Hướng dẫn nâng cấp Ram cho máy tính laptop

Trước khi nâng cấp Ram cho máy tính hay laptop bạn cần phải nắm vững, và hiểu rõ về Ram.

I-Ram là gì ?
chi-muc.jpg



RAM là viết tắt của cụm từ Random Access Memory - bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, gắn vào mainboard. Đây là một trong những thành phần cơ bản nhất cấu thành nên một chiếc máy tính. Nếu không có RAM thì máy tính sẽ không thể khởi động được. Dung lượng của RAM cũng rất ảnh hưởng tới tốc độ hoạt động của hệ thống nữa nhé.

Thông thường mainboard (bo mạch chủ) trên desktop vẫn được để trống slot (khe cắm) để người dùng có thể nâng cấp sau này. Đến đây, bạn sẽ có quyết định cho riêng mình. Nếu mainboard đã hết khe cắm thì bắt buộc phải thay thế RAM nếu muốn nâng cấp. Hoặc nếu còn slot trống, bạn có thể mua một thanh RAM tương tự để chạy song song. Khi ấy, điều bạn cần phải biết là dàn máy của mình hỗ trợ loại RAM nào.

II- Chọn Ram phù hợp


Việc nâng cấp hay thay thế RAM không chỉ đơn giản là tiêu tiền càng nhiều càng tốt. Bạn cần xác định được chiếc máy tính của mình hỗ trợ loại RAM nào.


Những thiết bị mua từ cách đây 3 năm trở lên thì mainboard sẽ chỉ hỗ trợ RAM DDR2. Thậm chí, một số máy đời cũ vẫn còn sử dụng cả RDRAM hoặc SDRAM. Tuy nhiên, chúng rất hiếm trên thị trường. Để tìm hiểu chính xác loại RAM mà mainboard hỗ trợ thì người dùng nên kiểm tra ngay trên mainboard, dùng phần mềm hỗ trợ hoặc xem xét hóa đơn mua hàng trước kia.

ddr3-vs-ddr2-ram.jpg



Một cách kiểm tra khác cũng khá thông dụng là tìm kiếm thông tin tại website hãng sản xuất bo mạch chủ mà máy tính của bạn đang sử dụng. Tại đây, bạn có thể tìm thấy thông tin về hàng loạt các mẫu sản phẩm tương thích với mainboard của mình.

Nên lưu ý rằng hiệu năng của RAM DDR3 cao hơn DDR2 nên nếu mainboard hỗ trợ cả 2 hệ RAM trên thì bạn nên chọn loại DDR3. Hơn nữa, thế hệ RAM DDR2 hiện ít còn được sản xuất nên giá thành cao hơn RAM DDR3 khi xét cùng dung lượng.

III- Xác định dung lượng cần nâng cấp

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn cân nhắc để nâng cấp lên mức RAM phù hợp. Nếu bạn sử dụng Windows 32-bit với các tác vụ cơ bản như lướt web, văn phòng hay làm việc với Photoshop các phiên bản CS3 trở lại thì 2GB là đủ dùng. Nhưng nếu nhu cầu cao cấp hơn (chơi game, 3D,…) thì có thể nâng cấp lên mức cao hơn. Nhưng chú ý rằng, Windows 32-bit chỉ nhận tối đa 3,2GB RAM (hoặc 4GB, tùy CPU) mà thôi.

Tiếp theo, bạn hãy cân nhắc xem nên chọn mua loại bộ nhớ RAM nào là phù hợp với máy tính của mình. Hiện trên thị trường có ba loại bộ nhớ RAM: DDR, DDR2 và DDR3 với các thiết kế chân cắm khác nhau. Với mỗi khe DIMM để cắm thanh RAM, bạn cần chọn chỉ một loại bộ nhớ duy nhất để gắn vào mà thôi. Nghĩa là bạn không thể cắm thanh RAM DDR vào khe cắm DDR2 hay DDR3 và tương tự.

Mặc dù các sản phẩm bộ nhớ kênh ba xuất hiện khá nhiều nhưng bạn nên lưu ý rằng chỉ có dòng CPU Core i7 (phiên bản LGA 1366 trên nền chipset X58) là có khối điều khiển bộ nhớ kênh ba mà thôi. Toàn bộ các dòng sử dụng LGA 1156 và chipset khác X58 cùng tất cả các mẫu từ AMD đều chỉ hỗ trợ bộ nhớ kênh đôi. Do đó việc mua bộ nhớ kênh ba chỉ hiệu quả khi bạn có hệ thống máy tính phù hợp. Còn lại, các giải pháp kit kênh đôi sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền và đảm bảo được hiệu quả tốt nhất cho hệ thống.

Một số kit kênh đôi cũng có các hồ sơ hoạt động ở tốc độ cao tối ưu hóa cho CPU Intel (XMP Profile) hoặc AMD… nếu có điều kiện, bạn có thể mua các dòng RAM này để nhận được thêm hiệu năng cải thiện. Lưu ý rằng, việc chọn mẫu RAM cùng thương hiệu với RAM cũ sẽ giúp hệ thống chạy ổn định nhất.
Hiện tại, giá RAM khá ổn định và không cao lắm. Chẳng hạn như RAM DDR2 800 dung lượng 2GB có mức dao động từ 850 ngàn đến 1,2 triệu (tùy hãng). Để chọn thanh RAM ưng ý cho hệ thống của mình. Tốt nhất bạn nên đến tận cửa hàng và xem xét thật kỹ trước khi mua.

IV-Lựa chọn bus ram phù hợp

Lựa chọn bus RAM phù hợp cũng rất quan trọng. Đặc biệt với những ai có thói quen làm việc với nhiều tác vụ cùng lúc thì việc các ứng dụng này “ăn” nhiều vào bộ nhớ là điều thường xuyên gặp phải.

Có thể hiểu nôm na rằng, bus RAM càng lớn thì tốc độ hệ thống càng được cải thiện, thời gian truyền tải dữ liệu với CPU được rút ngắn và ngược lại.

Thông thường, nếu không quan tâm lắm tới vấn đề chi phí thì người dùng nên chọn RAM có số bus tối đa mà mainboard hỗ trợ. Trong trường hợp muốn tự tính bus RAM phù hợp với CPU và bo mạch chủ theo kết quả gần đúng, chúng ta hãy sử dụng công thức sau: lấy bus CPU chia cho 2.
Ví dụ: chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: 800/2 = 400 MHz.

V-Cần thiết phải chọn loại ram cao cấp hay không ?

CPU ngày nay hỗ trợ rất tốt RAM chạy kênh đôi. Vì vậy, hiệu suất làm việc, thời gian trao đổi dữ liệu cũng như tốc độ của hệ thống được tăng lên một cách đáng kể. Nhưng liệu bạn đã biết chọn RAM thường hay loại cao cấp, đắt tiền mới là tốt?

Với đa số người dùng, RAM phổ thông sẽ là sự lựa chọn đơn giản mà tối ưu, hợp lý về mặt kinh tế. RAM thường hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu giải trí và làm việc. Ngược lại, đối với các tín đồ công nghệ hay giới game thủ thì RAM thường lại chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Thiết bị này cần được cung cấp một hệ thống tản nhiệt riêng bên cạnh hệ thống làm mát chung của máy tính nhằm tăng thêm tính ổn định khi hoạt động. Và khi đó, RAM cao cấp mới là sản phẩm được quan tâm.

Những thương hiệu RAM nổi tiếng trên thế giới có sản phẩm được bày bán tại thị trường Việt Nam là Kingston, Corsair, OCZ, Patriot…

VI- Hướng dẫn chi tiết
<strong><br>
youtube.com/watch?v=7N4XY8lzXQQ -


 

Thống kê

Chủ đề
102,076
Bài viết
469,626
Thành viên
340,358
Thành viên mới nhất
aelamgiaudduee
Top