Tuổi trẻ là để học hỏi và trải nghiệm cùng khám phá, là trau dồi tri thức và kinh nghiệm cho bản thân cũng như trang bị những thứ cần thiết và tìm nên giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần. Đầu tư tài chính nên hay không và bao nhiêu bạn trẻ dám thử sức???
Khảo sát "Am hiểu tài chính" là một khảo sát thường niên được MasterCard tổ chức tại 16 nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên 3 kỹ năng: quản lý tiền cơ bản, hoạch định và đầu tư.
Theo đó, giới trẻ Việt Nam có khả năng hoạch định tốt - với tổng số điểm là 73, cao nhất trong 3 kỹ năng, tiếp đến là kỹ năng quản lý tiền cơ bản, 52 điểm và thấp nhất là kỹ năng đầu tư tài chính với số điểm 51.
Chỉ số "Am hiểu tài chính" của MasterCard cho thấy giới trẻ Hồng Kông dẫn đầu khu vực về kiến thức tài chính tổng thể và kỹ năng đầu tư, trong khi giới trẻ ở những quốc gia đang phát triển như Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt kịp những người đồng trang lứa tại các quốc gia phát triển về năng lực và kiến thức quản lý tài chính.
Chỉ số "Am hiểu tài chính" được thực hiện từ tháng 4 và 5/2013 tại 16 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dẫn đầu trong số 16 quốc gia này là Hồng Kông (69 điểm), tiếp tục giữ vững vị trí số 1, New Zealand (68 điểm) và Singapore (68 điểm) vươn lên từ vị trí thứ 6 và thứ 5 tương ứng.
Giới trẻ ở các quốc gia đang phát triển bao gồm Malaysia (tăng 6 hạng, lên vị trí thứ 4), Trung Quốc (tăng 4 hạng, lên vị trí thứ 9) và Ấn Độ (tăng 4 hạng, lên vị trí thứ 11), cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong khu vực về kiến thức tài chính tổng thể. Việt Nam (58 điểm), Hàn Quốc (55 điểm) và Nhật Bản (52 điểm), xếp hạng cuối trong khu vực, trong đó Hàn Quốc rớt 8 hạng, xuống vị trí thứ 15.
Về đầu tư, giới trẻ Hồng Kông (63 điểm) có sự am hiểu cao nhất, thể hiện sự hiểu biết tốt về các báo cáo tài chính và khả năng lựa chọn các sản phẩm tài chính thích hợp với nhu cầu của họ. Trung Quốc (61 điểm) và Ấn Độ (59 điểm), không nằm quá xa ở phía sau, trong khi Ấn Độ cho thấy sự cải thiện đáng kể về sự nhạy bén trong đầu tư, tăng 8 hạng, vươn lên vị trí thứ 3.
Ông Georgette Tan, Trưởng Bộ phận Truyền thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi của MasterCard, chia sẻ: "Là thế hệ kế tiếp của người tiêu dùng trưởng thành, những người trẻ này cần được trang bị kiến thức về cách lập kế hoạch, quản lý và đầu tư vì điều này rất quan trọng đối với sự sung túc trong tương lai của họ.
Chúng ta đã thấy từ khảo sát, trong khi giới trẻ tại các quốc gia như Hồng Kông và New Zealand được trang bị những kỹ năng này rất tốt, thì một vài quốc gia khác lại đang bị tụt lại phía sau. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường việc giáo dục và đào tạo về tài chính cho thế hệ trẻ”.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Nguồn: Facebook TeleTrade Việt Nam
Khảo sát "Am hiểu tài chính" là một khảo sát thường niên được MasterCard tổ chức tại 16 nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên 3 kỹ năng: quản lý tiền cơ bản, hoạch định và đầu tư.
Theo đó, giới trẻ Việt Nam có khả năng hoạch định tốt - với tổng số điểm là 73, cao nhất trong 3 kỹ năng, tiếp đến là kỹ năng quản lý tiền cơ bản, 52 điểm và thấp nhất là kỹ năng đầu tư tài chính với số điểm 51.
Chỉ số "Am hiểu tài chính" của MasterCard cho thấy giới trẻ Hồng Kông dẫn đầu khu vực về kiến thức tài chính tổng thể và kỹ năng đầu tư, trong khi giới trẻ ở những quốc gia đang phát triển như Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt kịp những người đồng trang lứa tại các quốc gia phát triển về năng lực và kiến thức quản lý tài chính.
Chỉ số "Am hiểu tài chính" được thực hiện từ tháng 4 và 5/2013 tại 16 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dẫn đầu trong số 16 quốc gia này là Hồng Kông (69 điểm), tiếp tục giữ vững vị trí số 1, New Zealand (68 điểm) và Singapore (68 điểm) vươn lên từ vị trí thứ 6 và thứ 5 tương ứng.
Giới trẻ ở các quốc gia đang phát triển bao gồm Malaysia (tăng 6 hạng, lên vị trí thứ 4), Trung Quốc (tăng 4 hạng, lên vị trí thứ 9) và Ấn Độ (tăng 4 hạng, lên vị trí thứ 11), cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong khu vực về kiến thức tài chính tổng thể. Việt Nam (58 điểm), Hàn Quốc (55 điểm) và Nhật Bản (52 điểm), xếp hạng cuối trong khu vực, trong đó Hàn Quốc rớt 8 hạng, xuống vị trí thứ 15.
Về đầu tư, giới trẻ Hồng Kông (63 điểm) có sự am hiểu cao nhất, thể hiện sự hiểu biết tốt về các báo cáo tài chính và khả năng lựa chọn các sản phẩm tài chính thích hợp với nhu cầu của họ. Trung Quốc (61 điểm) và Ấn Độ (59 điểm), không nằm quá xa ở phía sau, trong khi Ấn Độ cho thấy sự cải thiện đáng kể về sự nhạy bén trong đầu tư, tăng 8 hạng, vươn lên vị trí thứ 3.
Ông Georgette Tan, Trưởng Bộ phận Truyền thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi của MasterCard, chia sẻ: "Là thế hệ kế tiếp của người tiêu dùng trưởng thành, những người trẻ này cần được trang bị kiến thức về cách lập kế hoạch, quản lý và đầu tư vì điều này rất quan trọng đối với sự sung túc trong tương lai của họ.
Chúng ta đã thấy từ khảo sát, trong khi giới trẻ tại các quốc gia như Hồng Kông và New Zealand được trang bị những kỹ năng này rất tốt, thì một vài quốc gia khác lại đang bị tụt lại phía sau. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường việc giáo dục và đào tạo về tài chính cho thế hệ trẻ”.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Nguồn: Facebook TeleTrade Việt Nam