Giới thiệu các chức năng cơ bản của Task Manager trong Win 8, sử dụng win 8 hiệu quả, cách sử dụng win 8, thủ thuật win 8, hướng dẫn sử dụng win 8
Trình quản lý tác vụ (Task Manager) là một tiện ích rất quen thuộc đối với người dùng Windows. Đúng như tên gọi thì nó cho phép người dùng quan sát và quản lý những phần mềm, ứng dụng, dịch vụ đang chạy. Với Windows 8, Microsoft đã nâng cấp đáng kể cho Task Manager, bổ sung thêm nhiều tính năng nhỏ mà có ích, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những gì mà T.M trên Win8 có thể làm trong bài viết sau đây.
Để gọi Task Manager lên, chúng ta vẫn dùng 4 cách quen thuộc từ trước đến nay:
- Nhanh nhất là sử dụng cụm 3 phím Ctrl + Shift + Esc.
- Phổ biến nhất mà có lẽ nhiều người dùng là là sử dụng cụm phím Ctrl + Alt + Del, trên Win8 khi bấm 3 phím này thì bạn cần click thêm ở dòng Task Manager để kích hoạt nó.
- Cách thứ 3 là chúng ta nhấn chuột phải lên thanh Taskbar, chọn Task Manager.
- Cách cuối cùng là gõ Taskmgr rồi Enter ở cửa sổ RUN (Windows + R).
Với Task Manager trên Win8, chúng ta có 7 thẻ chức năng chính, bao gồm Processes, Performance, App history, Start-up, Users, Details và Services. Trong đó:
Thẻ quản lý tiến trình cũng cho phép chúng ta tắt một phần mềm nào đó nếu nó bị treo (Not responding, hiện ở mục Status - tình trạng). Để làm việc này, bấm chuột phải lên App đó và chọn End Task. Processes cũng sẽ hiển thị những tiến trình, dịch vụ chạy nền, ví dụ AutoUpdate của Adobe, iTunes, Google... và nếu không muốn thì bạn có thể End Task để tắt nó đi.
Ngoài ra, thẻ Processes còn hiển thị cho người dùng thấy rằng những tiến trình đang chạy trong máy sử dụng bao nhiêu năng lực của CPU, ăn bao nhiêu RAM và truy xuất ổ cứng, mạng internet bao nhiêu. Những mục này có thể sắp xếp theo kiểu tăng dần hoặc giảm dần, vì vậy nếu gặp tình trạng máy tính chạy ì ạch, chúng ta có thể theo dõi xem thứ nào đang ngốn CPU, RAM, ổ cứng quá nhiều và làm chậm máy để xử lý chúng thông qua thẻ Processes.
Tương tự mục CPU, ở mục Memory cho thấy máy bạn có bao nhiêu RAM, đang sử dụng hết bao nhiêu và còn trống bao nhiêu.
Mục Disk sẽ hiển thị số ổ đĩa mà máy tính của bạn đang có, ví dụ ổ C, D, E, dung lượng bao nhiêu, đang hoạt động mấy % và nếu đang truy xuất dữ liệu thì tốc độ bao nhiêu (MB/giây).
Ở mục WiFi sẽ cho thấy bạn đang kết nối với mạng không dây nào (nếu máy có WiFi), chuẩn n hay b, g, địa chỉ IP của máy và cường độ sóng. Biểu đồ thời gian thực cũng sẽ chỉ cho thấy máy đang truy cập internet với băng thông bao nhiêu và sử dụng bao nhiêu dung lượng mạng (Kbps).
Tương tự, thẻ Bluetooth và Ethernet cũng sẽ hiển thị những thông tin đó nếu có.
Trên thực tế thì chúng ta không cần thiết phải can thiệp vào thẻ Services này để thay đổi các dịch vụ đó, vì nếu lỡ tay "nghịch" một chút thì có khi hậu quả sẽ rất tai hại. Ví dụ lỡ tay tắt Spooler thì máy tính của bạn sẽ không thể kết nối với máy in được, lỡ tay tắt Browser thì trình duyệt web sẽ làm việc không ổn định hoặc tắt Wlansvc thì máy tính không thể tự nhận địa chỉ IP khi kết nối WiFi.
Chúc các bạn sử dụng Task Manager hiệu quả hơn trên Windows 8.
Trình quản lý tác vụ (Task Manager) là một tiện ích rất quen thuộc đối với người dùng Windows. Đúng như tên gọi thì nó cho phép người dùng quan sát và quản lý những phần mềm, ứng dụng, dịch vụ đang chạy. Với Windows 8, Microsoft đã nâng cấp đáng kể cho Task Manager, bổ sung thêm nhiều tính năng nhỏ mà có ích, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những gì mà T.M trên Win8 có thể làm trong bài viết sau đây.
Để gọi Task Manager lên, chúng ta vẫn dùng 4 cách quen thuộc từ trước đến nay:
- Nhanh nhất là sử dụng cụm 3 phím Ctrl + Shift + Esc.
- Phổ biến nhất mà có lẽ nhiều người dùng là là sử dụng cụm phím Ctrl + Alt + Del, trên Win8 khi bấm 3 phím này thì bạn cần click thêm ở dòng Task Manager để kích hoạt nó.
- Cách thứ 3 là chúng ta nhấn chuột phải lên thanh Taskbar, chọn Task Manager.
- Cách cuối cùng là gõ Taskmgr rồi Enter ở cửa sổ RUN (Windows + R).
Với Task Manager trên Win8, chúng ta có 7 thẻ chức năng chính, bao gồm Processes, Performance, App history, Start-up, Users, Details và Services. Trong đó:
- Thẻ Processes: Quản lý tiến trình
Thẻ quản lý tiến trình cũng cho phép chúng ta tắt một phần mềm nào đó nếu nó bị treo (Not responding, hiện ở mục Status - tình trạng). Để làm việc này, bấm chuột phải lên App đó và chọn End Task. Processes cũng sẽ hiển thị những tiến trình, dịch vụ chạy nền, ví dụ AutoUpdate của Adobe, iTunes, Google... và nếu không muốn thì bạn có thể End Task để tắt nó đi.
Ngoài ra, thẻ Processes còn hiển thị cho người dùng thấy rằng những tiến trình đang chạy trong máy sử dụng bao nhiêu năng lực của CPU, ăn bao nhiêu RAM và truy xuất ổ cứng, mạng internet bao nhiêu. Những mục này có thể sắp xếp theo kiểu tăng dần hoặc giảm dần, vì vậy nếu gặp tình trạng máy tính chạy ì ạch, chúng ta có thể theo dõi xem thứ nào đang ngốn CPU, RAM, ổ cứng quá nhiều và làm chậm máy để xử lý chúng thông qua thẻ Processes.
- Thẻ Performance: Hiệu suất
Tương tự mục CPU, ở mục Memory cho thấy máy bạn có bao nhiêu RAM, đang sử dụng hết bao nhiêu và còn trống bao nhiêu.
Mục Disk sẽ hiển thị số ổ đĩa mà máy tính của bạn đang có, ví dụ ổ C, D, E, dung lượng bao nhiêu, đang hoạt động mấy % và nếu đang truy xuất dữ liệu thì tốc độ bao nhiêu (MB/giây).
Ở mục WiFi sẽ cho thấy bạn đang kết nối với mạng không dây nào (nếu máy có WiFi), chuẩn n hay b, g, địa chỉ IP của máy và cường độ sóng. Biểu đồ thời gian thực cũng sẽ chỉ cho thấy máy đang truy cập internet với băng thông bao nhiêu và sử dụng bao nhiêu dung lượng mạng (Kbps).
Tương tự, thẻ Bluetooth và Ethernet cũng sẽ hiển thị những thông tin đó nếu có.
- Thẻ App history: thông tin ứng dụng Modern UI
- Thẻ Start-up: quản lý các ứng dụng sẽ khởi động cùng Windows 8
- Thẻ Users: các tài khoản đang đăng nhập
- Thẻ Services: các dịch vụ của máy
Trên thực tế thì chúng ta không cần thiết phải can thiệp vào thẻ Services này để thay đổi các dịch vụ đó, vì nếu lỡ tay "nghịch" một chút thì có khi hậu quả sẽ rất tai hại. Ví dụ lỡ tay tắt Spooler thì máy tính của bạn sẽ không thể kết nối với máy in được, lỡ tay tắt Browser thì trình duyệt web sẽ làm việc không ổn định hoặc tắt Wlansvc thì máy tính không thể tự nhận địa chỉ IP khi kết nối WiFi.
Chúc các bạn sử dụng Task Manager hiệu quả hơn trên Windows 8.
Nguồn: Tinh tế