Hướng dẫn làm bài văn hóa thân vào nhân vật cá bống kể lại câu chuyện tấm cám:
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp. Đó là những câu chuyện vô cùng gần gũi với chúng ta, gắn liền với tuổi thơ qua lời kể của mẹ, qua giọng trầm ấm của bà. Đó là thế giới thần tiên nơi có chàng Thạch Sanh dũng cảm, gan dạ cuối cùng cưới được công chúa, nơi cô Tấm dịu hiền nết na tuy sống khổ cực nhưng rất lương thiện. Đó là nơi mà cái thiện luôn chiến thắng cái ác, nơi kẻ xấu luôn bị trừng trị thích đáng, nơi những giấc mơ, khát khao có thể thành hiện thực. Bài văn mẫu dưới đây là câu chuyện cổ tích vô cùng gần gũi với tuổi thơ mỗi người, đó là truyện “Tấm Cám” nhưng lại được kể lại theo một góc nhìn mới, dưới con mắt của chú cá bống. Chú ý khi viết bài văn này, chúng ta cần sử dụng đúng ngôi kể, kể sáng tạo nhưng vẫn phải giữ được những sự kiện chính, không làm thay đổi ý nghĩa của câu chuyện gốc.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT CÁ BỐNG KẺ LẠI CÂU CHUYỆN TẤM CÁM:
Người hiền rồi cũng gặp lành, còn kẻ ác tất sẽ bị trừng trị. Câu chuyện của nàng Tấm chăm chỉ, hiền lành cũng vậy. Tôi chỉ là một con cá bống nhỏ nhưng tôi đã chứng kiến được hết cuộc đời đầy thử thách của cô Tấm, một câu chuyện để lại nhiều ấn tượng.
Tôi vốn sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi. Bỗng một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chặt chội, tối om cùng những chị em họ hàng của mình và những anh tôm cua hàng xóm. Đang không biết chuyện gì thì tôi bỗng thấy nơi tôi nằm rung động mạnh. Trời đất bỗng xoay ngược lại, những người bạn của tôi rơi thẳng xuống một cái giỏ khác. Tôi sợ hãi, liều mình bám chặt vào thành giỏ. Một lúc sau, yên tĩnh lại, tôi lại nghe thấy tiếng khóc của ai đó và một vầng sáng hiện lên cùng giọng nói hiền từ:
- Làm sao con khóc?
Tiếng khóc vang lên một lúc rồi dừng, tiếng kể của một cô gái vang lên. Thì ra người đang khóc là Tấm, một cô gái mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ khác, chẳng lâu sau lại qua đời. Dì ghẻ và người con là Cám thì thường bắt nạt Tấm, bắt nàng làm việc trong nhà. Hôm nay người dì bảo hai con đi bắt cá, ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. Cám chỉ lo đùa nghịch, đến chiều tôi lại lừa Tấm rồi lấy hết cá. Còn người mới xuất hiện chính là Bụt, ngài khuyên nhủ cô rồi bảo cô nhìn lại trong giỏ.
Một lúc sau tôi thấy gương mặt của một cô gái, trông rất hiền lành, ngoan ngoãn. Tôi được Tấm đưa về nhà, tôi cứ nghĩ mình sắp xong rồi nhưng Tấm chỉ thả tôi vào một giếng nước. Ngày ngày, giọng nói hiền dịu vang lên:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm tấm, cháo hoa nhà người.
Khi đó tôi lại ngoi lên mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên. Tôi thấy hai người phụ nữ trông có vẻ dữ dằn. Sau đó, tôi bị mẹ con Cám ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Linh hồn tôi lại được Bụt giữ lại bên người. Tôi thấy được Tấm sau khi biết tin tôi chết thì khóc thảm thương, được Bụt chỉ cho cách. Cô cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Đến khi xong việc, dì ghẻ lại trộn gạo với thóc bắt cô lựa ra. May mắn cô được Bụt giúp nên rất nhanh đã lựa xong. Nhưng Tấm lại không có trang phục để đi dự hội, Bụt lại bảo cô đào bốn cái lọ ở chân giường lên. Thật bất ngờ, xương tôi lại biến thành bộ trang phục đẹp đẽ.
Tấm vội vàng đến dự hội nên không may làm rơi một chiếc giầy. Trong buổi hội, nhà vua lại đưa ra cho mọi người một chiếc giầy, ai đi vừa sẽ được phong làm Hoàng Hậu. Cuối cùng không ai có thể đi vừa nó ngoại trừ Tấm. Thì ra nhà vua đã nhặt được chiếc giày của Tấm làm rơi. Nàng được đưa vào cung và sống vui vẻ bên nhà vua.
Thế nhưng, bi kịch của Tấm vẫn không dừng lại. Trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm. Nhưng sau nhiều lần bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường. Để đền ơn, Tấm giúp bà cụ làm việc nhà nhưng sau đó bị phát hiện, cô được bà cụ nhận làm con. Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.
Tôi từng trải qua quãng thời gian với Tấm, sau khi chết vẫn tiếp tục chứng kiến cuộc đời nàng. Cô gái chăm chỉ, hiền lành cuối cùng cũng đã được hạnh phúc. Từ đó tôi cũng nhận ra được quy luật của cuộc sống: ở hiền gặp lành và tìm được cách sống cho cuộc đời mình.
-Hana-vfo.vn
Hình ảnh Tấm đang chuẩn bị gọi cá vàng lên ăn ở dưới giếng
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT CÁ BỐNG KẺ LẠI CÂU CHUYỆN TẤM CÁM
Tôi là nhân vật cá bống trong truyện cổ tích Tấm Cám- một câu chuyện đã không còn xa lạ gì đối với mỗi người dân Việt Nam. Qua lời căn dặn của ông bụt, tôi đã đến với cô Tấm hiền lành, nhân hậu để giúp đỡ cô trong cuộc sống. Và nhờ vậy, tôi đã có những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Tấm là một người con gái bất hạnh. Cha mẹ mất sớm, cô phải sống cùng mụ dì ghẻ và cô em gái cùng cha khác mẹ tên là Cám. Mụ dì ghẻ và Cám là hai người phụ nữ vô cùng độc ác, gian xảo. Tấm bị ghẻ lạnh, bị bắt làm tất cả mọi công việc nặng nhọc trong nhà trong khi Cám thì được mẹ nuông chiều, suốt ngày chỉ chơi bời nhàn nhã.
Một hôm, mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép, ai bắt được nhiều hơn, mụ ta sẽ thưởng cho một cái yếm đào. Vốn quen làm việc, lại chăm chỉ lao động nên chẳng mấy chốc, Tấm đã bắt được đầy một giỏ tôm. Cám thấy vậy liền tìm cách cướp hết thành quả của chị rồi chạy về nhà trước. Tấm bị mất toàn bộ tôm tép, ngồi ôm mặt khóc. Bụt hiện ra hỏi nguyên nhân, Tấm kể lại toàn bộ sự tình. Bụt nghe xong liền bảo Tấm tìm trong giỏ xem còn sót lại thứ gì không. Tấm làm theo thì thấy trong giỏ còn một chú cá bống. Chú cá bống đó chính là tôi. Bụt nói Tấm hãy đem tôi về thả vào cái giếng sau nhà, ngày ngày nuôi nấng, chăm sóc tôi. Tấm làm theo, từ đó, tôi trở thành người bạn duy nhất của cô Tấm. Mẹ con Cám thấy vậy liền tìm cách bẫy tôi, bắt tôi lên để làm thịt. Tôi phải rời xa cô Tấm hiền lành và trở về với ông bụt trên tiên giới, hằng ngày dõi theo cuộc đời của cô Tấm. Sau khi phát hiện tôi không còn nữa, Tấm buồn quá, ôm mặt khóc. Thấy vậy, bụt lại hiện lên. Sau khi hiểu rõ sự tình, bụt bảo Tấm hãy đi tìm xương của tôi, cho vào bốn cái lọ và đặt dưới gầm giường, sẽ có lúc chúng sẽ giúp đỡ được Tấm. Tấm vâng lời và làm theo. Nhờ có sự giúp đỡ của đàn gà, Tấm đã tìm thấy xương của tôi mà mẹ con Cám để lại.
Năm.ấy, nhà vua mở hội, bà con dân làng ai cũng nô nức đi xem, mẹ con nhà Cám cũng ăn vận lộng lẫy đi trẩy hội. Vì không muốn Tấm tham dự, mụ dì ghẻ đã trộn một thúng đỗ đen và một thúng đỗ xanh, bắt Tấm phải nhặt đỗ xanh ra đỗ xanh, đỗ đen ra đỗ đen, xong xuôi mới được đi xem hội. Tấm tủi thân quá, vừa nhặt vừa khóc. Bụt lại hiện lên, hóa phép cho một đàn chim bay đến nhặt hết đỗ cho Tấm. Rồi bụt bảo Tấm hãy lấy bốn cái lọ dưới gầm giường lên, lập tức bốn cái lọ liền biến thành bộ quần áo lộng lẫy, một đôi giày đẹp, và một con ngựa khỏe khoắn. Tấm liền thay trang phục, trang điểm thật đẹp rồi phi ngựa đến kinh đô tham dự lễ hội. Giữa đường, Tấm làm rơi một chiếc hài xuống sông. Khi kiệu của nhà vua đi qua, thấy chiếc hài, vua liền truyền lệnh: “ Người con gái nào đi vừa chiếc giày này, ta sẽ lấy làm vợ”. Các cô thiếu nữ thi nhau ướm thử chiếc giày, mẹ con Cám cũng thế, nhưng không ai vừa với nó cả. Đến lượt Tấm đi thử, chiếc giày vừa như in. Nhà vua vui mừng đưa Tấm trở về hoàng cung trong sự ngỡ ngàng của hai mẹ con nhà Cám.
Đến ngày giỗ cha, Tấm xin phép nhà vua được trở về nhà. Mẹ con Cám nhân cơ hội này tìm cách hãm hại Tấm. Nhân lúc Tấm trèo lên cây hái cau, mẹ con Cám ở dưới đã đốn đổ thân cây khiến Tấm ngã và chết đi. Nhà vua biết tin vô cùng đau buồn. Mụ dì ghẻ liên đưa Cám vào cung, thay thế chị.
Lại nói, sau khi chết, Tấm hóa thành một chú chim vàng anh, bay đến cung vua cất tiếng hót ríu rít. Nhà vua đang buồn vì cái chết của Tấm, nghe tiếng hót liền vui vẻ trở lại, từ đó, nhà vua luôn thân thiết với chú chim vàng anh. Cám thấy vậy, liền bắt chim vàng anh và giết thịt, sau đó vứt lông ra góc vườn. Tại đó mọc lên một cây xoan đào cành lá xum xuê tỏa bóng mát cho nhà vua nằm. Nhà vua thấy thoải mái nên trưa nào cũng sai người mắc võng nằm dưới cây xoan đào. Cám lại nổi cơn ghen, sai người chặt cây xoan đào làm thành khung cửi. Một hôm đang dệt cửu, Cám nghe có tiếng nói: “ Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”. Cám nghe vậy sợ quá, liền đốt khung cửi rồi vứt tro ra ngoài thành. Tại đó mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một quả tỏa hương thơm ngào ngạt. Một bà lão đi qua, nói: “ Thị ơi thị rơi bị bà/ Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Quả thị liền rơi và bị của bà lão. Từ đó, trong nhà bà xảy ra rất nhiều chuyện kì lạ, mỗi khi bà ra ngoài, dường như có người đã dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm sẵn cho bà. Một hôm, bà quyết định về nhà tìm hiểu nguyên nhân thì thấy Tấm đang dọn dẹp nhà cửa. Bà liền chạy đến ôm Tấm, từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.
Một hôm, nhà vua ghé vào quán nước của bà lão, thấy miếng trầu của bà rất giống với miếng trầu mà Tấm đã têm, liền yêu cầu được gặp người têm trầu. Nhà vua gặp lại Tấm, vui mừng, hạnh phúc, nhà vua đón Tấm trở lại hoàng cung. Tấm về cung, đã trừng trị Cám thích đáng. Mụ dì ghẻ nghe tin con mình chết, cũng lăn ra chết. Từ đó, Tấm và nhà vua chung sống hạnh phúc bên nhau.
Sau bao nhiêu biến cố, bao nhiêu khó khăn, thử thách và đấu tranh, cuối cùng, cô Tấm cũng đã tìm được hạnh phúc cho mình. Tôi và ông bụt ở trên trời, cũng mừng thay cho Tấm. Thật đúng là ở hiền thì gặp lành.
B- vfo.vn
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp. Đó là những câu chuyện vô cùng gần gũi với chúng ta, gắn liền với tuổi thơ qua lời kể của mẹ, qua giọng trầm ấm của bà. Đó là thế giới thần tiên nơi có chàng Thạch Sanh dũng cảm, gan dạ cuối cùng cưới được công chúa, nơi cô Tấm dịu hiền nết na tuy sống khổ cực nhưng rất lương thiện. Đó là nơi mà cái thiện luôn chiến thắng cái ác, nơi kẻ xấu luôn bị trừng trị thích đáng, nơi những giấc mơ, khát khao có thể thành hiện thực. Bài văn mẫu dưới đây là câu chuyện cổ tích vô cùng gần gũi với tuổi thơ mỗi người, đó là truyện “Tấm Cám” nhưng lại được kể lại theo một góc nhìn mới, dưới con mắt của chú cá bống. Chú ý khi viết bài văn này, chúng ta cần sử dụng đúng ngôi kể, kể sáng tạo nhưng vẫn phải giữ được những sự kiện chính, không làm thay đổi ý nghĩa của câu chuyện gốc.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT CÁ BỐNG KẺ LẠI CÂU CHUYỆN TẤM CÁM:
Người hiền rồi cũng gặp lành, còn kẻ ác tất sẽ bị trừng trị. Câu chuyện của nàng Tấm chăm chỉ, hiền lành cũng vậy. Tôi chỉ là một con cá bống nhỏ nhưng tôi đã chứng kiến được hết cuộc đời đầy thử thách của cô Tấm, một câu chuyện để lại nhiều ấn tượng.
Tôi vốn sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi. Bỗng một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chặt chội, tối om cùng những chị em họ hàng của mình và những anh tôm cua hàng xóm. Đang không biết chuyện gì thì tôi bỗng thấy nơi tôi nằm rung động mạnh. Trời đất bỗng xoay ngược lại, những người bạn của tôi rơi thẳng xuống một cái giỏ khác. Tôi sợ hãi, liều mình bám chặt vào thành giỏ. Một lúc sau, yên tĩnh lại, tôi lại nghe thấy tiếng khóc của ai đó và một vầng sáng hiện lên cùng giọng nói hiền từ:
- Làm sao con khóc?
Tiếng khóc vang lên một lúc rồi dừng, tiếng kể của một cô gái vang lên. Thì ra người đang khóc là Tấm, một cô gái mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ khác, chẳng lâu sau lại qua đời. Dì ghẻ và người con là Cám thì thường bắt nạt Tấm, bắt nàng làm việc trong nhà. Hôm nay người dì bảo hai con đi bắt cá, ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. Cám chỉ lo đùa nghịch, đến chiều tôi lại lừa Tấm rồi lấy hết cá. Còn người mới xuất hiện chính là Bụt, ngài khuyên nhủ cô rồi bảo cô nhìn lại trong giỏ.
Một lúc sau tôi thấy gương mặt của một cô gái, trông rất hiền lành, ngoan ngoãn. Tôi được Tấm đưa về nhà, tôi cứ nghĩ mình sắp xong rồi nhưng Tấm chỉ thả tôi vào một giếng nước. Ngày ngày, giọng nói hiền dịu vang lên:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm tấm, cháo hoa nhà người.
Khi đó tôi lại ngoi lên mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên. Tôi thấy hai người phụ nữ trông có vẻ dữ dằn. Sau đó, tôi bị mẹ con Cám ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Linh hồn tôi lại được Bụt giữ lại bên người. Tôi thấy được Tấm sau khi biết tin tôi chết thì khóc thảm thương, được Bụt chỉ cho cách. Cô cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Đến khi xong việc, dì ghẻ lại trộn gạo với thóc bắt cô lựa ra. May mắn cô được Bụt giúp nên rất nhanh đã lựa xong. Nhưng Tấm lại không có trang phục để đi dự hội, Bụt lại bảo cô đào bốn cái lọ ở chân giường lên. Thật bất ngờ, xương tôi lại biến thành bộ trang phục đẹp đẽ.
Tấm vội vàng đến dự hội nên không may làm rơi một chiếc giầy. Trong buổi hội, nhà vua lại đưa ra cho mọi người một chiếc giầy, ai đi vừa sẽ được phong làm Hoàng Hậu. Cuối cùng không ai có thể đi vừa nó ngoại trừ Tấm. Thì ra nhà vua đã nhặt được chiếc giày của Tấm làm rơi. Nàng được đưa vào cung và sống vui vẻ bên nhà vua.
Thế nhưng, bi kịch của Tấm vẫn không dừng lại. Trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm. Nhưng sau nhiều lần bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường. Để đền ơn, Tấm giúp bà cụ làm việc nhà nhưng sau đó bị phát hiện, cô được bà cụ nhận làm con. Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.
Tôi từng trải qua quãng thời gian với Tấm, sau khi chết vẫn tiếp tục chứng kiến cuộc đời nàng. Cô gái chăm chỉ, hiền lành cuối cùng cũng đã được hạnh phúc. Từ đó tôi cũng nhận ra được quy luật của cuộc sống: ở hiền gặp lành và tìm được cách sống cho cuộc đời mình.
-Hana-vfo.vn
Hình ảnh Tấm đang chuẩn bị gọi cá vàng lên ăn ở dưới giếng
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT CÁ BỐNG KẺ LẠI CÂU CHUYỆN TẤM CÁM
Tôi là nhân vật cá bống trong truyện cổ tích Tấm Cám- một câu chuyện đã không còn xa lạ gì đối với mỗi người dân Việt Nam. Qua lời căn dặn của ông bụt, tôi đã đến với cô Tấm hiền lành, nhân hậu để giúp đỡ cô trong cuộc sống. Và nhờ vậy, tôi đã có những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Tấm là một người con gái bất hạnh. Cha mẹ mất sớm, cô phải sống cùng mụ dì ghẻ và cô em gái cùng cha khác mẹ tên là Cám. Mụ dì ghẻ và Cám là hai người phụ nữ vô cùng độc ác, gian xảo. Tấm bị ghẻ lạnh, bị bắt làm tất cả mọi công việc nặng nhọc trong nhà trong khi Cám thì được mẹ nuông chiều, suốt ngày chỉ chơi bời nhàn nhã.
Một hôm, mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép, ai bắt được nhiều hơn, mụ ta sẽ thưởng cho một cái yếm đào. Vốn quen làm việc, lại chăm chỉ lao động nên chẳng mấy chốc, Tấm đã bắt được đầy một giỏ tôm. Cám thấy vậy liền tìm cách cướp hết thành quả của chị rồi chạy về nhà trước. Tấm bị mất toàn bộ tôm tép, ngồi ôm mặt khóc. Bụt hiện ra hỏi nguyên nhân, Tấm kể lại toàn bộ sự tình. Bụt nghe xong liền bảo Tấm tìm trong giỏ xem còn sót lại thứ gì không. Tấm làm theo thì thấy trong giỏ còn một chú cá bống. Chú cá bống đó chính là tôi. Bụt nói Tấm hãy đem tôi về thả vào cái giếng sau nhà, ngày ngày nuôi nấng, chăm sóc tôi. Tấm làm theo, từ đó, tôi trở thành người bạn duy nhất của cô Tấm. Mẹ con Cám thấy vậy liền tìm cách bẫy tôi, bắt tôi lên để làm thịt. Tôi phải rời xa cô Tấm hiền lành và trở về với ông bụt trên tiên giới, hằng ngày dõi theo cuộc đời của cô Tấm. Sau khi phát hiện tôi không còn nữa, Tấm buồn quá, ôm mặt khóc. Thấy vậy, bụt lại hiện lên. Sau khi hiểu rõ sự tình, bụt bảo Tấm hãy đi tìm xương của tôi, cho vào bốn cái lọ và đặt dưới gầm giường, sẽ có lúc chúng sẽ giúp đỡ được Tấm. Tấm vâng lời và làm theo. Nhờ có sự giúp đỡ của đàn gà, Tấm đã tìm thấy xương của tôi mà mẹ con Cám để lại.
Năm.ấy, nhà vua mở hội, bà con dân làng ai cũng nô nức đi xem, mẹ con nhà Cám cũng ăn vận lộng lẫy đi trẩy hội. Vì không muốn Tấm tham dự, mụ dì ghẻ đã trộn một thúng đỗ đen và một thúng đỗ xanh, bắt Tấm phải nhặt đỗ xanh ra đỗ xanh, đỗ đen ra đỗ đen, xong xuôi mới được đi xem hội. Tấm tủi thân quá, vừa nhặt vừa khóc. Bụt lại hiện lên, hóa phép cho một đàn chim bay đến nhặt hết đỗ cho Tấm. Rồi bụt bảo Tấm hãy lấy bốn cái lọ dưới gầm giường lên, lập tức bốn cái lọ liền biến thành bộ quần áo lộng lẫy, một đôi giày đẹp, và một con ngựa khỏe khoắn. Tấm liền thay trang phục, trang điểm thật đẹp rồi phi ngựa đến kinh đô tham dự lễ hội. Giữa đường, Tấm làm rơi một chiếc hài xuống sông. Khi kiệu của nhà vua đi qua, thấy chiếc hài, vua liền truyền lệnh: “ Người con gái nào đi vừa chiếc giày này, ta sẽ lấy làm vợ”. Các cô thiếu nữ thi nhau ướm thử chiếc giày, mẹ con Cám cũng thế, nhưng không ai vừa với nó cả. Đến lượt Tấm đi thử, chiếc giày vừa như in. Nhà vua vui mừng đưa Tấm trở về hoàng cung trong sự ngỡ ngàng của hai mẹ con nhà Cám.
Đến ngày giỗ cha, Tấm xin phép nhà vua được trở về nhà. Mẹ con Cám nhân cơ hội này tìm cách hãm hại Tấm. Nhân lúc Tấm trèo lên cây hái cau, mẹ con Cám ở dưới đã đốn đổ thân cây khiến Tấm ngã và chết đi. Nhà vua biết tin vô cùng đau buồn. Mụ dì ghẻ liên đưa Cám vào cung, thay thế chị.
Lại nói, sau khi chết, Tấm hóa thành một chú chim vàng anh, bay đến cung vua cất tiếng hót ríu rít. Nhà vua đang buồn vì cái chết của Tấm, nghe tiếng hót liền vui vẻ trở lại, từ đó, nhà vua luôn thân thiết với chú chim vàng anh. Cám thấy vậy, liền bắt chim vàng anh và giết thịt, sau đó vứt lông ra góc vườn. Tại đó mọc lên một cây xoan đào cành lá xum xuê tỏa bóng mát cho nhà vua nằm. Nhà vua thấy thoải mái nên trưa nào cũng sai người mắc võng nằm dưới cây xoan đào. Cám lại nổi cơn ghen, sai người chặt cây xoan đào làm thành khung cửi. Một hôm đang dệt cửu, Cám nghe có tiếng nói: “ Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”. Cám nghe vậy sợ quá, liền đốt khung cửi rồi vứt tro ra ngoài thành. Tại đó mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một quả tỏa hương thơm ngào ngạt. Một bà lão đi qua, nói: “ Thị ơi thị rơi bị bà/ Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Quả thị liền rơi và bị của bà lão. Từ đó, trong nhà bà xảy ra rất nhiều chuyện kì lạ, mỗi khi bà ra ngoài, dường như có người đã dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm sẵn cho bà. Một hôm, bà quyết định về nhà tìm hiểu nguyên nhân thì thấy Tấm đang dọn dẹp nhà cửa. Bà liền chạy đến ôm Tấm, từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.
Một hôm, nhà vua ghé vào quán nước của bà lão, thấy miếng trầu của bà rất giống với miếng trầu mà Tấm đã têm, liền yêu cầu được gặp người têm trầu. Nhà vua gặp lại Tấm, vui mừng, hạnh phúc, nhà vua đón Tấm trở lại hoàng cung. Tấm về cung, đã trừng trị Cám thích đáng. Mụ dì ghẻ nghe tin con mình chết, cũng lăn ra chết. Từ đó, Tấm và nhà vua chung sống hạnh phúc bên nhau.
Sau bao nhiêu biến cố, bao nhiêu khó khăn, thử thách và đấu tranh, cuối cùng, cô Tấm cũng đã tìm được hạnh phúc cho mình. Tôi và ông bụt ở trên trời, cũng mừng thay cho Tấm. Thật đúng là ở hiền thì gặp lành.
B- vfo.vn