Mỗi người sinh ra đều có những tính cách đầu óc riêng. Có những người được hưởng thủ gen tốt từ bố mẹ có trí nhớ và trí thông minh rất tốt sẽ là lợi thế lớn so với các bạn không có điều đó. Tuy nhiên điều đó chỉ giúp họ sẽ hiểu nhanh và lâu hơn. Nếu bạn không có điều đó bạn hoàn toàn vẫn có thể xử lý 1 công việc hoặc bài toàn 1 cách tốt với sự cần cù siêng năng đam mê và nhẫn nại nữa. Vì thực tế việc thành bại của 1 vấn đề nó còn ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau nữa đặc biệt là may mắn. Khi bạn cần cù thì việc khó tới đâu thì cũng vẫn có thể xử lý được. Đó là nội dung câu tục ngữ Dốt đến đâu học lâu cũng biết mà vfo.vn giới thiệu ở dưới đây
Đoạn văn mẫu giải thích câu “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”
Nhà bác học Ê-đi-xơn đã có câu “Thiên tài chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% còn lại là sự nỗ lực và rèn luyện”. Quả thực, trong cuộc sống, không ai vừa sinh ra đã có cho mình sự thông minh, mà ai cũng cần phải trải qua một quá trình tu dưỡng rèn luyện. Vậy nên, dù cho năng lực của bạn có hạn chế đến đâu thì chỉ cần bạn có sự nỗ lực, bạn sẽ thành công, giống như ông cha ta đã có câu “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”. Ở đây, “dốt” có thể hiểu là sự hạn hẹp trong cách suy nghĩ, đứng trước một vấn đề nào đó, không có khả năng giải quyết, không thông minh, không nghĩ ra được những ý tưởng mới mẻ nào. Tuy nhiên, ông cha ta lại khẳng định “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” tức là dù bạn có kém cỏi, không có năng lực như những người khác, nhưng nếu bạn “học lâu” hay chính là chăm chỉ, nỗ lực học tập những gì mà bạn chưa tốt, trải qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ hiểu được và có được năng lực như bao người để đi đến thành công. Quan niệm trên của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Tại sao lại như vậy? Trước hết cần phải hiểu, không có chặng đường thành công nào là trải đầy hoa hồng, cũng không có một điều gì trong cuộc sống này là dễ dàng vượt qua, vẫn luôn có những khó khăn, thử thách là những “bài toán khó” khiến con người phải trăn trở, suy nghĩ. Chẳng ai là có thể ngay lập tức băng qua được tảng đá lớn để đi tiếp nếu như không có cách để vượt qua. vfo.vn Tiếp đến, năng lực của mỗi người là khác nhau, nhưng có một điểm chung là ai cũng cần có một khoảng thời gian nỗ lực, rèn luyện, học tập thì mới có thể tích lũy được năng lực ấy. Do đó, mỗi người đều cần phải học tập, tu dưỡng thì mới có thể đi đến được thành công. Nếu anh “dốt”, nhưng anh lại chỉ ham chơi, lười biếng, không chịu học hỏi, không có sự cần cù thì anh vĩnh viễn cũng chẳng đạt được điều mà mình mong muốn, vì thành công chẳng bao giờ tự tìm đến và con người mới chính là người đi tìm thành công ấy. Dù cho năng lực của bạn giới hạn, bạn không thông minh, không tài giỏi nhưng ông cha ta đã có câu “Cần cù bù thông minh”, chỉ cần bạn biết cố gắng, chăm chỉ hết mình, đặt ra mục tiêu và quyết tâm vì mục tiêu ấy, bạn sẽ thành công và được mọi người xung quanh công nhận. Kiên trì, nhẫn nại, hết mình là những đức tính mà mỗi người cần có nếu muốn đi tới cuối con đường, nơi ánh sáng thành công đang lấp lánh. Đặc biệt là trong xã hội phát triển hôm nay, đòi hỏi những con người biết chăm chỉ, không ngừng học hỏi những cái hay, cái mới để góp phần cống hiến cho dân tộc, đưa đất nước ta phát triển. Lời dạy của ông cha ta thật giá trị và còn vẹn nguyên suốt đời, nó là một bài học hữu ích cho bất kỳ ai, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay.
Đoạn văn mẫu giải thích câu “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”
Nhà bác học Ê-đi-xơn đã có câu “Thiên tài chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% còn lại là sự nỗ lực và rèn luyện”. Quả thực, trong cuộc sống, không ai vừa sinh ra đã có cho mình sự thông minh, mà ai cũng cần phải trải qua một quá trình tu dưỡng rèn luyện. Vậy nên, dù cho năng lực của bạn có hạn chế đến đâu thì chỉ cần bạn có sự nỗ lực, bạn sẽ thành công, giống như ông cha ta đã có câu “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”. Ở đây, “dốt” có thể hiểu là sự hạn hẹp trong cách suy nghĩ, đứng trước một vấn đề nào đó, không có khả năng giải quyết, không thông minh, không nghĩ ra được những ý tưởng mới mẻ nào. Tuy nhiên, ông cha ta lại khẳng định “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” tức là dù bạn có kém cỏi, không có năng lực như những người khác, nhưng nếu bạn “học lâu” hay chính là chăm chỉ, nỗ lực học tập những gì mà bạn chưa tốt, trải qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ hiểu được và có được năng lực như bao người để đi đến thành công. Quan niệm trên của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Tại sao lại như vậy? Trước hết cần phải hiểu, không có chặng đường thành công nào là trải đầy hoa hồng, cũng không có một điều gì trong cuộc sống này là dễ dàng vượt qua, vẫn luôn có những khó khăn, thử thách là những “bài toán khó” khiến con người phải trăn trở, suy nghĩ. Chẳng ai là có thể ngay lập tức băng qua được tảng đá lớn để đi tiếp nếu như không có cách để vượt qua. vfo.vn Tiếp đến, năng lực của mỗi người là khác nhau, nhưng có một điểm chung là ai cũng cần có một khoảng thời gian nỗ lực, rèn luyện, học tập thì mới có thể tích lũy được năng lực ấy. Do đó, mỗi người đều cần phải học tập, tu dưỡng thì mới có thể đi đến được thành công. Nếu anh “dốt”, nhưng anh lại chỉ ham chơi, lười biếng, không chịu học hỏi, không có sự cần cù thì anh vĩnh viễn cũng chẳng đạt được điều mà mình mong muốn, vì thành công chẳng bao giờ tự tìm đến và con người mới chính là người đi tìm thành công ấy. Dù cho năng lực của bạn giới hạn, bạn không thông minh, không tài giỏi nhưng ông cha ta đã có câu “Cần cù bù thông minh”, chỉ cần bạn biết cố gắng, chăm chỉ hết mình, đặt ra mục tiêu và quyết tâm vì mục tiêu ấy, bạn sẽ thành công và được mọi người xung quanh công nhận. Kiên trì, nhẫn nại, hết mình là những đức tính mà mỗi người cần có nếu muốn đi tới cuối con đường, nơi ánh sáng thành công đang lấp lánh. Đặc biệt là trong xã hội phát triển hôm nay, đòi hỏi những con người biết chăm chỉ, không ngừng học hỏi những cái hay, cái mới để góp phần cống hiến cho dân tộc, đưa đất nước ta phát triển. Lời dạy của ông cha ta thật giá trị và còn vẹn nguyên suốt đời, nó là một bài học hữu ích cho bất kỳ ai, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay.