Có những điều tưởng chừng trở thành quy luật, như Đông qua thì Xuân tới, giờ đây không còn đúng nữa. Biến đổi khí hậu khiến bốn mùa như trộn vào nhau. Mùa Đông không lạnh, mùa Thu lại có những ngày nóng nực. Mùa Xuân mưa rét kéo dài, khiến mùa hoa lỡ hẹn.
Cuộc sống con người cũng thay đổi nhiều. Sống là không chờ đợi. Cuồn cuộn trong vòng xoáy nhanh, vội, bừa bộn ngổn ngang, nếu không có chiếc neo níu giữ, con người dễ trở thành nạn nhân của chính mình.
Chiếc neo níu giữ ấy chính là gia đình. Có gia đình và có tổ ấm. Có mái nhà và có mái ấm. Có ngôi nhà và có nếp nhà. Có quê hương và có quê nhà. Có mẹ có cha. Có cháu chắt ông bà. Có vợ chồng thuận hòa tát cạn bể Đông. "Mình ơi tôi gọi là nhà. Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi". Một người "điên rực rỡ" là Bùi Giáng đã viết nên hai câu thơ tuyệt hay ấy về gia đình.
Cho dù nhịp mùa đi không còn rành mạch nữa, thì vẫn có một điều không bao giờ thay đổi giá trị. Đó là lung linh hai tiếng gia đình.
Cố thi sĩ Hải Bằng có viết câu thơ rất gợi: Con chim tha rác trên cành phượng. Xây tổ hay là dỡ tổ đi? Thực ra chưa ai thấy chim phá tổ. Nếu có tha những cọng rơm, cọng cỏ thì chỉ có thể là nó đang xây tổ. Câu hỏi ấy chỉ là của con người tự hỏi mình thôi.
Có bà mẹ nào hỏi câu hỏi ấy trong khoảng hở giữa những cuộc điện thoại cuồng quay với cổ phiếu, nhà đất, tỉ giá? Có ông bố nào hỏi câu hỏi ấy trong khoảng ngừng giữa những tiếng dzô dzô? Có cô học trò nào hỏi câu hỏi ấy sau khi bấm lệnh gửi đi một tin nhắn chúc mừng sinh nhật mẹ, chỉ vì còn tiếc buổi đi chơi với bạn bè đang lúc vui. Có anh học trò nào hỏi câu hỏi ấy, khi xem nhà chỉ là nơi để ngủ. Có nhà làm chính sách nào hỏi câu hỏi ấy, sau khi mỗi mười năm tăng trưởng, GDP lại tăng gấp đôi như mong đợi nhưng bên cạnh kinh tế sung túc hơn, hai chữ gia đình dường như cũng đang đối diện với một trận cuồng phong.
Thành phố giờ đã có thêm nhiều plaza, nhiều đại siêu thị, nhiều shop-ping mall. Những không gian kiểu tiểu khí hậu, mát lạnh ngày Hè, ấm sực mùa Đông, hàng hóa bủa vây, đồ ăn thức uống ê hề. Con người dễ tha thẩn trong đó mà quên đi một vùng tiểu khí hậu có thể giúp mình miễn nhiễm rất nhiều hệ lụy bệnh tật của cuộc sống hiện đại. Hiện đại chưa chắc đã văn minh, khi hạt nhân gia đình bị phá hủy, khi con người bị trôi dạt trong những vùng tiểu khí hậu tạo nên bằng máy điều hòa không khí.
Dù có thể đi đến tận các hành tinh xa xôi, thì con đường vui nhất với con người sẽ luôn là con đường về nhà. Như chiều nay em đi học thêm xong, đạp xe về nhà và biết có những ai đang đợi mình ở đó.
(Hà Nhân)
H2T.
Cuộc sống con người cũng thay đổi nhiều. Sống là không chờ đợi. Cuồn cuộn trong vòng xoáy nhanh, vội, bừa bộn ngổn ngang, nếu không có chiếc neo níu giữ, con người dễ trở thành nạn nhân của chính mình.
Chiếc neo níu giữ ấy chính là gia đình. Có gia đình và có tổ ấm. Có mái nhà và có mái ấm. Có ngôi nhà và có nếp nhà. Có quê hương và có quê nhà. Có mẹ có cha. Có cháu chắt ông bà. Có vợ chồng thuận hòa tát cạn bể Đông. "Mình ơi tôi gọi là nhà. Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi". Một người "điên rực rỡ" là Bùi Giáng đã viết nên hai câu thơ tuyệt hay ấy về gia đình.
Cho dù nhịp mùa đi không còn rành mạch nữa, thì vẫn có một điều không bao giờ thay đổi giá trị. Đó là lung linh hai tiếng gia đình.
Cố thi sĩ Hải Bằng có viết câu thơ rất gợi: Con chim tha rác trên cành phượng. Xây tổ hay là dỡ tổ đi? Thực ra chưa ai thấy chim phá tổ. Nếu có tha những cọng rơm, cọng cỏ thì chỉ có thể là nó đang xây tổ. Câu hỏi ấy chỉ là của con người tự hỏi mình thôi.
Có bà mẹ nào hỏi câu hỏi ấy trong khoảng hở giữa những cuộc điện thoại cuồng quay với cổ phiếu, nhà đất, tỉ giá? Có ông bố nào hỏi câu hỏi ấy trong khoảng ngừng giữa những tiếng dzô dzô? Có cô học trò nào hỏi câu hỏi ấy sau khi bấm lệnh gửi đi một tin nhắn chúc mừng sinh nhật mẹ, chỉ vì còn tiếc buổi đi chơi với bạn bè đang lúc vui. Có anh học trò nào hỏi câu hỏi ấy, khi xem nhà chỉ là nơi để ngủ. Có nhà làm chính sách nào hỏi câu hỏi ấy, sau khi mỗi mười năm tăng trưởng, GDP lại tăng gấp đôi như mong đợi nhưng bên cạnh kinh tế sung túc hơn, hai chữ gia đình dường như cũng đang đối diện với một trận cuồng phong.
Thành phố giờ đã có thêm nhiều plaza, nhiều đại siêu thị, nhiều shop-ping mall. Những không gian kiểu tiểu khí hậu, mát lạnh ngày Hè, ấm sực mùa Đông, hàng hóa bủa vây, đồ ăn thức uống ê hề. Con người dễ tha thẩn trong đó mà quên đi một vùng tiểu khí hậu có thể giúp mình miễn nhiễm rất nhiều hệ lụy bệnh tật của cuộc sống hiện đại. Hiện đại chưa chắc đã văn minh, khi hạt nhân gia đình bị phá hủy, khi con người bị trôi dạt trong những vùng tiểu khí hậu tạo nên bằng máy điều hòa không khí.
Dù có thể đi đến tận các hành tinh xa xôi, thì con đường vui nhất với con người sẽ luôn là con đường về nhà. Như chiều nay em đi học thêm xong, đạp xe về nhà và biết có những ai đang đợi mình ở đó.
(Hà Nhân)
H2T.