Hiệu ứng Zeigarnik (Phần 2)

Tham khảo sách “Willpower – Rediscovering the greatest human strength” – Roy F.Baumeister và John Tierney.

Những nhiệm vụ chưa hoàn thành, những mục tiêu chưa đạt được có xu hướng xuất hiện trong tâm trí 1 người. 1 khi nhiệm vụ đã hoàn thành thì những sự nhắc nhở chấm dứt.

Hiệu ứng Zeigarnik hoạt động như thế nào từng được lý giải bởi nhiều lý thuyết, bao gồm 2 giả thiết đối lập. 1 giả thiết cho rằng cái vô thức vẫn theo dấu những mục tiêu của bạn và nó muốn đảm bảo rằng những mục tiêu được hoàn thành. Giả thiết 2 cho rằng tâm trí vô thức đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ tâm trí ý thức: giống như 1 đứa bé đang kéo tay áo của người lớn để thu hút sự chú ý và giúp đỡ, vô thức đang nói với ý thức hãy hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng hiện nay đã có 1 lời giải thích tốt hơn cho hiệu ứng Zeigarnik, cảm ơn những thực nghiệm gần đây của E.J. Masicampo. Trong 1 nghiên cứu, ông phân công cho 1 số sinh viên suy nghĩ về bài kiểm tra cuối kỳ quan trọng nhất. Những sinh viên khác, trong 1 điều kiện kiểm soát, suy nghĩ về buổi tiệc quan trọng nhất. Trong số những sinh viên suy nghĩ về bài kiểm tra, 1 nửa được yêu cầu lên kế hoạch cụ thể: cái gì, ở đâu và khi nào họ sẽ học. Nhưng không có ai thực sự học bất kỳ điều gì trong suốt thực nghiệm.

Sau đó mọi người thực hiện 1 nhiệm vụ có chứa cách đánh giá hiệu ứng Zeigarnik. Họ được đưa cho từ còn khuyết và được yêu cầu hoàn thành từ đó. Những từ còn khuyết đó được xây dựng để họ có thể hoàn thành với những từ có liên quan đến học hành, nhưng cũng với những từ không liên quan. Ví dụ, từ re_ _ có thể được hoàn thành là read nhưng cũng có thể là real, rest. Nếu những suy nghĩ về nhiệm vụ chưa hoàn thành về việc học chuẩn bị cho bài thi còn ở trong tâm trí các sinh viên, anh/cô í sẽ được mong đợi là tạo ra nhiều từ liên quan đến bài thi do hiệu ứng Zeigarnik. Và thực vậy, Masicampo đã phát hiện thấy những từ đó xuất hiện thường xuyên hơn trong đầu 1 số người: những người từng được nhắc về bài thi nhưng không lên kế hoạch để học chuẩn bị cho bài thi. Nhưng không quan sát thấy hiệu ứng đó trong số những sinh viên đã lên 1 kế hoạch học. Ngay cả khi họ đã được nhắc về bài thi thì tâm trí của họ được giũ sạch bởi hành động viết ra 1 kế hoạch.

Trong thực nghiệm khác, những người tham gia được yêu cầu suy nghĩ về những kế hoạch quan trọng trong cuộc sống của họ. 1 số người được yêu cầu viết về 1 số nhiệm vụ họ đã hoàn thành gần đây. Những người khác được yêu cầu viết về những nhiệm vụ chưa hoàn thành và cần được hoàn thành sớm. Nhóm thứ 3 cũng được yêu cầu viết về những nhiệm vụ chưa hoàn thành nhưng cũng viết thêm về những kế hoạch cụ thể về họ làm như thế nào để hoàn thành những việc đó. Sau đó tất cả mọi người tham gia 1 thực nghiệm khác không liên quan. Họ được phân công đọc 10 trang đầu tiên của 1 tiểu thuyết. Khi họ đọc, họ được kiểm tra định kỳ để biết chắc liệu tâm trí họ có đi lang thang khỏi việc đọc tiểu thuyết. Sau đó, họ được hỏi họ đã tập trung tốt như thế nào và nếu tâm trí họ đã đi lang thang ở đâu. Họ cũng được kiểm tra họ đã hiểu những gì họ đã đọc tốt như thế nào.

1 lần nữa, việc lập 1 kế hoạch đã tạo ra 1 sự khác biệt. Những người đã viết về những nhiệm vụ chưa hoàn thành gặp nhiều rắc rối trong việc tập trung vào việc đọc tiểu thuyết – trừ khi họ đã lập 1 kế hoạch cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ, trong trường hợp đó, họ thông báo gặp tương đối ít tình trạng tâm trí lang thang và đạt điểm khá tốt trong bài kiểm tra đọc hiểu. Cho dù họ chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc có bất kỳ sự tiến bộ rõ ràng nào, hành động đơn giản là lập 1 kế hoạch đã giũ sạch tâm trí của họ và loại bỏ hiệu ứng Zeigarnik. Nhưng hiệu ứng Zeigarnik vẫn còn lại ở những sinh viên chưa lập kế hoạch. Tâm trí họ đi lang thang khỏi việc đọc đến những nhiệm vụ chưa hoàn thành và sau đó họ có số điểm tệ trong bài kiểm tra đọc hiểu.

Sự kéo dài dai dẳng của những ý nghĩ gây xao lãng không phải là 1 dấu chỉ cho thấy cái vô thức đang làm việc để hoàn thành nhiệm vụ. Cũng như cái vô thức đang mè nheo ý thức hoàn thành nhiệm vụ ngay lập tức. Thay vào đó, cái vô thức đang yêu cầu ý thức lập 1 kế hoạch. Cái vô thức rõ ràng không thể tự làm điều này do đó nó nài nỉ ý thức lập 1 kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm và cơ hội. 1 khi kế hoạch được lập, cái vô thức có thể chấm dứt mè nheo ý thức với những sự nhắc nhở.

Nếu bạn có ít nhất 150 mục trong danh sách những việc cần làm, thì hiệu ứng Zeigarnik sẽ để yên cho bạn nhảy từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác và không làm phiền bạn bởi những ý định mơ hồ. Bạn không cần phải hoàn thành công việc ngay lập tức. Bạn vẫn có 150 việc trên danh sách cần làm, nhưng trong thời điểm đó thì “tâm trí-như-con khỉ” của bạn sẽ yên lặng.
 

Thống kê

Chủ đề
101,835
Bài viết
469,183
Thành viên
340,244
Thành viên mới nhất
imperiasignature
Top