Tham khảo
Happiness Is an Inside Job
Good news for anyone who seeks to suffer less and enjoy more
Published on November 9, 2012 by Robert Puff, Ph.D. in Meditation for Modern Life
Trong quá trình hành nghề tâm lý trị liệu, các thân chủ thường hỏi tôi, 'Thành phần chủ yếu của hạnh phúc là gì?' Câu trả lời của tôi vừa dễ vừa phức tạp, và tôi sẽ giải thích lý do tại sao trong bài này.
Đầu tiên, hãy khám phá điều gì gây ra sự đau khổ. Tôi từng làm việc với 1 phụ nữ phải vật lộn với cân nặng của cô ấy. Felicia cảm thấy mình béo ú và không quyến rũ, và cô đã tự chỉ trích bản thân. Trong 1 buổi tham vấn, cô đã chia sẻ về 1 lần cách đây 10 năm, cô và chồng, Dave, hẹn ăn tối. Khi họ ngồi với nhau, Dave có 1 bình luận không tốt về cân nặng của cô. Anh ấy ngay lập tức cảm thấy có lỗi về lời bình phẩm của mình và đã xin lỗi. Dù đã cố gắng rất nhiều, Felicia không thể tha thứ cho anh. Cô ấy kể với tôi lời nói của anh ấy đã làm tổn thương cô như thế nào và chúng đã thêm vào danh sách dài những suy nghĩ tự phê bình liên tục xoáy trong đầu cô. Dù Dave chỉ phạm lỗi 1 lần nhưng lời nói của anh ấy liên tục ám ảnh tâm trí cô.
Những gì chúng tôi cùng làm việc với nhau không phải là sửa chữa những điều đã xảy ra - chồng cô ấy đã thể hiện sự hối hận về những điều anh đã nói cách đây 10 năm và không lặp lại sai lầm tương tự này. Thay vào đó, tôi giúp cô ấy khám phá ra sự đau khổ của cô đến từ những suy nghĩ của cô. Khi cô ấy tập trung vào những ý nghĩ tiêu cực, cô ấy đau khổ. Chúng tôi đã làm việc theo nhiều cách giúp cô ấy dừng suy nghĩ về những điều tiêu cực và chỉ tận hưởng cuộc sống. Kết quả là, sự đau khổ của cô giảm đi đáng kể.
Bạn có thể nghĩ rằng, 'Tôi không biết về điều này. Tôi cần nhiều bằng chứng hơn.'Có lẽ bằng chứng tốt nhất tôi có thể đưa ra đến từ những kinh nghiệm là nhà tâm lý lâm sàng hành nghề độc lập.
Các thân chủ gặp tôi vì họ đang sống chật vật, và tôi giúp họ hướng đến cuộc sống tươi đẹp. Tôi đã hành nghề được 25 năm, và tôi cũng làm những việc khác như viết sách, diễn thuyết và xuất hiện trên truyền thông. Tôi đã làm việc với nhiều thân chủ có cuộc sống rất khó khăn hoặc đang trải qua những hoàn cảnh cục kỳ bất lợi. Một số thân chủ cần sự giúp đỡ của tôi ngay lập tức. Giống như nhiều nhà tâm lý khác, tôi đôi lúc nhận được những cuộc gọi của thân chủ nói rằng họ muốn chết. Tôi đã làm gì? Tôi sẽ bắt đầu bằng cách chia sẻ về những điều tôi KHÔNG làm. Tôi không dành 30 phút hoặc 1 giờ nói chuyện qua điện thoại với họ, và tôi không sắp xếp 1 phút gặp gỡ cuối cùng khi họ lái xe đến văn phòng của tôi và muốn gặp tôi ngay lập tức.
Thay vào đó, tôi yêu cầu họ làm theo 1 công thức gồm 3 bước đơn giản. Đầu tiên, tôi lắng nghe họ để đánh giá điều gì đang xảy ra. Thứ 2, tôi yêu cầu họ dành 30 phút đi bộ, hoặc tốt hơn, 1 giờ ở ngoài trời. Thứ 3, sau khi đi bộ xong, nếu họ vẫn cảm thấy tức giận, tôi nói họ hãy gọi điện lại cho tôi. Tôi chưa bao giờ nhận được cuộc gọi thứ 2!
Tại sao dành 30 phút sống trong thiên nhiên ngăn con người không làm những chuyện dại dột? Đó là vì tất cả những đau khổ của chúng ta đến từ tâm trí chúng ta. Vâng, chúng ta có những kinh nghiệm đau khổ, nhưng có 1 sự khác biệt giữa đau khổ (suffering) và đau đớn (pain).
Đau đớn là 1 cảm giác về mặt cơ thể hoặc cảm xúc mà bạn cảm nhận ngay lập tức và sau đó nó trôi qua. Trong khi đó, đau khổ là câu chuyện theo sau, đi cùng với nỗi đau đớn. Những ý nghĩ bạn nói với chính mình trong đầu kiểu như 'Điều này thật khủng khiếp,' 'Điều này gây tổn thương' và 'Nó sẽ kéo dài bao lâu?' là những ví dụ của sự đau khổ. Những câu chuyện tinh thần do bạn tạo ra, cho dù bạn tự gọi bản thân là béo ú như trường hợp của Felicia hoặc bạn nói với bản thân rằng bạn muốn chết - tất cả đều đến từ bên trong. Nó có nghĩa là bạn có thể kiểm soát việc giảm bớt những suy nghĩ có tính tự huỷ hoại bản thân như vậy.
Khi bạn chấm dứt những bình luận tinh thần và bạn đơn giản là vẫn ở trong hiện tại thì khi ấy tất cả đều ổn. Tất cả những đau khổ của bạn đến từ những câu chuyện tinh thần do bạn tạo ra. Chắc chắn là bạn sẽ trải qua những lúc khó khăn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể kiểm soát được. Trong thực tế, bạn có thể xử lý được gần như bất kỳ chuyện gì chừng nào bạn học cách không tạo ra 1 câu chuyện về những gì đang xảy ra.
Tôi từng biết những người ở tù, chết vì ung thư, và trải qua những cơn đau mạn tính khủng khiếp. Và trong số những người này, tôi đã gặp những người hạnh phúc vì họ không tạo ra 1 câu chuyện về những gì đang xảy ra. Trong khi họ làm mọi thứ trong khả năng để cải thiện hoàn cảnh của họ, không cho phép thế giới bên ngoài ngăn cản họ yêu cuộc sống.
Công thức 2 phần của hạnh phúc
Thứ nhất, sự đau khổ chủ yếu là 1 công việc bên trong, nó có nghĩa là việc chấm dứt đau khổ cũng đến từ bên trong. Khi tâm trí bạn yên lặng, tất cả đều tốt. Một khi bạn chấm dứt việc tạo ra những câu chuyện, sự đau khổ chấm dứt. Nói cách khác, sự đau khổ trú ngụ trong tâm trí bạn, vì vậy khi bạn làm tâm trí mình yên lặng thì sự đau khổ ngừng lại. (xem thêm bài 'sự im lặng có vai trò như thế nào khi lắng nghe người khác)
Thứ 2, bạn phải sống trong hiện tại. Khi ở trong hiện tại thì luôn luôn có điều gì đó tốt đẹp để chứng kiến. Bạn có thể bị giam trong tù nhưng bạn có thể phát hiện thấy cái đẹp khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống buồng giam của bạn. Nhịp tim của 1 người đang hấp hối có thể là 1 âm thanh êm dịu trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời anh/ cô ấy.
Những ví dụ trên có thể là cực đoan, nhưng khi bạn ở trong hiện tại và yên lặng, hạnh phúc sẽ là trạng thái tự nhiên của bạn. Với thời gian và sự luyện tập, bạn sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp. Nếu bạn vẫn chưa bị thuyết phục, tôi khuyến khích bạn thử điều này:
Tìm 1 không gian ngoài trời yên tĩnh, ví dụ như công viên, bãi cỏ hoặc bãi biển. Sau đó chọn 1 đối tượng trong thiên nhiên như 1 con chim, 1 cái cây, 1 bông hoa, hoặc bất kỳ điều gì bạn có thể 100% hiện diện với nó. Dành 1 phút hoặc 10 phút nếu bạn có thể, và quan sát nó, lắng nghe nó, và chỉ ở cùng với nó. Khi 1 ý nghĩ xuất hiện, hãy để nó trôi đi, và hướng sự tập trung của bạn quay lại với đối tượng. Khi bạn thực hiện xong, hãy suy nghĩ về những gì đã diễn ra. Bạn có cảm thấy buồn hoặc đau khổ? Nếu bạn thực sự hiện diện với 1 điều gì đó, bạn sẽ thấy hạnh phúc và bình an. Tất cả đều tốt. Nó có thể chỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian ngắn nhưng đối với 1 số người, điều đó đã đủ để có được 1 cảm giác 'Wow, tôi có thể làm được!'
Giữ cho tâm trí bạn yên lặng và hiện diện là 1 kỹ năng. Đó thực sự là điều bạn đã có khi còn là 1 đứa trẻ. Trong thực tế, trẻ em có khả năng duy trì trạng thái này suốt ngày. Nhưng khi chúng ta lớn lên, chúng ta quên mất làm thế nào để làm điều này. Nhưng nếu chúng ta học lại kỹ năng này và quay lại với điều tôi gọi là 'trạng thái tự nhiên của chúng ta', lúc đó chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Tin tốt là trạng thái hạnh phúc đến từ bên trong và có thể tiếp cận được đối với mỗi người chúng ta.
Nguồn: psychologytoday
Happiness Is an Inside Job
Good news for anyone who seeks to suffer less and enjoy more
Published on November 9, 2012 by Robert Puff, Ph.D. in Meditation for Modern Life
Trong quá trình hành nghề tâm lý trị liệu, các thân chủ thường hỏi tôi, 'Thành phần chủ yếu của hạnh phúc là gì?' Câu trả lời của tôi vừa dễ vừa phức tạp, và tôi sẽ giải thích lý do tại sao trong bài này.
Đầu tiên, hãy khám phá điều gì gây ra sự đau khổ. Tôi từng làm việc với 1 phụ nữ phải vật lộn với cân nặng của cô ấy. Felicia cảm thấy mình béo ú và không quyến rũ, và cô đã tự chỉ trích bản thân. Trong 1 buổi tham vấn, cô đã chia sẻ về 1 lần cách đây 10 năm, cô và chồng, Dave, hẹn ăn tối. Khi họ ngồi với nhau, Dave có 1 bình luận không tốt về cân nặng của cô. Anh ấy ngay lập tức cảm thấy có lỗi về lời bình phẩm của mình và đã xin lỗi. Dù đã cố gắng rất nhiều, Felicia không thể tha thứ cho anh. Cô ấy kể với tôi lời nói của anh ấy đã làm tổn thương cô như thế nào và chúng đã thêm vào danh sách dài những suy nghĩ tự phê bình liên tục xoáy trong đầu cô. Dù Dave chỉ phạm lỗi 1 lần nhưng lời nói của anh ấy liên tục ám ảnh tâm trí cô.
Những gì chúng tôi cùng làm việc với nhau không phải là sửa chữa những điều đã xảy ra - chồng cô ấy đã thể hiện sự hối hận về những điều anh đã nói cách đây 10 năm và không lặp lại sai lầm tương tự này. Thay vào đó, tôi giúp cô ấy khám phá ra sự đau khổ của cô đến từ những suy nghĩ của cô. Khi cô ấy tập trung vào những ý nghĩ tiêu cực, cô ấy đau khổ. Chúng tôi đã làm việc theo nhiều cách giúp cô ấy dừng suy nghĩ về những điều tiêu cực và chỉ tận hưởng cuộc sống. Kết quả là, sự đau khổ của cô giảm đi đáng kể.
Bạn có thể nghĩ rằng, 'Tôi không biết về điều này. Tôi cần nhiều bằng chứng hơn.'Có lẽ bằng chứng tốt nhất tôi có thể đưa ra đến từ những kinh nghiệm là nhà tâm lý lâm sàng hành nghề độc lập.
Các thân chủ gặp tôi vì họ đang sống chật vật, và tôi giúp họ hướng đến cuộc sống tươi đẹp. Tôi đã hành nghề được 25 năm, và tôi cũng làm những việc khác như viết sách, diễn thuyết và xuất hiện trên truyền thông. Tôi đã làm việc với nhiều thân chủ có cuộc sống rất khó khăn hoặc đang trải qua những hoàn cảnh cục kỳ bất lợi. Một số thân chủ cần sự giúp đỡ của tôi ngay lập tức. Giống như nhiều nhà tâm lý khác, tôi đôi lúc nhận được những cuộc gọi của thân chủ nói rằng họ muốn chết. Tôi đã làm gì? Tôi sẽ bắt đầu bằng cách chia sẻ về những điều tôi KHÔNG làm. Tôi không dành 30 phút hoặc 1 giờ nói chuyện qua điện thoại với họ, và tôi không sắp xếp 1 phút gặp gỡ cuối cùng khi họ lái xe đến văn phòng của tôi và muốn gặp tôi ngay lập tức.
Thay vào đó, tôi yêu cầu họ làm theo 1 công thức gồm 3 bước đơn giản. Đầu tiên, tôi lắng nghe họ để đánh giá điều gì đang xảy ra. Thứ 2, tôi yêu cầu họ dành 30 phút đi bộ, hoặc tốt hơn, 1 giờ ở ngoài trời. Thứ 3, sau khi đi bộ xong, nếu họ vẫn cảm thấy tức giận, tôi nói họ hãy gọi điện lại cho tôi. Tôi chưa bao giờ nhận được cuộc gọi thứ 2!
Tại sao dành 30 phút sống trong thiên nhiên ngăn con người không làm những chuyện dại dột? Đó là vì tất cả những đau khổ của chúng ta đến từ tâm trí chúng ta. Vâng, chúng ta có những kinh nghiệm đau khổ, nhưng có 1 sự khác biệt giữa đau khổ (suffering) và đau đớn (pain).
Đau đớn là 1 cảm giác về mặt cơ thể hoặc cảm xúc mà bạn cảm nhận ngay lập tức và sau đó nó trôi qua. Trong khi đó, đau khổ là câu chuyện theo sau, đi cùng với nỗi đau đớn. Những ý nghĩ bạn nói với chính mình trong đầu kiểu như 'Điều này thật khủng khiếp,' 'Điều này gây tổn thương' và 'Nó sẽ kéo dài bao lâu?' là những ví dụ của sự đau khổ. Những câu chuyện tinh thần do bạn tạo ra, cho dù bạn tự gọi bản thân là béo ú như trường hợp của Felicia hoặc bạn nói với bản thân rằng bạn muốn chết - tất cả đều đến từ bên trong. Nó có nghĩa là bạn có thể kiểm soát việc giảm bớt những suy nghĩ có tính tự huỷ hoại bản thân như vậy.
Khi bạn chấm dứt những bình luận tinh thần và bạn đơn giản là vẫn ở trong hiện tại thì khi ấy tất cả đều ổn. Tất cả những đau khổ của bạn đến từ những câu chuyện tinh thần do bạn tạo ra. Chắc chắn là bạn sẽ trải qua những lúc khó khăn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể kiểm soát được. Trong thực tế, bạn có thể xử lý được gần như bất kỳ chuyện gì chừng nào bạn học cách không tạo ra 1 câu chuyện về những gì đang xảy ra.
Tôi từng biết những người ở tù, chết vì ung thư, và trải qua những cơn đau mạn tính khủng khiếp. Và trong số những người này, tôi đã gặp những người hạnh phúc vì họ không tạo ra 1 câu chuyện về những gì đang xảy ra. Trong khi họ làm mọi thứ trong khả năng để cải thiện hoàn cảnh của họ, không cho phép thế giới bên ngoài ngăn cản họ yêu cuộc sống.
Công thức 2 phần của hạnh phúc
Thứ nhất, sự đau khổ chủ yếu là 1 công việc bên trong, nó có nghĩa là việc chấm dứt đau khổ cũng đến từ bên trong. Khi tâm trí bạn yên lặng, tất cả đều tốt. Một khi bạn chấm dứt việc tạo ra những câu chuyện, sự đau khổ chấm dứt. Nói cách khác, sự đau khổ trú ngụ trong tâm trí bạn, vì vậy khi bạn làm tâm trí mình yên lặng thì sự đau khổ ngừng lại. (xem thêm bài 'sự im lặng có vai trò như thế nào khi lắng nghe người khác)
Thứ 2, bạn phải sống trong hiện tại. Khi ở trong hiện tại thì luôn luôn có điều gì đó tốt đẹp để chứng kiến. Bạn có thể bị giam trong tù nhưng bạn có thể phát hiện thấy cái đẹp khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống buồng giam của bạn. Nhịp tim của 1 người đang hấp hối có thể là 1 âm thanh êm dịu trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời anh/ cô ấy.
Những ví dụ trên có thể là cực đoan, nhưng khi bạn ở trong hiện tại và yên lặng, hạnh phúc sẽ là trạng thái tự nhiên của bạn. Với thời gian và sự luyện tập, bạn sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp. Nếu bạn vẫn chưa bị thuyết phục, tôi khuyến khích bạn thử điều này:
Tìm 1 không gian ngoài trời yên tĩnh, ví dụ như công viên, bãi cỏ hoặc bãi biển. Sau đó chọn 1 đối tượng trong thiên nhiên như 1 con chim, 1 cái cây, 1 bông hoa, hoặc bất kỳ điều gì bạn có thể 100% hiện diện với nó. Dành 1 phút hoặc 10 phút nếu bạn có thể, và quan sát nó, lắng nghe nó, và chỉ ở cùng với nó. Khi 1 ý nghĩ xuất hiện, hãy để nó trôi đi, và hướng sự tập trung của bạn quay lại với đối tượng. Khi bạn thực hiện xong, hãy suy nghĩ về những gì đã diễn ra. Bạn có cảm thấy buồn hoặc đau khổ? Nếu bạn thực sự hiện diện với 1 điều gì đó, bạn sẽ thấy hạnh phúc và bình an. Tất cả đều tốt. Nó có thể chỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian ngắn nhưng đối với 1 số người, điều đó đã đủ để có được 1 cảm giác 'Wow, tôi có thể làm được!'
Giữ cho tâm trí bạn yên lặng và hiện diện là 1 kỹ năng. Đó thực sự là điều bạn đã có khi còn là 1 đứa trẻ. Trong thực tế, trẻ em có khả năng duy trì trạng thái này suốt ngày. Nhưng khi chúng ta lớn lên, chúng ta quên mất làm thế nào để làm điều này. Nhưng nếu chúng ta học lại kỹ năng này và quay lại với điều tôi gọi là 'trạng thái tự nhiên của chúng ta', lúc đó chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Tin tốt là trạng thái hạnh phúc đến từ bên trong và có thể tiếp cận được đối với mỗi người chúng ta.
Nguồn: psychologytoday