Hướng dẫn trả lời phỏng vấn liên quan đến kinh nghiệm làm việc

huong-dan-tra-loi-phong-van-lien-quan-den-kinh-nghiem-lam-viec.jpg

Chúng tôi đã xem qua một số câu hỏi phỏng vấn và trả lời chúng. Bây giờ, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi có thể bạn đang mong đợi liên quan đến kinh nghiệm làm việc mà kiến thức của bạn.

Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?

Nhà phỏng vấn có thể tìm kiếm bất kì điểm không tốt nào trong câu trả lời của bạn. Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn không phải là một kẻ gây rối hoặc một người lẩn trốn. Bởi một số người cảm thấy khó để giải quyết tình huống này tại nơi làm việc và nghĩ rằng một công việc mới là câu trả lời.

Câu trả lời của bạn nên chứng minh rõ ràng bạn là người mạnh mẽ trong vị trí hiện tại và bây giờ bạn đang tìm kiếm một cơ hội mới. Nhấn mạnh đến những cơ hội và thách thức mà công việc mới mang lại cho bạn.

Mẹo hay: Tránh bất kì những ý kiến tiêu cực về công ty của bạn hoặc bất kì người làm việc cùng bạn. Điều này chỉ làm bạn giống như người không chuyên nghiệp.

Tại sao bạn nghĩ rằng bạn sẽ phù hợp với công ty của chúng tôi?

Nhà phỏng vấn muốn chắc chắn rằng bạn đã suy nghĩ về văn hóa, môi trường, mục tiêu kinh doanh mà công ty có. Họ muốn biết bạn có phải là người phù hợp không?

Hãy suy nghĩ về văn hóa và môi trường làm việc trong công việc hiện tại của bạn và xác định điểm khác biệt và tương đường quan trọng so với công ty mới. Hãy cho nhà phỏng vấn biết rằng sự khác biệt không là vấn đề đối với bạn.

Mẹo hay: Hãy suy nghĩ và chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận bạn thích nghi với ông chủ mới, đồng nghiệp và công việc mới như thế nào?

Hãy cho tôi biết về công việc hiện tại của bạn?

Nhà tuyển dụng muốn biết về công việc của bạn và nó có hỗ trợ gì cho công việc mới hay không? Bạn muốn thúc đẩy công việc hiện tại? Hay bạn muốn từ bỏ vì bạn không thích công việc đó?

Hãy chắc chắn những ví dụ bạn chia sẻ cần phải liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Có thể, những ví dụ nên tập trung vào việc giải quyết vấn đề, dịch vụ khách hàng và xây dựng kế hoạch.

Mẹo hay: Bạn hãy đưa ra những ví dụ mang tính tích cực và kết thúc bằng cách thể hiện những điểm thu hút bạn với công việc này.

Bạn không thích điều gì trong công việc của bạn?

Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn không phải là người than phiền quá nhiều. Bạn cần phải có một thái độ tích cực khi giải quyết những điều bạn không thích.

Họ sẽ lắng nghe liệu bạn có thể đối đầu với công việc khó khăn. Hãy bắt đầu bằng việc nhấn mạnh những mặt tích cực và đưa ra cách bạn làm việc với những gì bạn không thích. Điều bạn không thích ở đây có nhiều trường hợp như không có đủ nguồn lực, chứ không phải là xung đột với người khác.

Mẹo hay: Đừng đề cập đến vấn đề liên quan đến người khác và hãy chắc chắn bạn vượt qua chúng với một thái độ tích cực và lạc quan.

Tại sao bạn bỏ công việc cũ chỉ sau một năm?

Nhà tuyển dụng rất lo ngại về người hay thay đổi công việc. Điều này có thể không phản ánh tiêu cực về bạn nhưng nhà tuyển dụng cần được bạn thuyết phục.

Nếu bạn thay đổi công việc thường xuyên hơn mức bình thường, thì hãy nên sẵn sàng giải thích lí do vì sao bạn làm như vậy. Có thể công việc đó không phù hợp. Bạn được thăng chức nhưng sau đó bạn nhận ra công ty gặp khó khăn, và công việc của bạn có thể gặp nguy hiểm, vì thế bạn tìm kiếm cho mình một công việc mới.

Nguồn: totaljobs.com​
 

Thống kê

Chủ đề
101,843
Bài viết
469,196
Thành viên
340,252
Thành viên mới nhất
appgiatot
Top