KỂ LẠI NỘI DUNG CÂU CHUYỆN TRONG BÀI THƠ “LƯỢM”.
Nói đến nhà thơ Tố Hữu là nói đến một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Có lẽ, cũng cần phải nói thêm, ông còn là một người giác ngộ Cách mạng sớm và cũng là một người có lòng yêu nước thiết tha. Có phải vì thế mà những vần thơ ông viết ra mang tinh thần yêu nước nồng cháy và có tính chiến đấu cao? Bài thơ “Lượm” là một trong số những bài thơ như vậy. Những bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn kể lại nội dung câu chuyện bài thơ “Lượm”. Khi kể lại, chúng ta cần dựa trên nội dung của câu chuyện, không áp đặt, suy diễn nội dung bài thơ theo ý muốn chủ quan của bài thơ. Đông thời, cũng cần bộc bộ những cảm xúc, suy nghĩ của riêng người viết và từ ngữ dùng trong sáng, mạch lạc. Hoặc các bạn cũng có thể tham khảo để từ đó định hình cách kể riêng cho mình. Chúc các bạn thành công!
BÀI LÀM VĂN MẪU KỂ LẠI NỘI DUNG CÂU CHUYỆN TRONG BÀI THƠ “LƯỢM”
Ai đã từng đọc “Tuổi thơ dữ dội” của Phung Quán chắc hẳn đều biết những năm tháng chiến tranh lại Huế diễn ra như thế nào. Trong cuộc đời làm Cách mạng của tôi, có thể nói tôi đã đi đến nhiều vùng đất, gặp gỡ nhiều người, nhưng có lẽ, hình ảnh của chú bé liên lạc Lượm tôi đã gặp tại thành phố Huế thơ mộng đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Năm 1947, ở Huế bắt đầu diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Trên đường đi từ Hà Nội về Huế, tôi gặp Lượm. Đó là một chú bé có dáng người nhỏ bé nhưng vô cùng nhanh nhẹn. Đôi chân nhỏ bé nhưng có lẽ đôi chân ấy đã in dấu trên nhiều nẻo đường. Chú đeo một cái xắc xinh xinh ở bên hông. Cái đều chú thì nghênh nghênh. TRông chú càng hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời hơn khi chú có thêm chiếc ca lô đội lệch và miệng lại luôn huýt sáo như con chim chích nhảy trên đường vàng.
Những năm đất nước có chiến tranh, cả đất nước như mang chung một gương mặt, người người từ mọi miền quê đều xung phong bước vào tiền tuyến. Lượm là một trong số đó. Tranh thủ những phút nghỉ ngơi trên đương lớn, tôi vội chạy đến nói chuyện với cậu. Chú liền nhanh nhảu giới thiệu với tôi rằng:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Vừa nói, chú vừa cười mà hai mắt híp cả lại. Tôi vô cùng xúc động với lời nói hồn nhiên của chú bé. Còn nhỏ nhưng dường như Lượm dã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giai phóng dân tộc!
Chặng đường còn dài, tôi vội chia tay Lượm để lên đường tiếp tục công việc…
Nhưng trong hoàn cảnh chiến thắng, người ta khó có thể đoán định được tương lai. Mỗi chúng ta sống trong chiến tranh, sự sống dường như chỉ còn đếm từng giây, từng phút. Cái chết đó là điều hoàn toàn có thật và càng xảy đến nhanh hơn trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Boongc một ngày, tôi bàng hoàng nghe tin Lượm đã hi sinh. Nghe đồng đội tôi kể lại rằng, chú bé hi sinh trong một lần làm nhiệm vụ. Đạn của địch đã cướp đi sinh mạng của một người chiến sĩ nhỏ tuổi, anh dũng. Nhìn Lượm nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bong, lá thư đề “Thượng khẩn” vẫn còn ở đó, ai mà lại không thể kìm được những giọt nước mắt?
Tôi lại nhớ đến những ngày gặp chú bé:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Thì ra, lần đầu gặp gỡ, ai biết rằng đó cũng là lần cuối cùng. Mỗi chúng ta chỉ sống một lần trong cuộc đời và sự sống đó lại vô cùng hữu hạn, nhưng ta hoàn toàn có thể vượt qua sự hữu hạn về không gian, về thời gian bằng cách sống đẹp để in dấu trong trái tim muôn mọi người. Lượm đã chết nhưng hình ảnh hồn nhiên, vui tươ của em, hình ảnh của một chú bé đi giữa làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ luôn sống mãi trong trái tim chúng ta.
Hãy yên nghỉ nhé Lượm ơi! Nếu có kiếp xòn, mong cháu sẽ không sinh ra vào thời điểm đất nước có loạn ly, chiến tranh. Cháu nên được sống trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, cháu sẽ được đến trường, được sống một cuộc đời mới. Cảm ơn cháu vì tất cả! Đất mẹ sẽ luôn bao bọc, chở che cho cháu. Chiến tranh cướp đi của cháu nhiều thứ nhưng chúng ta- những con người mang trong mình lòng yêu Tổ quốc, yêu độc lập, tự do sẽ làm thay đổi chiến tranh!
Nói đến nhà thơ Tố Hữu là nói đến một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Có lẽ, cũng cần phải nói thêm, ông còn là một người giác ngộ Cách mạng sớm và cũng là một người có lòng yêu nước thiết tha. Có phải vì thế mà những vần thơ ông viết ra mang tinh thần yêu nước nồng cháy và có tính chiến đấu cao? Bài thơ “Lượm” là một trong số những bài thơ như vậy. Những bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn kể lại nội dung câu chuyện bài thơ “Lượm”. Khi kể lại, chúng ta cần dựa trên nội dung của câu chuyện, không áp đặt, suy diễn nội dung bài thơ theo ý muốn chủ quan của bài thơ. Đông thời, cũng cần bộc bộ những cảm xúc, suy nghĩ của riêng người viết và từ ngữ dùng trong sáng, mạch lạc. Hoặc các bạn cũng có thể tham khảo để từ đó định hình cách kể riêng cho mình. Chúc các bạn thành công!
BÀI LÀM VĂN MẪU KỂ LẠI NỘI DUNG CÂU CHUYỆN TRONG BÀI THƠ “LƯỢM”
Ai đã từng đọc “Tuổi thơ dữ dội” của Phung Quán chắc hẳn đều biết những năm tháng chiến tranh lại Huế diễn ra như thế nào. Trong cuộc đời làm Cách mạng của tôi, có thể nói tôi đã đi đến nhiều vùng đất, gặp gỡ nhiều người, nhưng có lẽ, hình ảnh của chú bé liên lạc Lượm tôi đã gặp tại thành phố Huế thơ mộng đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Năm 1947, ở Huế bắt đầu diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Trên đường đi từ Hà Nội về Huế, tôi gặp Lượm. Đó là một chú bé có dáng người nhỏ bé nhưng vô cùng nhanh nhẹn. Đôi chân nhỏ bé nhưng có lẽ đôi chân ấy đã in dấu trên nhiều nẻo đường. Chú đeo một cái xắc xinh xinh ở bên hông. Cái đều chú thì nghênh nghênh. TRông chú càng hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời hơn khi chú có thêm chiếc ca lô đội lệch và miệng lại luôn huýt sáo như con chim chích nhảy trên đường vàng.
Những năm đất nước có chiến tranh, cả đất nước như mang chung một gương mặt, người người từ mọi miền quê đều xung phong bước vào tiền tuyến. Lượm là một trong số đó. Tranh thủ những phút nghỉ ngơi trên đương lớn, tôi vội chạy đến nói chuyện với cậu. Chú liền nhanh nhảu giới thiệu với tôi rằng:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Vừa nói, chú vừa cười mà hai mắt híp cả lại. Tôi vô cùng xúc động với lời nói hồn nhiên của chú bé. Còn nhỏ nhưng dường như Lượm dã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giai phóng dân tộc!
Chặng đường còn dài, tôi vội chia tay Lượm để lên đường tiếp tục công việc…
Nhưng trong hoàn cảnh chiến thắng, người ta khó có thể đoán định được tương lai. Mỗi chúng ta sống trong chiến tranh, sự sống dường như chỉ còn đếm từng giây, từng phút. Cái chết đó là điều hoàn toàn có thật và càng xảy đến nhanh hơn trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Boongc một ngày, tôi bàng hoàng nghe tin Lượm đã hi sinh. Nghe đồng đội tôi kể lại rằng, chú bé hi sinh trong một lần làm nhiệm vụ. Đạn của địch đã cướp đi sinh mạng của một người chiến sĩ nhỏ tuổi, anh dũng. Nhìn Lượm nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bong, lá thư đề “Thượng khẩn” vẫn còn ở đó, ai mà lại không thể kìm được những giọt nước mắt?
Tôi lại nhớ đến những ngày gặp chú bé:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Thì ra, lần đầu gặp gỡ, ai biết rằng đó cũng là lần cuối cùng. Mỗi chúng ta chỉ sống một lần trong cuộc đời và sự sống đó lại vô cùng hữu hạn, nhưng ta hoàn toàn có thể vượt qua sự hữu hạn về không gian, về thời gian bằng cách sống đẹp để in dấu trong trái tim muôn mọi người. Lượm đã chết nhưng hình ảnh hồn nhiên, vui tươ của em, hình ảnh của một chú bé đi giữa làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ luôn sống mãi trong trái tim chúng ta.
Hãy yên nghỉ nhé Lượm ơi! Nếu có kiếp xòn, mong cháu sẽ không sinh ra vào thời điểm đất nước có loạn ly, chiến tranh. Cháu nên được sống trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, cháu sẽ được đến trường, được sống một cuộc đời mới. Cảm ơn cháu vì tất cả! Đất mẹ sẽ luôn bao bọc, chở che cho cháu. Chiến tranh cướp đi của cháu nhiều thứ nhưng chúng ta- những con người mang trong mình lòng yêu Tổ quốc, yêu độc lập, tự do sẽ làm thay đổi chiến tranh!
- Chủ đề
- bài thơ lượm