Giải thích câu “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao” nghĩa là gì

Đa số những câu ca dao tục ngữ thường có độ dài khá ngắn gọn với nhiều từ ngữ được sử dụng rút gọn hàm ý nếu chỉ đọc bạn sẽ hơi khó hiểu hoặc hiểu chưa thấu nội dung và ý nghĩa mà những câu đó muốn gửi gắm tới người đọc là gì. Ví dụ câu Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được thanh cao. Khi lần đầu đọc câu này chúng ta có thể dễ dàng hiểu được nghĩa đen của câu, nhưng nghĩa bóng hàm ý của nó thì khá khó hiểu vì câu này thường được sử dụng ở thời xưa và thời nay cũng không nhiều người sử dụng. Vậy cụ thể ý nghĩa của nó thế nào bạn có thể tham khảo đoạn văn ngắn gọn giải thích nội dung câu này ở dưới đây để tham khảo thêm chi tiết nhé.

Giải thích câu “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
*Đoạn văn mẫu giải thích câu “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Trong áng văn thiên cổ “Truyện Kiều” của địa thi hào Nguyễn Du, có rất nhiều những câu thơ hay mà giàu tính chất đạo lý sâu sắc, và “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao” chính là một trong số đó. Vậy, qua câu thơ trê, nhà thơ muốn nói với ta điều gì? Với các động từ “bắt”, “phải”, “mới” cộng với các tính từ “phong trần”, “thanh cao” chỉ tính cách hay cách cư xử của con người, Nguyễn Du đã bàn về việc biết chấp nhận, cam chịu về mọi điều trong cuộc sống vì mọi thứ đều đã có sự sắp đặt trước đó, hay còn gọi là số mệnh. Xét về hoàn cảnh sống, thì có lẽ, quan niệm trên của Nguyễn Du cũng có những mặt tích cực và đúng đắn nhất định. Cuộc sống không bao giờ chỉ tràn ngập màu hồng , luôn có những khổ đau, mất mát, thất bại mà con người ta buộc phải chấp nhận và đối mặt, chẳng hạn như việc chia ly với một người thân đã mất, việc bạn sinh ra thiếu thốn một điều gì đó. Khi biết chấp nhận, con người ta có thể sẽ sống thanh thản và yên bình hơn và có những cái nhìn, quyết định sáng suốt, tỉnh táo, thay vì cứ mãi đấu tranh với những điều đi ngược lại với quy luật của cuộc sống, trái với tự nhiên, xa rời tầm tay của mình, điều đó sẽ chỉ mang lại cho ta khổ đau và mất mát chứ không mang lại kết quả gì. vfo.vn Nhưng, nếu trong cuộc sống, con người chỉ biết chấp nhận tất cả thì liệu cuộc sống này có còn giá trị gì? Tôi đồng tình với việc chấp nhận một số điều mà không nằm trong khả năng của ta, thế nhưng, bên cạnh đó, cũng có những trường hợp nhất định khác nằm trong tầm tay ta, nếu không đấu tranh, con người sẽ nhận thiệt thòi và vĩnh viễn không thể vươn lên được trong cuộc sống. Chẳng hạn như việc bạn sinh ra trong mấy khá giả, nhưng nếu bạn luôn có suy nghĩ chấp nhận hoàn cảnh sống đó của mình mà không biết tìm đến những cơ hội, những khả năng giúp thay đổi cuộc sống thì mãi mãi bạn chỉ có thể ở trong một thế giới riêng của mình thay vì đưa bản thân đến những giá trị tốt đẹp. Sự chấp nhận đôi khi khiến con người ta đi vào lối sống tự ti, run sợ trước khó khăn thử thách, dễ buông xuôi, từ bỏ , cảm thấy chán nản với cuộc sống này. C.Mác đã có câu “Hạnh phúc là đấu tranh”, đấu tranh vì chính mình, vì chính cuộc sống của mình, đương đầu với chính khó khăn, đối đầu với chính số phận. Như ở trên khi ta nói về sự thiếu thốn, việc chấp nhận ở đây là chấp nhận về sự thiếu hụt của hoàn cảnh, của cơ thể, và lấy đó làm động lực để ta thực hiện được những mục tiêu, những điều tốt đẹp, chẳng hạn như không ngừng nỗ lực rèn luyện, quyết tâm thay đổi cuộc sống, hay với những người khiếm khuyết, họ chấp nhận nhưng không đầu hàng số phận, họ tìm đến những cuộc sống mới, cuộc sống riêng dành cho họ, họ hoàn toàn có thể đạt được thành công, chỉ cần họ vẫn còn sự sống. Vậy nên, quan niệm trên của Nguyễn Du không hoàn toàn đúng đắn nhưng cũng không hoàn toàn sai, điều này phụ thuộc vào sự tự ý thức và nhận thức của mỗi người cho từng hoàn cảnh, trường hợp nhất định để có được một cuộc sống trọn vẹn và tốt đẹp nhất. Câu thơ như một lời định hướng sâu sắc dành cho mỗi người trong cuộc sống hôm nay.
 
  • Chủ đề
    bắt phong trần phải phong trần
  • Top