Hey, Có ai bán cho tôi 1 cặp kính hồng?

Để chết đã khó, để sống còn khó hơn.

Người ta sống điều kiện cơ bản nhất là cần không khí để thở, nước để uống quần áo để mặc rồi cái nhà để che nắng gocsuyngam.com/112/mua/ - mưa. Không khí và nước là thứ trời đất ưu tiên ban phát cho chúng ta. Thế là chúng ta chỉ còn phấn đấu ăn mặc ở. Khi ta đói thì ta chỉ còn có một mối quan tâm duy nhất là làm thế nào để được no bụng, ăn xong bữa trưa là liền nghĩ ngay cách để tối có cái bỏ vô bụng. Vì thế ta chẳng còn đủ thời gian mà nghĩ ta đang mặc gì, có đẹp không, có hợp thời trang hay không, nhà ta ở có to không, có vững chắc hay không. Ấy lo cho mình cũng chẳng có tâm mà lo nên ta làm gì còn lòng nào nghĩ đến việc ác, làm điều ác hay đua đòi mà ăn chơi sa đọa?


Vậy mà khi ta có chút tiền, ta không còn lo cái ăn, ta vội vã nhìn mình soi mói trang phục kẻ xung quanh, rồi nghĩ cách làm thế nào để mặc đẹp như họ, đẹp hơn họ, có nhà to hơn nhà của họ. Khi cái được gọi là nhu cầu vật chất ấy nảy sinh, ta bắt buộc phải giành được nó bằng mọi giá. Đạp lên kẻ khác, giành giật và đôi khi là lừa đảo để đạt được mục đích của mình. Ta đặt cho nó một cái tên mĩ miều là quy luật cạnh tranh, thực tế cuộc sống rồi ta lao vào cái ta gọi là cuộc sống thực dụng ấy và trở thành vật tế của nó. Hiến đời mình vào những vòng xoáy vô tận của những lòng tham vô đáy. Ta sẵn sàng cắn xé nhau, bỏ qua một con người cần giúp đỡ khi họ bị ngã, đơn giản thôi một phút dừng lại nâng một kẻ đáng thương ven đường biết đâu lại chẳng làm cho một phút cơ hội đổi đời tuột khỏi vòng tay ta, nghiêm trọng hơn một phút ấy biết đâu sẽ cuốn ta vào nhiều phút rắc rối khác.


Ngoài những nhu cầu cơ bản đó, ta còn có nhu cầu được đào tạo một cách bài bản về tư duy. Tiên học lễ hậu học văn là câu nói đã có từ lâu trong câu hát của những người nhà quê chân đất mắt toét, thế nhưng một giảng viên với những bài giảng thuyết trình hùng hồn về đạo đức, chân lý sống lại không thể cho ông lão ăn mày đáng thương nổi một đồng tiền lẻ thay vì một bãi nước bọt nhổ toẹt trước mặt ông lão một cách đầy khinh thường và ghê tởm sự bần tiện và bẩn thỉu của ông. Một cậu sinh viên lại không có khái niệm về sự xấu hổ về việc ngồi nhầm ghế của những sĩ tử miệt mài. Có những con người 12 năm đèn sách vừa làm giúp đỡ bố mẹ vừa học nên cho dù là học thật thi thật nhưng lúc thiếu 0,25 điểm vẫn phải chấp nhận kết quả trượt. Anh ta lại cặm cụi làm thêm lấy tiền ôn thi quyết tâm đỗ đại học lần sau. Trong khi đó kẻ lêu lổng lông bông lại đàng hoàng bước chân lên giảng đường với 100 triệu lót tay, rồi sau đó số tiền kia lại phát huy hiệu quả khi mội dịp lễ tết nào đó anh ta lại mang đến tặng nó cho ông thầy đạo đức kia và rồi anh ta tốt nghiệp bằng giỏi. Rồi không biết chừng cậu sinh viên làm thuê kia lại miệt mài thức đêm bảo vệ luận án tiến sĩ cho ngài giảng viên tương lai vốn là anh chàng chuyên lót tay nọ.


Đời nó như cái vòng nghiệt ngã khi mà đồng tiền lên ngôi còn đạo đức thì bị xói mòn. Khi cái gọi là nhu cầu sống nó đã không còn đơn giản chỉ là ăn no, mặc ấm, có nhà ở. Nó đã trở thành ăn ngon, mặc đẹp, ở sang trọng… và rồi người ta bán linh hồn cho nó. Chao ôi những thứ đáng giá nhất của một con người, của nhân loại những thứ đáng lẽ không có một giá trị nào sánh ngang nay trở nên rẻ mạt vậy sao? Có những anh chàng dại dột mang bán quả thận của mình đi để lấy một số tiền, số tiền anh cho rằng lớn, nhưng rồi khi đau đớn nhận ra số tiền ấy không giúp gì cho anh, ngược lại anh đã đánh đổi cả sức khỏe của mình, cả đời mình. Anh ta còn biết làm gì ngoài trách cứ những kẻ đã rót mật vào tai anh, trách anh dại dột. Rồi người ta cười, người ta thương cảm cho anh ta vì anh ta ít học ngu muội mà phải lãnh hậu quả.


Thế nhưng tôi biết hàng ngàn con người đã bán linh hồn cho quỷ dữ từ lâu, không phải bán một quả thận để vẫn được sống bằng một quả thận còn lại, người ta đã bán trắng, bản hẳn trái tim cho đồng tiền từ lâu. Bán rẻ mạt và ngu ngơ hơn nhiều. Chẳng có ai cười anh ta, trái lại người ta ngưỡng mộ và ca ngợi anh ta. Có nực cười không? Bao giờ anh ta mới nhận ra sự ngu dại của mình, để đau đớn, xót xa, ân hận trách hơn như anh chàng lỡ bán một quả thận kia?


Chính thế cho nên mới có những lương y bỏ mặc cho bệnh nhân đau đớn vì chưa có lót tay, có những hiền mẫu ngồi nhầm chỗ và chuẩn đoán sai bệnh, có những tài xế thà đâm chết hẳn rồi bồi thường còn hơn để nó bị thương, có những thầy cô ép học sinh học thêm tại gia, có những kĩ sư xây cầu mà cầu chưa xong đã sập, có những luật gia chỉ biết bảo vệ người có tiền, có những bà bán hoa quả tươi màu hóa chất, có những chú công an xin đểu , có những người bỏ mặc bé Yue Yue vì sợ liên đới…


Suy cho cùng ngoài ăn mặc ở ra thì chúng ta có làm gì được đâu? Hay nói thô thiển ra thì ta sống để ăn mặc và ở. Nhưng hãy ăn kiểu gì đừng giật của kẻ khác mà ăn, đừng cướp của kẻ khác để mặc và đừng đè lên nhà của người khác mà xây… Sống thì thật là dễ vậy mà sống tốt khó quá vậy sao?


Không phải tôi đang nhìn đời qua cặp kính màu đen nên mới thấy mọi thứ nó trở nên xám xịt mà là tôi có tai tôi nghe, tôi có mắt tôi nhìn, và có trái tim để cảm nhận và một thứ giác quan nào đó để mà linh cảm. Tôi ước mong được quay lại cái thời mà lỡ bước gặp mưa to người ta ra mời tôi vào nhà trú mưa; người ta sẵn sàng cho nhau một bữa cơm, một đêm ở nhờ; người ta nhiệt tình giúp đỡ kẻ khốn khó và dám tin vào người lạ. Bây giờ khi trời mưa khi lỡ bước lúc thiếu tiền đứng trước hiên nhà họ, tôi luôn bị ánh mắt nghi hoặc và roẹt… rầm cánh cửa sắt đóng sập như đuổi tôi đi.


Thực sự là bây giờ có nhiều người như tôi, người đang bị khủng hoảng và mất gocsuyngam.com/845/niem-tin/ - niềm tin vào cuộc sống vốn đáng quý này. Hey,Có ai bán cho tôi một cặp kính hồng, cho tôi nhìn thấy đời nồng ấm hơn chăng?

love.jpg

Sưu Tầm – Internet
 
Ðề: Hey, Có ai bán cho tôi 1 cặp kính hồng?

cuộc sống là như thế. Trong tâm lý của chúng ta chỉ chú ý đến những đìều tiêu cực trong cuộc sống và bỏ qua những hành động tốt, bạn hãy nhìn xung quanh thêm lần nữa. Có những điều mà chúng ta đã bỏ qua đó bạn à. Tự bạn sẽ lựa chọn cho mình cặp kính chứ không ai cho bạn được đâu. Chúc bạn thành công
 
Top