Anh Vũ Quốc Tuấn là tấm gương bình dị nhưng cao quý với nghĩa cử hiến máu, hiến thận cứu người.
Hiến máu, hiến thận cứu người
Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại bị tật một cánh tay, nhưng chỉ trong vòng một năm, anh Vũ Quốc Tuấn, ở thôn 8, xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, đã một lần hiến máu, một lần hiến thận để cứu người.
Anh Vũ Quốc Tuấn đã được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trao tặng biểu trưng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội tháng 1/2010, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và được đi dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 8 vào cuối tháng 11/2010.
Tuấn là con thứ 4 trong một gia đình nông dân, nhà có 5 chị em. Càng lớn, cánh tay phải của anh càng bé và không giơ thẳng lên được. Anh đã phải viết bằng tay trái. Nhưng Tuấn thông minh, học giỏi. Năm 1989, Tuấn thi đỗ vào Trường Đại học Sân khấu điện ảnh, nhưng anh phải bỏ. Vì ngày ấy, bố mẹ anh thường xuyên đau yếu, 3 chị gái đã đi lấy chồng, lại còn một đứa em vẫn đang đi học. Ở nhà sản xuất, năm sau Tuấn lấy vợ, đến năm 1999, bố anh lâm bệnh qua đời.
Ngày 14/7/2007, anh về Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra lại bệnh dạ dày. Trong lúc đang ngồi chờ khám, Tuấn thấy bố mẹ của một bệnh nhân kêu khóc vì con mình lâm bệnh nặng, phải mổ. Anh đến hỏi thì được biết: Hoàn cảnh của gia đình cháu rất khó khăn, bố cháu là thương binh nặng, lại bị nhiễm chất độc da cam, nên không thể tiếp máu cho con. Biết được hoàn cảnh của cháu, anh liền bỏ khám, xin đi xét nghiệm máu, rồi tình nguyện hiến cho cháu một đơn vị máu. Về nhà, anh vẫn giấu mẹ và vợ con, không hề nói là mình cho máu.
Khoảng 2 tháng sau, lãnh đạo xã Minh Phú đem đến nhà Tuấn một bức thư của anh Phạm Đức Khang - là bố của cháu bé mà Tuấn cho máu, quê Lập Thạch (Vĩnh Phúc), gửi thư lên xã, cảm ơn Tuấn đã cứu sống con mình. Xem lá thư đó, Tuấn mới biết: Sau ca mổ của con, bố mẹ cháu bé quay lại tìm anh, nhưng không thấy. Họ đến phòng xét nghiệm để tìm địa chỉ người cho máu, thì được biết, người đó chính là Vũ Quốc Tuấn, quê Minh Phú (Đoan Hùng).
Không chỉ gửi thư cảm ơn, mà gia đình và cả Hội đồng ngũ của anh Khang còn lên tận nhà thăm Tuấn. Họ mang bánh kẹo và biếu Tuấn một phong bì. Tuấn chỉ nhận bánh kẹo, còn tiền anh gửi lại để gia đình thuốc thang cho cháu.
Hôm đó mọi người mới biết: Tuấn chỉ có một ngôi nhà lá 4 gian, mẹ Tuấn đã ngoài 70 tuổi và hai đứa con, một cháu đang học năm thứ nhất Học viện Báo chí - Tuyên truyền; một cháu học năm thứ 2 Trường Cao đẳng Nghề (Thanh Ba, Phú Thọ). Hôm Tuấn đi nằm viện, nhà có con trâu cày, đêm kẻ trộm cũng vào dắt mất.
Thời gian trôi vèo như gió thoảng. Bỗng ngày 19/3/2008, Tuấn nhận được điện thoại từ Bệnh viện Nhi TW cho biết: Thấy hoàn cảnh của Tuấn còn nhiều khó khăn, một người bạn đồng ngũ của anh Khang đã xin cho Tuấn vào trông giữ xe tại bệnh viện.
Ở đây, anh gặp mẹ con chị Thanh - cư trú ở 622 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Hằng tuần chị đưa con là cháu Thu Hà vào viện 3 lần để chạy thận nhân tạo. Chồng chị là thương binh nặng, bị hỏng một bên mắt, con chị vào viện chạy thận nhân tạo đã 6 năm, mà bệnh của cháu đã vào giai đoạn cuối. Nếu không có thận ghép thì chết.
Anh Tuấn lại tình nguyện hiến thận cứu cháu. Qua 60 lần xét nghiệm, đã có lúc anh muốn bỏ cuộc, vì có người nói, anh đi bán thận. Nhưng vì quá thương hoàn cảnh của Hà, nên anh đã hiến thận cứu cháu.
Mẹ anh Tuấn cho biết: Hôm ở Hà Nội về, lúc ăn cơm, Tuấn còn đánh rơi cả bát cơm xuống đất. Nhà có gà mà nó cũng không dám thịt, vì sợ không đủ tiền nuôi con ăn học. Mãi sau có người ở Hà Nội về nói nó hiến thận cứu người, thì gia đình mới biết. Nó bảo: "Người ta đi đánh giặc, còn hy sinh cả tính mạng. Nhiều người còn không tìm thấy hài cốt, nếu có ai còn sống, trong người cũng mang đầy thương tích. Và con thực hiện đúng lời bố con thường dạy: "Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách". Mình cho người ta một ít máu, một quả thận thì có thấm tháp gì".
Chúng tôi đã gặp đồng chí Nguyễn Quang Phúc, Bí thư Đảng ủy xã và bà Đàm Thị Thời - 63 tuổi, là người cùng ở thôn 8, tất cả họ đều nói: "Gia đình anh Tuấn nhiều năm đều đạt gia đình văn hóa. Vợ anh Tuấn còn được Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chứng nhận đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc cấp tỉnh 5 năm (2002-2006) trong phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc".
Đảng ủy xã đã có chủ trương phát động đợt học tập tấm gương giàu lòng nhân ái của Tuấn. Nghĩa cử cao đẹp của Tuấn đã có sức lan tỏa rõ rệt và ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
Trước đây cả xã chưa có một ai hiến máu nhân đạo. Vậy mà vừa qua (mới chỉ có một lần phát động), xã Minh Phú đã có 14 người hiến được 14 đơn vị máu. Tình nghĩa xóm làng, từ hành động đến giao tiếp đã đổi thay hơn trước. Có thể nói, Tuấn là người đã thổi bùng lên ngọn lửa giàu lòng nhân ái, vì cuộc sống cộng đồng
Anh Vũ Quốc Tuấn đã được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trao tặng biểu trưng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội tháng 1/2010, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và được đi dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 8 vào cuối tháng 11/2010.
Tuấn là con thứ 4 trong một gia đình nông dân, nhà có 5 chị em. Càng lớn, cánh tay phải của anh càng bé và không giơ thẳng lên được. Anh đã phải viết bằng tay trái. Nhưng Tuấn thông minh, học giỏi. Năm 1989, Tuấn thi đỗ vào Trường Đại học Sân khấu điện ảnh, nhưng anh phải bỏ. Vì ngày ấy, bố mẹ anh thường xuyên đau yếu, 3 chị gái đã đi lấy chồng, lại còn một đứa em vẫn đang đi học. Ở nhà sản xuất, năm sau Tuấn lấy vợ, đến năm 1999, bố anh lâm bệnh qua đời.
Ngày 14/7/2007, anh về Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra lại bệnh dạ dày. Trong lúc đang ngồi chờ khám, Tuấn thấy bố mẹ của một bệnh nhân kêu khóc vì con mình lâm bệnh nặng, phải mổ. Anh đến hỏi thì được biết: Hoàn cảnh của gia đình cháu rất khó khăn, bố cháu là thương binh nặng, lại bị nhiễm chất độc da cam, nên không thể tiếp máu cho con. Biết được hoàn cảnh của cháu, anh liền bỏ khám, xin đi xét nghiệm máu, rồi tình nguyện hiến cho cháu một đơn vị máu. Về nhà, anh vẫn giấu mẹ và vợ con, không hề nói là mình cho máu.
Khoảng 2 tháng sau, lãnh đạo xã Minh Phú đem đến nhà Tuấn một bức thư của anh Phạm Đức Khang - là bố của cháu bé mà Tuấn cho máu, quê Lập Thạch (Vĩnh Phúc), gửi thư lên xã, cảm ơn Tuấn đã cứu sống con mình. Xem lá thư đó, Tuấn mới biết: Sau ca mổ của con, bố mẹ cháu bé quay lại tìm anh, nhưng không thấy. Họ đến phòng xét nghiệm để tìm địa chỉ người cho máu, thì được biết, người đó chính là Vũ Quốc Tuấn, quê Minh Phú (Đoan Hùng).
Không chỉ gửi thư cảm ơn, mà gia đình và cả Hội đồng ngũ của anh Khang còn lên tận nhà thăm Tuấn. Họ mang bánh kẹo và biếu Tuấn một phong bì. Tuấn chỉ nhận bánh kẹo, còn tiền anh gửi lại để gia đình thuốc thang cho cháu.
Hôm đó mọi người mới biết: Tuấn chỉ có một ngôi nhà lá 4 gian, mẹ Tuấn đã ngoài 70 tuổi và hai đứa con, một cháu đang học năm thứ nhất Học viện Báo chí - Tuyên truyền; một cháu học năm thứ 2 Trường Cao đẳng Nghề (Thanh Ba, Phú Thọ). Hôm Tuấn đi nằm viện, nhà có con trâu cày, đêm kẻ trộm cũng vào dắt mất.
Thời gian trôi vèo như gió thoảng. Bỗng ngày 19/3/2008, Tuấn nhận được điện thoại từ Bệnh viện Nhi TW cho biết: Thấy hoàn cảnh của Tuấn còn nhiều khó khăn, một người bạn đồng ngũ của anh Khang đã xin cho Tuấn vào trông giữ xe tại bệnh viện.
Ở đây, anh gặp mẹ con chị Thanh - cư trú ở 622 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Hằng tuần chị đưa con là cháu Thu Hà vào viện 3 lần để chạy thận nhân tạo. Chồng chị là thương binh nặng, bị hỏng một bên mắt, con chị vào viện chạy thận nhân tạo đã 6 năm, mà bệnh của cháu đã vào giai đoạn cuối. Nếu không có thận ghép thì chết.
Anh Tuấn lại tình nguyện hiến thận cứu cháu. Qua 60 lần xét nghiệm, đã có lúc anh muốn bỏ cuộc, vì có người nói, anh đi bán thận. Nhưng vì quá thương hoàn cảnh của Hà, nên anh đã hiến thận cứu cháu.
Mẹ anh Tuấn cho biết: Hôm ở Hà Nội về, lúc ăn cơm, Tuấn còn đánh rơi cả bát cơm xuống đất. Nhà có gà mà nó cũng không dám thịt, vì sợ không đủ tiền nuôi con ăn học. Mãi sau có người ở Hà Nội về nói nó hiến thận cứu người, thì gia đình mới biết. Nó bảo: "Người ta đi đánh giặc, còn hy sinh cả tính mạng. Nhiều người còn không tìm thấy hài cốt, nếu có ai còn sống, trong người cũng mang đầy thương tích. Và con thực hiện đúng lời bố con thường dạy: "Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách". Mình cho người ta một ít máu, một quả thận thì có thấm tháp gì".
Chúng tôi đã gặp đồng chí Nguyễn Quang Phúc, Bí thư Đảng ủy xã và bà Đàm Thị Thời - 63 tuổi, là người cùng ở thôn 8, tất cả họ đều nói: "Gia đình anh Tuấn nhiều năm đều đạt gia đình văn hóa. Vợ anh Tuấn còn được Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chứng nhận đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc cấp tỉnh 5 năm (2002-2006) trong phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc".
Đảng ủy xã đã có chủ trương phát động đợt học tập tấm gương giàu lòng nhân ái của Tuấn. Nghĩa cử cao đẹp của Tuấn đã có sức lan tỏa rõ rệt và ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
Trước đây cả xã chưa có một ai hiến máu nhân đạo. Vậy mà vừa qua (mới chỉ có một lần phát động), xã Minh Phú đã có 14 người hiến được 14 đơn vị máu. Tình nghĩa xóm làng, từ hành động đến giao tiếp đã đổi thay hơn trước. Có thể nói, Tuấn là người đã thổi bùng lên ngọn lửa giàu lòng nhân ái, vì cuộc sống cộng đồng
Đỗ Khắc Chùy