã bị buộc phải hiểu rằng, "làm sai" = "bị đòn". Cái lý của người lớn: "Bị đòn để làm gì, bị đòn để nhớ mà sau này không lặp lại chuyện sai nữa". Và người lớn dường như mặc định rằng "Đánh đòn càng đau thì sẽ càng nhớ lâu, mà càng nhớ lâu thì khả năng lặp lại sai lầm càng giảm".
"Làm sai" = "bị đòn"
"Làm sai" = "phải chịu đau để bù lại"
"Làm sai" = "không có cách cứu vãn"
Không có chỗ cho "làm sai" = "được tha thứ"
Khi lớn lên, ta cũng mang theo sự mặc định đó vào đời. Ai đối xử sai với ta, bằng cách này hay cách khác, ta cũng buộc họ phải chịu "trừng phạt".
Đôi lúc, ta bị những người ta yêu thương nhất làm đau. Ta cũng trừng phạt họ.
Nhưng cao hơn một bậc, sự trừng phạt của ta được ẩn nấp dưới hai từ "tha thứ".
Ta biết đó là cách trừng phạt đau đớn nhất. Ta nói tha thứ chỉ vì muốn sự trừng phạt mạnh hơn, sâu hơn, đau đớn hơn...
Đó không còn là "thương cho roi cho vọt" nữa...Đó đơn giản giống như một kiểu trả thù.
Có lẽ vì tình thương mà ta dành cho họ quá lớn, đến nỗi ta không thể vượt qua được sự ích kỷ của chính mình, để thật lòng tha thứ.
Ta không thể thật lòng tha thứ trong trường hợp này, vì thế, ta giả vờ tha thứ.
Giả vờ tha thứ là cách báo thù đau đớn nhất.
Đau đớn cho cả hai phía.
Phía bên kia, vừa phải sống trong sự day dứt, ăn năn, vừa phải sống trong sự trừng phạt âm thầm, đôi khi vô hình, vô tiếng...chỉ đơn giản là một ánh mắt lạnh lùng mà ta ném trả để đáp lại một cử chỉ quan tâm nào đó mà họ dành cho ta...
Còn ta, cũng đâu bình yên gì...bởi ta chưa từng quên, cũng chưa từng thôi bị giày vò bởi cái tôi quá lớn đang bị tổn thương...
Hãy cố gắng để đừng phạm lỗi...
Và nếu lỡ có ai đó phạm lỗi với bạn, xin hãy đừng giả vờ tha thứ.
HGTH