Tự cổ chí kim, con người luôn là đối tượng trung tâm của văn học, nó như nhà văn Nguyễn Minh Châu thì “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm, trong đó tâm điểm là con người”. Văn học, dù viết về một loài hoa, một cái cây, dù viết về một con vật thì chung quy lại cũng là để nói về con người. Nói về con người, để rồi qua đó, con người quay lại tự vấn chính mình và nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn. Có những thành ngữ dân gian có nguồn gốc từ những câu chuyện ngụ ngôn, qua đó giáo huấn con người đạo đức, về cách ứng xử giữa cá nhân với cộng đồng. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn giải thích thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng,” để qua đó giúp các bạn hiểu rõ hơn. Các bạn cũng có thể tham khảo để từ đó định hướng cách làm cho riêng minh! Chúc các bạn thành công!
BÀI LÀM VĂN MẪU GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”
Thành ngữ dân gian “ Ếch ngồi đáy giếng” có nguồn gốc từ câu chuyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”. Câu chuyện ngụ ngôn đã đặt ra bài học có ý nghĩa đối với mỗi chúng ta và từ đó, biết tự nhìn nhận lại chính bản thân mình. Câu chuyện kể rằng có con ếch sống trong đáy giếng nọ cùng với một vài con khác, qua miệng giếng, nó chỉ nhìn thấy bầu trời vô cùng nhỏ bé, nó cứ ngỡ đó là cả thế giới rộng lớn vô cùng vô tận kia, còn nó chính là chúa tể. Với suy nghĩ đó, khi nó vừa ra khỏi giếng thì đã chết ngay lập tức. Qua đó, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: bởi tồn tại, bởi sống trong môi trường hạn hẹp, nhỏ bé nên tầm hiểu biết, kiến thức về cuộc sống của mỗi chúng ta cũng hạn hẹp. Và cũng bởi khi sống trong môi trường thế, con người không nên huênh hoang, coi thế giới chỉ bằng cái giếng để rồi phải nhận lại kết cục đáng thương. Con người sống trong cuộc đời cần phải biết rõ mình là ai, mình đang ở đâu, để không tự kiêu, qua đó nâng cao hiểu biết của chính bản thân mình! Bởi vậy, đến hôm nay, khi nền văn học viết ra đời, nền văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song.
Lee.vfo.vn
Câu nói Ếch ngồi đáy giếng được sử dụng cũng khá nhiều trong cuộc sống hiện tại vì rất nhiều người mắc phải tình trạng này. Tức là chỉ biết sống và học hỏi trong 1 môi trường phạm vi nhỏ sẽ bị rất nhiều hạn chế so với lại thế giới rất rộng lớn ngoài kia với nhiều kiến thức hay và hữu ích hơn. Vì thế cách nhìn, cách đánh giá sự việc rất hạn chế và không được bao quát thực tế sẽ là 1 hạn chế rất lớn trong việc phát triến sự nghiệp
BÀI LÀM VĂN MẪU GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”
Thành ngữ dân gian “ Ếch ngồi đáy giếng” có nguồn gốc từ câu chuyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”. Câu chuyện ngụ ngôn đã đặt ra bài học có ý nghĩa đối với mỗi chúng ta và từ đó, biết tự nhìn nhận lại chính bản thân mình. Câu chuyện kể rằng có con ếch sống trong đáy giếng nọ cùng với một vài con khác, qua miệng giếng, nó chỉ nhìn thấy bầu trời vô cùng nhỏ bé, nó cứ ngỡ đó là cả thế giới rộng lớn vô cùng vô tận kia, còn nó chính là chúa tể. Với suy nghĩ đó, khi nó vừa ra khỏi giếng thì đã chết ngay lập tức. Qua đó, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: bởi tồn tại, bởi sống trong môi trường hạn hẹp, nhỏ bé nên tầm hiểu biết, kiến thức về cuộc sống của mỗi chúng ta cũng hạn hẹp. Và cũng bởi khi sống trong môi trường thế, con người không nên huênh hoang, coi thế giới chỉ bằng cái giếng để rồi phải nhận lại kết cục đáng thương. Con người sống trong cuộc đời cần phải biết rõ mình là ai, mình đang ở đâu, để không tự kiêu, qua đó nâng cao hiểu biết của chính bản thân mình! Bởi vậy, đến hôm nay, khi nền văn học viết ra đời, nền văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song.
Lee.vfo.vn
Câu nói Ếch ngồi đáy giếng được sử dụng cũng khá nhiều trong cuộc sống hiện tại vì rất nhiều người mắc phải tình trạng này. Tức là chỉ biết sống và học hỏi trong 1 môi trường phạm vi nhỏ sẽ bị rất nhiều hạn chế so với lại thế giới rất rộng lớn ngoài kia với nhiều kiến thức hay và hữu ích hơn. Vì thế cách nhìn, cách đánh giá sự việc rất hạn chế và không được bao quát thực tế sẽ là 1 hạn chế rất lớn trong việc phát triến sự nghiệp
- Chủ đề
- ếch ngồi đáy giếng