Hướng dẫn viết bài:
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ngoài ca dao, dân ca hay những câu chuyện cổ tích đặc sắc thì không thể không kể đến những câu chuyện truyền thuyết giàu tính lịch sử, xã hội, vô cùng có ý nghĩa. Trong đó, không thể không kể đến truyền thuyết “Thánh Gióng”. Đây là một truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ và rất nhiều bài học sâu sắc được rút ra từ đây. Nó rất gần gũi và thân thuộc với tất cả mọi người ở mọi tầng lớp, mọi thế hệ, vì vậy việc lại câu chuyện này bằng lời văn của mình không phải là quá khó khăn. Tuy nhiên, để viết được một bài văn kể lại nội dung ngắn gọn nội dung hay nhưng vẫn đủ ý thì không phải ai cũng làm được. Sau đây là một số bài văn mẫu tham khảo giúp các bạn có cách nhìn và cách viết khác. Chúc các bạn học tốt !
BÀI VĂN MẪU KỂ LẠI TRUYỆN “THÁNH GIÓNG” BẰNG LỜI VĂN CỦA EM
Ở một làng nọ, có một gia đình gồm hai vợ chồng tuy tuổi đã cao nhưng mãi không có mụn con nào. Một hôm, bà vợ ra vườn thì thấy một dấu chân to không giống là của người bình thường nên bà đã ướm thử chân của mình vào đó. Kỳ lạ thay, sau lần đó bà mang thai. Sau chín tháng mười ngày, bà đẻ ra một bé trai hồng hào.
Nhưng cậu bé này lên ba mà vẫn chưa biết nói nửa lời. Bà mẹ lo lắng lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Năm ấy, giặc Ân đang lâm le bờ cõi nước ta, tình trạng dân tộc đang rơi vào tình trạng nguy hiểm, bị giặc ngoài xâm lăng. Nhà vua cho sứ giả đi khắp các vùng trong cả nước để kêu gọi và tìm kiếm người hùng, anh tài ra giúp nước. Một hôm, sứ giả đi ngang qua nhà cậu bé kia thì sau khi nghe giọng của sứ giả lan truyền tin chiêu mộ anh tài thì bỗng nhiên cậu bé bật nói được:
- Mẹ hãy ra gọi sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.
Bà mẹ ngạc nhiên, sửng sốt vô cùng nhưng cũng nghe lời con ra mời sứ giả vào. Khi sứ giả vào thấy cậu bé nói có thể đi đánh giặc cứu nước thì thảng thốt vô cùng, ban đầu không tin nhưng cuối cùng cũng phải tin lời. Cậu bé nói:
- Hãy về tâu với vua làm cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một thanh gươm sắt, ta sẽ đi dẹp loạn lũ giặc cướp nước kia.
Nghe thế, sứ giả mừng lắm, ngay lập tức trở về cung bẩm báo cho vua biết. Từ hôm gặp sứ giả, cậu bé thay đổi nhiều lắm. Cậu ăn rất khoẻ. Nhân dân trong vùng góp gạo để nuôi cậu. Cậu bé lớn nhanh như thổi. Và ngày hẹn cũng đã tới. Vua cùng quân lính mang tới cho cậu đầy đủ những thứ mà cậu đã yêu cầu. Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, cầm gươm và bước lên ngựa. Con ngựa sắt bay lên trời về phi nước đại tới chỗ quân giặc đang hoành hành. Tới nơi, Thánh Gióng tấn công vào lũ giặc Ân, cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Không may, đang trong trận chiến thì gươm của Thánh Gióng bị gãy, chàng bèn nhổ một bụi tre ngà bên đường mà tấn công túi bụi mà lũ giặc. Không lâu sau, bóng lũ giặc cướp nước sạch bóng quân thù. Sau đó thì Thánh Gióng cùng ngựa bày về trời. Hiện nay, vẫn còn nhiều nơi thờ Thánh Gióng – Một trong Tứ Bất tử của Việt Nam.
-Whalien52 - vfo.vn-
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ngoài ca dao, dân ca hay những câu chuyện cổ tích đặc sắc thì không thể không kể đến những câu chuyện truyền thuyết giàu tính lịch sử, xã hội, vô cùng có ý nghĩa. Trong đó, không thể không kể đến truyền thuyết “Thánh Gióng”. Đây là một truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ và rất nhiều bài học sâu sắc được rút ra từ đây. Nó rất gần gũi và thân thuộc với tất cả mọi người ở mọi tầng lớp, mọi thế hệ, vì vậy việc lại câu chuyện này bằng lời văn của mình không phải là quá khó khăn. Tuy nhiên, để viết được một bài văn kể lại nội dung ngắn gọn nội dung hay nhưng vẫn đủ ý thì không phải ai cũng làm được. Sau đây là một số bài văn mẫu tham khảo giúp các bạn có cách nhìn và cách viết khác. Chúc các bạn học tốt !
BÀI VĂN MẪU KỂ LẠI TRUYỆN “THÁNH GIÓNG” BẰNG LỜI VĂN CỦA EM
Ở một làng nọ, có một gia đình gồm hai vợ chồng tuy tuổi đã cao nhưng mãi không có mụn con nào. Một hôm, bà vợ ra vườn thì thấy một dấu chân to không giống là của người bình thường nên bà đã ướm thử chân của mình vào đó. Kỳ lạ thay, sau lần đó bà mang thai. Sau chín tháng mười ngày, bà đẻ ra một bé trai hồng hào.
Nhưng cậu bé này lên ba mà vẫn chưa biết nói nửa lời. Bà mẹ lo lắng lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Năm ấy, giặc Ân đang lâm le bờ cõi nước ta, tình trạng dân tộc đang rơi vào tình trạng nguy hiểm, bị giặc ngoài xâm lăng. Nhà vua cho sứ giả đi khắp các vùng trong cả nước để kêu gọi và tìm kiếm người hùng, anh tài ra giúp nước. Một hôm, sứ giả đi ngang qua nhà cậu bé kia thì sau khi nghe giọng của sứ giả lan truyền tin chiêu mộ anh tài thì bỗng nhiên cậu bé bật nói được:
- Mẹ hãy ra gọi sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.
Bà mẹ ngạc nhiên, sửng sốt vô cùng nhưng cũng nghe lời con ra mời sứ giả vào. Khi sứ giả vào thấy cậu bé nói có thể đi đánh giặc cứu nước thì thảng thốt vô cùng, ban đầu không tin nhưng cuối cùng cũng phải tin lời. Cậu bé nói:
- Hãy về tâu với vua làm cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một thanh gươm sắt, ta sẽ đi dẹp loạn lũ giặc cướp nước kia.
Nghe thế, sứ giả mừng lắm, ngay lập tức trở về cung bẩm báo cho vua biết. Từ hôm gặp sứ giả, cậu bé thay đổi nhiều lắm. Cậu ăn rất khoẻ. Nhân dân trong vùng góp gạo để nuôi cậu. Cậu bé lớn nhanh như thổi. Và ngày hẹn cũng đã tới. Vua cùng quân lính mang tới cho cậu đầy đủ những thứ mà cậu đã yêu cầu. Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, cầm gươm và bước lên ngựa. Con ngựa sắt bay lên trời về phi nước đại tới chỗ quân giặc đang hoành hành. Tới nơi, Thánh Gióng tấn công vào lũ giặc Ân, cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Không may, đang trong trận chiến thì gươm của Thánh Gióng bị gãy, chàng bèn nhổ một bụi tre ngà bên đường mà tấn công túi bụi mà lũ giặc. Không lâu sau, bóng lũ giặc cướp nước sạch bóng quân thù. Sau đó thì Thánh Gióng cùng ngựa bày về trời. Hiện nay, vẫn còn nhiều nơi thờ Thánh Gióng – Một trong Tứ Bất tử của Việt Nam.
-Whalien52 - vfo.vn-
- Chủ đề
- kể lại thánh gióng