Ngày nay, trong cuộc sống luôn có sự tranh cải, xung đột, chính vì thế mà ngành luật ra đời. Ngành luật là một trong những ngành nghề phổ biến và không thể thiếu của xã hội hiện nay. Luật không chỉ dùng để giải quyết vấn đề xung đột trong xã hội mà còn là công việc giải quyết các thắc mắc hay tư vấn về về pháp luật. không những thế, ngành luật còn có những công việc khác rất hữu ích và cần thiết. bạn đang suy nghĩ không biết học ngành luật ra sẽ làm gì, ở đâu. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một số kiến thức về ngành luật sau khi ra trường sẽ làm gi, để bạn có những nhận thức chính xác và lựa chọn một cách hợp lí.
Khi học ngành luật thì bạn sẽ làm các công việc cụ thể như sau:
Làm việc tại viện kiểm soát: theo như cơ cấu bộ máy nhà nước của nước ta thì viện kiểm soát bao gồm ba cấp: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Viện kiểm sát nhân dân huyện, hoặc quận ,thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Bạn có thể làm những công việc liên quan đến pháp luật tại các cơ quan trên. Đây là công việc tại cơ quan nhà nước tối cao, chính vì thế yêu cầu bạn có những kiến thức thật chắc và có sự thông minh.
Làm việc tại Cơ quan thi hành án: tại cơ quan thi hành án bạn sẽ là chấp hành viên. Với công việc này nếu làm tại cơ quan thi hành án dân sự sẽ là nơi bạn làm việc ở các tỉnh trực thuộc trung ương có phòng thi hành án trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh. Và nếu như còn ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh thì có các đội thi hành án trực thuộc Phòng Tư pháp huyện. bên cạnh đó bạn có thể làm tại các phòng thi hành án và đội thi hành án được tổ chức ở tất cả các địa phương trong phạm vi toàn quốc.
Làm tại phòng công chứng nhà nước: Ở Việt Nam thì bất cứ tỉnh, hành phố nào cũng có phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp. Có một số địa phương còn có nhiều phòng do nhu cầu công chứng của nhân dân càng ngày càng tăng. Chính vì thế mà ngành này cần rát nhiều cán bộ đảm nhiệm.
Làm tại Bộ Tư pháp: Đây là cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật. đây là cơ quan gồm nhiều đơn vị trực thuộc: các vụ chuyên môn, cơ sở đào tạo và nghiên cứu, cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản. Ở tại bộ tư pháp các địa phương bạn sẽ thường xuyên được tiếp xúc, và giúp đỡ những người cùng xã, cùng phường với mình trong các công việc pháp lý như khai sinh, khai tử ,…. Các Cơ quan tư pháp ở địa phương như: Sở Tư pháp ở các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tư pháp ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, riêng ở phường, xã, thị trấn thì có các Ban Tư pháp cơ sở.
Làm việc tại Bộ phận pháp chế: Các bộ phận pháp chế của Văn phòng Quốc hội, hay Văn phòng Chính phủ, tại các Bộ, các ngành…. Tại đây sẽ làm công việc tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề về pháp luật, gồm cả việc soạn dự thảo các văn bản luật.
Làm việc tại Cơ quan thanh tra các Bộ, ngành: tại đây bạn sẽ công tác ở bộ phận pháp chế và cũng có thể làm việc ở bộ phận thanh tra. Với nhiệm vụ kiểm tra, xem xét giải quyết khiếu nại, bộ phận này rất cần những người có chuyên môn ngành luật.
Làm việc tại các sở đào tạo: bạn có thể làm việ các trường có đào tạo liên quan đến ngành luật. các trường đại học , cao đẳng cũng có những nhu cầu rất cao. Bên cạnh đó đối với cấp trung học và phổ thông bạn cũng có thể dạy môn giáo dục công dân.
Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu: đối với lĩnh vực này bạn có thể làm việc tại các Viện Khoa học kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, viện Nhà nước và Pháp luật, các Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp,các Viện Khoa học xét xử Toà án nhân dân tối cao,….
Bên cạnh những công việc trên bạn cũng có thể mở một văn phòng luật sư riêng, tư vấn về pháp luật hay làm tại các doanh nghiệp lớn để tư vấn và hỗ trợ họ về mặt pháp lí trong công việc.
Danh sách những công việc ngành luật thường gặp:
- Thẩm phán
- Kiểm sát viên
- Luật sư
- Công chứng viên
- Chấp hành viên
- Chuyên viên pháp lý
- Cố vấn pháp lý
- Giáo viên/ giảng viên luật
- Cán bộ nghiên cứu pháp luật
- Điều tra viên
- Thư ký tòa án
- Thẩm tra viên
Trên đây là những công việc mà học ngành luật sẽ làm. Chúc bạn có những lựa chọ hợp lí cho công việc của mình.