Cuối cùng thì sau một thời gian dài chờ đợi, dòng vi xử lí Intel Core Inside thế hệ thứ 6 với tên mã Skylake mới được chính thức đổ bộ một cách hoàn toàn đến thị trường máy tính cùng với những thông tin chính thức sau khi được giới thiệu lần đầu tại Hội chợ Gamescom vào tháng 8 năm 2015. Mặc dù ban đầu, Intel chỉ đưa ra nguyên mẫu Core i7-6700K và i7-6600K để giới thiệu, nhưng điều đó không đồng nghĩa Intel Skylake chỉ có nhiêu đó, mà là một đại gia đình thật sự trải dài từ Core i3 đến Core i7 với tính năng khác nhau nhưng đều mang mục đích chung là để phục vụ người dùng PC.
Dù đến nay, đã hơn gần 5 tháng kể từ thời điểm mà Intel Core Skylake ra mắt, nhưng những bí mật xoay quanh nó mới được hé mở trong thời gian gần đây với nhiều điều bất ngờ mà không phải ai cũng có thể biết được.
Intel Core Skyake – Một hiệu năng vượt trội
Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như Intel mang đến cho Skylake một công nghệ sản xuất hoàn toàn mới và một hiệu năng vượt trội. Điều đầu tiên chúng ta có thể nhắc đến chính là công nghệ siêu phân luồng Hyper-Threading của họ khi mặc dù chỉ đưa ra những dòng vi xử lí chỉ với 2 hay nhiều nhất là 4 lõi vật lý bên trong, nhưng Intel lại mang đến khả năng xử lí với số tác vụ gấp đôi tại cùng một thời điểm trên những sản phẩm trong dòng Skylake của họ. Tuy nhiên thì công nghệ này không có sự áp dụng rộng rãi toàn bộ khi mà một số mã vi xử lí không tích hợp Hyper-Threading.
Bên cạnh đó, hiệu năng thực sự của Skylake không những chỉ đến từ công nghệ Hyper-Threading mà còn là sự hỗ trợ của nhiều yếu tố khác nhau về phần cứng. Chẳng hạn như thông qua các cổng giao tiếp với ngoại vi I/O trên chính bộ vi xử lí khi mà giờ đây, Skylake có thể tương tác tốt với chuẩn RAM DDR4 cho tốc độ đọc ghi dữ liệu cao hơn hẳn dựa trên tốc độ xung nhịp vượt trội nhưng vẫn đảm bảo khả năng tương thích ngược với chuẩn DDR3 khi mà chuẩn mới chưa thực sự rộng rãi. Bên cạnh đó còn phải kể đến chuẩn giao tiếp PCI Express 3.0.
Chưa hết, với việc nhúng bộ nhớ RAM (eDRAM) đã làm thay đổi cấu trúc bộ nhớ đệm truyền thống vốn đã gắn liền với phần cứng này trong thời gian dài trước đây khi cho tốc độ cao hơn, cũng như là phá vỡ giới hạn 8MB để giờ nâng lên một con số không tưởng với 64MB và thậm chí là 128MB để lưu trữ các thuật toán một cách nhanh chóng nhằm giảm số bước xử lí để mang đến một tốc độ phải nói là vượt trội với người tiền nhiệm ra mắt chỉ mới trong vòng 1 năm trước đó.
Với những dòng vi xử lí dành cho PC, khi mà công nghệ đang gần đạt mốc giới hạn, thì hiệu năng thật sự trên thực tế giữa Core i5-6500 so với Core i5-650 ra mắt từ những năm 2010, tức là cách biệt 5 năm không hề quá lớn như mọi người vẫn thường nghĩ khi chỉ nâng cấp hơn 60% trong khả năng xử lí thuật toán, cũng như gấp 4 lần trong việc xử lí hình ảnh ở độ phân giải 4K và 11 lần với đồ họa tích hợp. Con số này quá tệ chăng? Hoàn toàn không phải khi vốn mà i5-650 đời cũ đã cho một khả năng xử lí khá ấn tượng và việc tăng 60% cũng đủ giúp Core Skylake đạt một thế mạnh vượt trội. Điểm nhấn ở dòng vi xử lí mới này chính là ở đồ họa tích hợp khi giờ đây, nó có thể tự hào sánh ngang với các card đồ hạo rời ở phân khúc tầm trung của AMD lẫn NVIDIA để mang đến một chất lượng hình ảnh tạm đủ cho những nhu cầu giải trí ở mức độ có thể chấp nhận được.
Không những chỉ cải thiện hiệu năng đối với những dòng PC để bàn, mà đó còn là sự nâng cấp vượt trội trên những chiếc máy tính hướng đến sự di động cao như tablet hay laptop mà chúng ta vẫn sử dụng thường ngày. Theo như Intel cho biết, dòng Skylake phiên bản Mobile có thể đạt được khả năng xử lí các thuật toán chương trình do hệ điều hành yêu cầu cao hơn 2.5 lần, nhưng lại cho đồ họa tốt hơn lên đến 30 lần cùng với thời lượng pin sử dụng kéo dài gấp 3 trong cùng một điều kiện thử nghiệm tương đương giữa một thiết bị trang bị Core i5-6200U Skylake với Core i5-5200U Westmere.
Ngoài việc mang đến công nghệ đa luồng Hyper-Thread cùng với khả năng ép xung tự động trên Turbo Boost một cách hiệu quả, nhưng điều đó không đồng nghĩa là Intel loại bỏ hoàn toàn việc “overclock” truyền thống bằng tay từ những người dùng của mình, khi nó đã ăn sâu vào máu của những tay chơi công nghệ trong thời gian dài trước đây bằng việc ra mắt dòng vi xử lí Intel Core Skylake K, điển hình như i7-6700K khi cho phép nâng cấp một cách chóng mặt từ xung nhịp 4GHz lên 7GHz một cách dễ dàng, và còn đó những cái tên khác vô cùng ấn tượng.
Intel Core Skylake – Tự hào trong công nghệ đồ họa tích hợp
Cũng giống như khả năng xử lí thuật toán thông thường được mở rộng một cách mạnh mẽ, thì việc tương tác với đồ họa trên dòng Intel Core Skylake cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hiện nay, dòng HD Graphics 500 tích hợp trên Intel Core Skylake có sự phân hóa tùy thuộc vào dòng vi xử lí nó được mang vào, cụ thể: 510 dành cho dòng U-Series Pentium, 520 cho U-Series Core i3, i5, i7; 530 cho H-Series; và 540 cho U-Series Core i5 và i7 với hiệu năng cao hơn
Hiện nay, Intel HD Graphics 500 mang đến những tính năng mạnh mẽ vô cùng hấp dẫn với đại đa số người dùng, chẳng hạn như việc hỗ trợ gia tăng tỉ lệ khung hình mỗi giây thông qua MSAA, hay cung cấp bộ nhớ đệm lớn trong khả năng xử lí đồ họa thông qua GPU, cũng như đảm bảo việc tái tạo màu sắc ở mức cao nhất về độ chân thật so với thực tế. Mặc dù vậy thì hiệu năng của card đồ họa tích hợp trong dòng Intel HD Graphic 500 vẫn chưa thực sự hoàn hảo khi nó chỉ mới đáp ứng được nhu cầu phần nào ở mức cơ bản và chỉ cao hơn một chút do sự hạn chế về cấu tạo phần cứng bên trong, cũng như về năng lượng tiêu thụ có phần thấp hơn so với những card đồ họa khủng của AMD hay NVIDIA vốn là những cái tên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Dù vậy, ngoài ra thì dòng đồ họa tích hợp này vẫn ang đến nhiều điểm thú vị với những người dùng Windows 10 khi hỗ trợ Direct X12, OpenCL 2.0 lẫn Open CL 4.4, cũng như chuẩn HEVC/H.265 cho tốc độ cao hơn nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn bộ giải mã H.264 đã có phần lỗi thời.
Còn trong những sản phẩm cao cấp hơn, đồ họa tích hợp trên dòng vi xử lí Skylake hướng đến sự tập trung mạnh mẽ trong độ phân giải màn hình khi giờ đây, độ phân giải 4K không còn quá xa lạ và đang dần thay thế cho chuẩn Full HD không thích hợp cho những màn hình có kích thước lớn. Không những thế, những sản phẩm cao cấp cho việc hoạt động đồng thời cùng lúc đến 3 màn hình ở độ phân giải phải nói là lớn nhất ở thời điểm hiện tại này chứ không đơn thuần là chỉ một màn hình nữa. Nhiêu đó cũng đủ để chứng tỏ là hiệu năng thật sự trong mảng đồ họa của Skylake trở nên mạnh mẽ hơn thế nào
Intel Core Skylake – Cân bằng giữa hiệu năng và năng lượng tiêu thụ
Bất kể một dòng vi xử lí nào cũng vậy, năng lượng tiêu thụ cũng là một vấn đề nan giải khi nó không những chỉ phục vụ cho các hệ thống máy tính lớn, mà đó còn là khả năng tương thích hoàn toàn tốt với những thiết bị di động như tablet hay laptop, và điều đó được Intel thể hiện khá tốt với dòng vi xử lí Skylake của mình khi mang đến những sản phẩm trong dòng Y-Series với công suất cần thiết cho nó khoảng 4.5W bên cạnh Xeon với 91W. Tất cả điều này có được đều phải kể đến công sức trong việc phát triển công nghệ Speed Shift Technology của họ.
Không những chỉ mang đến cho người dùng một dòng vi xử lí với tốc độ hoạt động cao hơn đến 60% so với những người tiền nhiệm, mà đó còn là khả năng tiết kiệm năng lượng khi chỉ cần 60% so với con số cung cấp trước đây, Intel Core Skylake có thể hoạt động một cách bình thường. Chẳng hạn như với những chiếc laptop với Core m7-6Y75 với viên pin có công suất 38WHr nhưng có thể phát những video độ phân giải Full HD 1080p trong vòng 10 tiếng liên tục, điều mà trước đây chỉ có trong những giấc mơ.
Intel Core Skylake – Sinh ra dành cho Windows 10
Nghe điều này có vẻ bất hợp lí, nhưng có vẻ điều này hoàn toàn đúng khi chúng ta để ý đến những tính năng mà Intel mang đến cho dòng vi xử lí này của mình. Điểu đầu tiên, đó là khả năng hỗ trợ nhận diện giọng nói tích hợp trên phần cứng của mình để tương thích tốt với cô nàng trợ lí ảo Cortana trên nền tảng Windows 10. Hay bên cạnh đó là camera Intel RealSense mở ra một cánh cửa hoàn toàn thuận tiện đến với tính năng nhận diện và bảo mật Windows Hello vốn chỉ hoạt động trên những cụm camera có thiết kế tương tự.
Ngoài ra, Intel Core Skylake vẫn tương thích với các nền tảng Windows phiên bản cũ hơn cũng như những nền tảng khác như Mac OS X hay Linux, hay với các phần cứng trước đó để tiếp cận người dùng được tốt hơn cũng như gia tăng thị phần của nó, chứ không chỉ có sự hướng đến riêng Windows 10 khi nó vẫn còn rất nhiều những tính năng hấp dẫn khác bên trong.
Intel Core Skylake – Chưa thật sự phổ biến
Mặc dù được ra mắt tại sự kiện Gamescom từ tháng 8 năm ngoái, nhưng đến nay, chưa thực sự có nhiều những thiết bị mới ra mắt trên thị trường trang bị dòng vi xử lí đình đám này khi mà Intel mới thực sự phân phối nó đến tay những hãng OEM trong thời gian gần đây. Điều đó đồng nghĩa là giờ đây, chúng ta không có quá nhiều sự lựa chọn những thiết bị với Intel Core Skylake bên trong ngoại trừ những thiết bị chuyên dành cho việc chơi các trò chơi cao cấp. Và nếu bạn mong muốn sở hữu một chiếc PC hay là một chiếc laptop sở hữu thế hệ vi xử lí mạnh mẽ này, thì tốt nhất chúng ta nên đợi một thời gian nữa hoặc tìm đến những thiết bị Haswell hay Westemere với hiệu năng cũng không phải là thua kém quá nhiều.
Theo PCMagCuối cùng thì sau một thời gian dài chờ đợi, dòng vi xử lí Intel Core Inside thế hệ thứ 6 với tên mã Skylake mới được chính thức đổ bộ một cách hoàn toàn đến thị trường máy tính cùng với những thông tin chính thức sau khi được giới thiệu lần đầu tại Hội chợ Gamescom vào tháng 8 năm 2015. Mặc dù ban đầu, Intel chỉ đưa ra nguyên mẫu Core i7-6700K và i7-6600K để giới thiệu, nhưng điều đó không đồng nghĩa Intel Skylake chỉ có nhiêu đó, mà là một đại gia đình thật sự trải dài từ Core i3 đến Core i7 với tính năng khác nhau nhưng đều mang mục đích chung là để phục vụ người dùng PC.
Dù đến nay, đã hơn gần 5 tháng kể từ thời điểm mà Intel Core Skylake ra mắt, nhưng những bí mật xoay quanh nó mới được hé mở trong thời gian gần đây với nhiều điều bất ngờ mà không phải ai cũng có thể biết được.
Intel Core Skyake – Một hiệu năng vượt trội
Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như Intel mang đến cho Skylake một công nghệ sản xuất hoàn toàn mới và một hiệu năng vượt trội. Điều đầu tiên chúng ta có thể nhắc đến chính là công nghệ siêu phân luồng Hyper-Threading của họ khi mặc dù chỉ đưa ra những dòng vi xử lí chỉ với 2 hay nhiều nhất là 4 lõi vật lý bên trong, nhưng Intel lại mang đến khả năng xử lí với số tác vụ gấp đôi tại cùng một thời điểm trên những sản phẩm trong dòng Skylake của họ. Tuy nhiên thì công nghệ này không có sự áp dụng rộng rãi toàn bộ khi mà một số mã vi xử lí không tích hợp Hyper-Threading.
Bên cạnh đó, hiệu năng thực sự của Skylake không những chỉ đến từ công nghệ Hyper-Threading mà còn là sự hỗ trợ của nhiều yếu tố khác nhau về phần cứng. Chẳng hạn như thông qua các cổng giao tiếp với ngoại vi I/O trên chính bộ vi xử lí khi mà giờ đây, Skylake có thể tương tác tốt với chuẩn RAM DDR4 cho tốc độ đọc ghi dữ liệu cao hơn hẳn dựa trên tốc độ xung nhịp vượt trội nhưng vẫn đảm bảo khả năng tương thích ngược với chuẩn DDR3 khi mà chuẩn mới chưa thực sự rộng rãi. Bên cạnh đó còn phải kể đến chuẩn giao tiếp PCI Express 3.0.
Chưa hết, với việc nhúng bộ nhớ RAM (eDRAM) đã làm thay đổi cấu trúc bộ nhớ đệm truyền thống vốn đã gắn liền với phần cứng này trong thời gian dài trước đây khi cho tốc độ cao hơn, cũng như là phá vỡ giới hạn 8MB để giờ nâng lên một con số không tưởng với 64MB và thậm chí là 128MB để lưu trữ các thuật toán một cách nhanh chóng nhằm giảm số bước xử lí để mang đến một tốc độ phải nói là vượt trội với người tiền nhiệm ra mắt chỉ mới trong vòng 1 năm trước đó.
Với những dòng vi xử lí dành cho PC, khi mà công nghệ đang gần đạt mốc giới hạn, thì hiệu năng thật sự trên thực tế giữa Core i5-6500 so với Core i5-650 ra mắt từ những năm 2010, tức là cách biệt 5 năm không hề quá lớn như mọi người vẫn thường nghĩ khi chỉ nâng cấp hơn 60% trong khả năng xử lí thuật toán, cũng như gấp 4 lần trong việc xử lí hình ảnh ở độ phân giải 4K và 11 lần với đồ họa tích hợp. Con số này quá tệ chăng? Hoàn toàn không phải khi vốn mà i5-650 đời cũ đã cho một khả năng xử lí khá ấn tượng và việc tăng 60% cũng đủ giúp Core Skylake đạt một thế mạnh vượt trội. Điểm nhấn ở dòng vi xử lí mới này chính là ở đồ họa tích hợp khi giờ đây, nó có thể tự hào sánh ngang với các card đồ hạo rời ở phân khúc tầm trung của AMD lẫn NVIDIA để mang đến một chất lượng hình ảnh tạm đủ cho những nhu cầu giải trí ở mức độ có thể chấp nhận được.
Không những chỉ cải thiện hiệu năng đối với những dòng PC để bàn, mà đó còn là sự nâng cấp vượt trội trên những chiếc máy tính hướng đến sự di động cao như tablet hay laptop mà chúng ta vẫn sử dụng thường ngày. Theo như Intel cho biết, dòng Skylake phiên bản Mobile có thể đạt được khả năng xử lí các thuật toán chương trình do hệ điều hành yêu cầu cao hơn 2.5 lần, nhưng lại cho đồ họa tốt hơn lên đến 30 lần cùng với thời lượng pin sử dụng kéo dài gấp 3 trong cùng một điều kiện thử nghiệm tương đương giữa một thiết bị trang bị Core i5-6200U Skylake với Core i5-5200U Westmere.
Ngoài việc mang đến công nghệ đa luồng Hyper-Thread cùng với khả năng ép xung tự động trên Turbo Boost một cách hiệu quả, nhưng điều đó không đồng nghĩa là Intel loại bỏ hoàn toàn việc “overclock” truyền thống bằng tay từ những người dùng của mình, khi nó đã ăn sâu vào máu của những tay chơi công nghệ trong thời gian dài trước đây bằng việc ra mắt dòng vi xử lí Intel Core Skylake K, điển hình như i7-6700K khi cho phép nâng cấp một cách chóng mặt từ xung nhịp 4GHz lên 7GHz một cách dễ dàng, và còn đó những cái tên khác vô cùng ấn tượng.
Intel Core Skylake – Tự hào trong công nghệ đồ họa tích hợp
Cũng giống như khả năng xử lí thuật toán thông thường được mở rộng một cách mạnh mẽ, thì việc tương tác với đồ họa trên dòng Intel Core Skylake cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hiện nay, dòng HD Graphics 500 tích hợp trên Intel Core Skylake có sự phân hóa tùy thuộc vào dòng vi xử lí nó được mang vào, cụ thể: 510 dành cho dòng U-Series Pentium, 520 cho U-Series Core i3, i5, i7; 530 cho H-Series; và 540 cho U-Series Core i5 và i7 với hiệu năng cao hơn
Hiện nay, Intel HD Graphics 500 mang đến những tính năng mạnh mẽ vô cùng hấp dẫn với đại đa số người dùng, chẳng hạn như việc hỗ trợ gia tăng tỉ lệ khung hình mỗi giây thông qua MSAA, hay cung cấp bộ nhớ đệm lớn trong khả năng xử lí đồ họa thông qua GPU, cũng như đảm bảo việc tái tạo màu sắc ở mức cao nhất về độ chân thật so với thực tế. Mặc dù vậy thì hiệu năng của card đồ họa tích hợp trong dòng Intel HD Graphic 500 vẫn chưa thực sự hoàn hảo khi nó chỉ mới đáp ứng được nhu cầu phần nào ở mức cơ bản và chỉ cao hơn một chút do sự hạn chế về cấu tạo phần cứng bên trong, cũng như về năng lượng tiêu thụ có phần thấp hơn so với những card đồ họa khủng của AMD hay NVIDIA vốn là những cái tên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Dù vậy, ngoài ra thì dòng đồ họa tích hợp này vẫn ang đến nhiều điểm thú vị với những người dùng Windows 10 khi hỗ trợ Direct X12, OpenCL 2.0 lẫn Open CL 4.4, cũng như chuẩn HEVC/H.265 cho tốc độ cao hơn nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn bộ giải mã H.264 đã có phần lỗi thời.
Còn trong những sản phẩm cao cấp hơn, đồ họa tích hợp trên dòng vi xử lí Skylake hướng đến sự tập trung mạnh mẽ trong độ phân giải màn hình khi giờ đây, độ phân giải 4K không còn quá xa lạ và đang dần thay thế cho chuẩn Full HD không thích hợp cho những màn hình có kích thước lớn. Không những thế, những sản phẩm cao cấp cho việc hoạt động đồng thời cùng lúc đến 3 màn hình ở độ phân giải phải nói là lớn nhất ở thời điểm hiện tại này chứ không đơn thuần là chỉ một màn hình nữa. Nhiêu đó cũng đủ để chứng tỏ là hiệu năng thật sự trong mảng đồ họa của Skylake trở nên mạnh mẽ hơn thế nào
Intel Core Skylake – Cân bằng giữa hiệu năng và năng lượng tiêu thụ
Bất kể một dòng vi xử lí nào cũng vậy, năng lượng tiêu thụ cũng là một vấn đề nan giải khi nó không những chỉ phục vụ cho các hệ thống máy tính lớn, mà đó còn là khả năng tương thích hoàn toàn tốt với những thiết bị di động như tablet hay laptop, và điều đó được Intel thể hiện khá tốt với dòng vi xử lí Skylake của mình khi mang đến những sản phẩm trong dòng Y-Series với công suất cần thiết cho nó khoảng 4.5W bên cạnh Xeon với 91W. Tất cả điều này có được đều phải kể đến công sức trong việc phát triển công nghệ Speed Shift Technology của họ.
Không những chỉ mang đến cho người dùng một dòng vi xử lí với tốc độ hoạt động cao hơn đến 60% so với những người tiền nhiệm, mà đó còn là khả năng tiết kiệm năng lượng khi chỉ cần 60% so với con số cung cấp trước đây, Intel Core Skylake có thể hoạt động một cách bình thường. Chẳng hạn như với những chiếc laptop với Core m7-6Y75 với viên pin có công suất 38WHr nhưng có thể phát những video độ phân giải Full HD 1080p trong vòng 10 tiếng liên tục, điều mà trước đây chỉ có trong những giấc mơ.
Intel Core Skylake – Sinh ra dành cho Windows 10
Nghe điều này có vẻ bất hợp lí, nhưng có vẻ điều này hoàn toàn đúng khi chúng ta để ý đến những tính năng mà Intel mang đến cho dòng vi xử lí này của mình. Điểu đầu tiên, đó là khả năng hỗ trợ nhận diện giọng nói tích hợp trên phần cứng của mình để tương thích tốt với cô nàng trợ lí ảo Cortana trên nền tảng Windows 10. Hay bên cạnh đó là camera Intel RealSense mở ra một cánh cửa hoàn toàn thuận tiện đến với tính năng nhận diện và bảo mật Windows Hello vốn chỉ hoạt động trên những cụm camera có thiết kế tương tự.
Ngoài ra, Intel Core Skylake vẫn tương thích với các nền tảng Windows phiên bản cũ hơn cũng như những nền tảng khác như Mac OS X hay Linux, hay với các phần cứng trước đó để tiếp cận người dùng được tốt hơn cũng như gia tăng thị phần của nó, chứ không chỉ có sự hướng đến riêng Windows 10 khi nó vẫn còn rất nhiều những tính năng hấp dẫn khác bên trong.
Intel Core Skylake – Chưa thật sự phổ biến
Mặc dù được ra mắt tại sự kiện Gamescom từ tháng 8 năm ngoái, nhưng đến nay, chưa thực sự có nhiều những thiết bị mới ra mắt trên thị trường trang bị dòng vi xử lí đình đám này khi mà Intel mới thực sự phân phối nó đến tay những hãng OEM trong thời gian gần đây. Điều đó đồng nghĩa là giờ đây, chúng ta không có quá nhiều sự lựa chọn những thiết bị với Intel Core Skylake bên trong ngoại trừ những thiết bị chuyên dành cho việc chơi các trò chơi cao cấp. Và nếu bạn mong muốn sở hữu một chiếc PC hay là một chiếc laptop sở hữu thế hệ vi xử lí mạnh mẽ này, thì tốt nhất chúng ta nên đợi một thời gian nữa hoặc tìm đến những thiết bị Haswell hay Westemere với hiệu năng cũng không phải là thua kém quá nhiều.
Theo PCMag